Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ

Theo dõi VGT trên

Áp lực học hành không chỉ là thách thức của riêng nền giáo dục Việt Nam, ngay cả trong những nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, ngày càng nhiều học sinh, sinh viên đang phải đối mặt với áp lực, căng thẳng gia tăng và sự quá tải kỳ vọng.

Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ - Hình 1

Ngày càng nhiều sinh viên Mỹ cần hỗ trợ tâm lý.

Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ - Hình 2

Học sinh Anh đối mặt với trầm cảm bởi áp lực học tập.

Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ - Hình 3

Nền giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến học sinh bớt căng thẳng hơn.

Áp lực học hành nặng nề hơn sau đại dịch

Một nghiên cứu gần đây của Trường Y khoa Rutgers New Jersey (Mỹ) đã chỉ ra áp lực học tập ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên đại học, đặc biệt là nhóm sinh viên nữ, nhóm sinh viên LGBT và nhóm sinh viên năm 2 đại học. Áp lực này thậm chí trở nền trầm trọng hơn sau đại dịch COVID-19, khiến ngày càng nhiều sinh viên đối mặt với nguy cơ bệnh trầm cảm hoặc hội chứng lo âu xã hội.

Giáo sư thần kinh học Xue Ming, tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Căng thẳng học tập và lo lắng liên quan đến đại dịch ảnh hưởng đến các nhóm sinh viên đại học theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, có những nhóm sinh viên bị ảnh hưởng nhiều hơn và cần đến sự hỗ trợ tâm lý để cải thiện sức khỏe tâm thần của họ”.

Đáng nói, theo khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ ( APA), có tới 87% sinh viên đại học tại Mỹ coi giáo dục là nguồn căng thẳng chính trong cuộc sống của họ. Cụ thể, đó là những kỳ vọng, yêu cầu trong quá trình học tập, quản lý thời gian, sự cạnh tranh tại trường lớp, lo lắng về tài chính, áp lực gia đình và nỗi lo âu khó thích nghi với môi trường mới. Dù vẫn còn ít nhưng đã có một số nghiên cứu tâm lý học, bao gồm cả nghiên cứu nói trên của Giáo sư Xue Ming đã chỉ ra những nguồn căng thẳng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần của sinh viên như thế nào.

Theo đó, các nhà nghiên cứu khuyến nghị các trường cao đẳng, đại học xây dựng và triển khai các chiến lược ứng phó và quản lý căng thẳng cho từng nhóm sinh viên khác nhau nhằm cung cấp sự hỗ trợ kịp thời, cần thiết, tăng khả năng phục hồi cho sinh viên, cải thiện chất lượng học hành. Một trong những giải pháp để nâng cao nhận thức và định hướng sức khỏe tâm thần, các trường đại học có thể thực hiện các bài đánh giá sức khỏe tâm thần trong các lớp học và dạy sinh viên cách tự theo dõi tình trạng căng thẳng và tinh thần của mình để kịp thời tìm đến sự hỗ trợ khi cần.

Những vấn đề tương tự cũng được đặt ra trong nền giáo dục tại Anh về áp lực học tập gia tăng, theo tờ Guardian (Anh). Theo một nghiên cứu gần đây của một nhóm các chuyên gia giáo dục và y tế được công bố trên tạp chí khoa học của Hiệp hội Y học Hoàng gia Anh, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở người dưới 18 tuổi đã tăng gấp rưỡi trong ba năm qua, áp lực học tập được xem là một trong những áp lực chính gây ra hiện tượng này. Điều đáng nói là trong khi sức khỏe tâm thần của nhiều trẻ em và thanh, thiếu niên ở Anh đang ngày càng tồi tệ hơn, các dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho họ vẫn còn rất hạn chế. Chỉ 1/4 trong số 500.000 trẻ em và thanh thiếu niên được giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên của Anh và nhận được sự giúp đỡ kéo dài, trong đó cũng có nhiều học sinh bị từ chối chăm sóc bởi các triệu chứng “chưa đủ trầm trọng”.

Theo các cuộc khảo sát tâm lý, phần lớn học sinh khi gặp các vấn đề học tập, họ thường tìm kiếm sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ các giáo viên đầu tiên thường xuyên hơn là tìm đến gia đình. Cùng với các bác sĩ tâm lý và nhân viên xã hội, giáo viên cũng được coi là một phần của hệ thống hỗ trợ tâm lý học đường. Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên ở trường học tại Anh hiện không được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để giúp học sinh ứng phó và vượt qua những áp lực tâm lý, trong đó phổ biến nhất là áp lực học tập.

Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ - Hình 2

Video đang HOT

Học sinh Anh đối mặt với trầm cảm bởi áp lực học tập.

Theo một báo cáo của Chính phủ Anh năm 2016, chỉ có 40% giáo viên cấp 1 cảm thấy đã được trang bị để hỗ trợ trẻ em khi có vấn đề về tâm thần và cũng chỉ có 32% giáo viên cấp 1 biết tổ chức nào bên ngoài trường học có thể hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

TS. Mary Bousted, Tổng Thư ký của Tổ chức Công đoàn giáo dục quốc gia đã nhấn mạnh đây là một vấn đề của nền giáo dục Anh khi rất nhiều trẻ em, thanh niên không được hỗ trợ vượt qua các áp lực học đường và cuộc sống, vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nay. Trong khi đó, các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh đang ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn qua các năm.

Đối mặt với áp lực học đường

Nhà tâm lý học Kat McGrady tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho hay, sau những năm đại dịch, áp lực học đường đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, việc giải quyết các áp lực học hành thường tập trung vào các giải pháp sắp xếp thời gian, lập kế hoạch thì nay, những vấn đề mới sau đại dịch là học sinh, sinh viên phải học cách ứng phó với sự vắng mặt của các thành viên (đơn cử: thiếu giáo viên), khoảng cách trong trường học, nỗi lo lắng khi hòa nhập trở lại với xã hội, sự mất kết nối với các kỹ năng xã hội – tình cảm, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tâm lý ngày càng trầm trọng của rất nhiều trẻ em.

Bên cạnh đó, còn có những căng thẳng xã hội khác có thể làm gia tăng lên áp lực học tập như chi phí gia tăng, các giao thức an toàn trong trường học trước những mối nguy hiểm từ xã hội,… Sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội có thể thúc đẩy sự so sánh không đồng đều giữa các đồng nghiệp, bạn bè cùng lớp, cùng trường, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tâm thần.

Theo bà McGrady, việc công nhận và nhận thức được mức độ căng thẳng của trẻ em sẽ góp phần giúp xác định kế hoạch để giảm bớt áp lực học đường, ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em.

Mặt khác, theo các chuyên gia, sự phối hợp, tham gia của các bên như: Gia đình, xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết. Đây là hành động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như dạy cho họ cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa…

Đơn cử, tại Phần Lan – quốc gia có hệ thống giáo dục đứng top đầu của châu Âu trong suốt nhiều năm qua, luôn nổi tiếng với mô hình giáo dục không áp lực. Người dân Phần Lan dù công nhận trường học sẽ là nơi giúp trẻ em thành công trong học tập, nhưng họ cũng cho rằng những năm đầu đời của trẻ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy quá trình học tập tốt từ giai đoạn sớm hơn.

Áp lực học hành tại các nước Âu Mỹ - Hình 3

Nền giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến học sinh bớt căng thẳng hơn.

Những yếu tố khiến phụ huynh lo lắng nhất như: con cái có được vào “trường tốt” không, có nằm trong top đầu hay đạt được điểm SATS cao hay không, hầu như không có ở Phần Lan. Sự khác biệt về kết quả giáo dục giữa các trường tại các khu vực là tương đối nhỏ, vì thế phụ huynh hiếm khi gửi con cái đi học ở những trường nằm xa nhà. Với phương pháp tiếp cận chú trọng chất lượng hơn số lượng, học sinh tại Phần Lan có giờ học ngắn hơn và bài tập về nhà cũng ít hơn. Việc dạy thêm và học thêm rất ít khi xảy ra. Chính vì thế, trẻ em Phần Lan nhìn chung hạnh phúc và ít căng thẳng hơn so với các trẻ em ở những quốc gia khác.

Hơn nữa, nền giáo dục Phần Lan trao quyền nhiều hơn cho giáo viên và học sinh để thiết kế việc học và dạy. Giáo viên được trả lương cao, được đào tạo bài bản, sau khi hoàn thành khóa đào tạo chuyên viên trong 5 năm. Có rất ít giáo viên và học sinh trong các trường học ở Phần Lan và học sinh thường gắn bó cùng một giáo viên trong thời gian tối đa 6 năm. Với thời gian gắn bó lâu như vậy, một giáo viên có thể xác định được nhu cầu riêng của mỗi học sinh và lập thời khóa biểu cũng như quan tâm giúp các em đạt được mục tiêu. Điều này giúp giáo viên có thể đảm nhận vai trò của một người cố vấn, thậm chí là một thành viên trong gia đình, giúp xây dựng sự tin tưởng, gắn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa cả hai phía.

Lùi thời gian vào học, áp lực học tập có giảm?

Những ngày qua, câu chuyện có nên lùi thời gian vào học, để học sinh bớt căng thẳng được bàn luận không dứt.

Hiện TP HCM đã lùi thời gian vào học thêm 15 phút. Tuy nhiên, giảm thời gian vào lớp, có giảm được áp lực học hành hay không lại là câu chuyện khác...

Lùi thời gian vào học, áp lực học tập có giảm? - Hình 1

Lùi thời gian vào học, áp lực học tập có giảm? (Ảnh minh họa)

Căng thẳng do phụ huynh chọn trường?

Tại các nhà trường, thường khoảng tháng đầu tiên sau khai giảng, rải rác vẫn có học sinh đi học muộn hoặc có trạng thái uể oải khi vào tiết 1. Tình trạng này tập trung nhiều ở học sinh khối lớp 6 và Tiểu học nếu các em học ca sáng. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này gần như tất cả học sinh đều bắt nhịp được và không còn tình trạng trễ học.

Theo chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên, do cách thiết kế năm học của ngành giáo dục Việt Nam gồm 9 tháng, hay 35 tuần, hay 175 ngày học. Con số này có thể ít hơn các trường phương Tây là 10 tháng, hay 40-42 tuần, hay 180-200 ngày học. Bằng cách tăng số ngày học trong năm lên 20 ngày, chúng ta có thể rút ngắn ngày học xuống khoảng một giờ mà không ảnh hưởng tới tổng số giờ học trong năm.

"Bên cạnh đó còn do giờ hoạt động của trường học được thiết kế theo giờ cha mẹ đi làm: Cách thiết kế này có ưu điểm hỗ trợ cho đại đa số cha mẹ tiện sắp xếp việc đưa đón con. Nhưng nhược điểm lại là trẻ phải đến trường trước cả giờ cha mẹ bắt đầu làm việc. Do đó các đô thị rất cần phát triển hệ thống xe bus miễn phí/ưu đãi phí dành cho học sinh. Hiện rất nhiều xe bus vắng khách, nhưng lại không có xe bus "công lập" dành cho học sinh tới trường", ông Nguyên bày tỏ.

Tuy nhiên, nhìn nhận chương trình phổ thông 2018 của Việt Nam hiện quy định số tiết học trung bình của học sinh tiểu học là 25-30 tiết/tuần (mỗi tiết 35 phút), với trung học là 30 tiết/tuần (mỗi tiết 45 phút). Nếu áp dụng mức trung bình này, thì thời gian thực học của học sinh tiểu học là 3-4 giờ/ngày, học sinh trung học là 4,5 giờ/ngày. Con số đó không hề cao. Nhưng ngày học của học sinh kéo dài như hiện nay vì lý do gì?

Như vậy, việc các trường học kéo dài ngày học của học sinh cho các hoạt động khác, bao gồm cả việc học thêm. Nếu thời gian kéo dài thêm ở trường, học sinh được hưởng một giờ mỗi ngày cho vận động, thể dục, thể thao và một giờ nữa cho các câu lạc bộ nghệ thuật, ngoại khóa, giải trí khác thì quá tốt. Nhưng nếu việc kéo dài ngày của trẻ chỉ để dạy thêm trong trường là điều hoàn toàn không tốt.

Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên cho rằng, đối với giờ học của con trẻ, lựa chọn nằm trong tay chúng ta. Chúng ta muốn một thế hệ thanh niên mụ mị vì học nhiều, chơi ít, hay muốn một thế hệ học sinh năng động, khỏe mạnh, sáng tạo, làm việc hiệu quả và cạnh tranh tốt. Học nhiều giờ mỗi ngày không hoàn toàn đồng nghĩa với chăm học và càng không đồng nghĩa với học tập hiệu quả. Do đó, việc thiết kế ngày học cho học sinh phải bắt đầu từ lợi ích của chính học sinh.

Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Mạnh Hà cho rằng, lời giải có thể nằm ngay ở việc lựa chọn trường học cho con em các phụ huynh. Lâu nay, phân tuyến cấp THCS trở xuống nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu, như cân đối học sinh trong mỗi lớp, mỗi trường không vượt quá mức và quan trọng nữa sẽ đảm bảo khoảng cách di chuyển đến trường của các em không quá xa.

Tuy nhiên, thực tế, số học sinh trái tuyến đã và đang chiếm lực lượng không nhỏ do lựa chọn trường của cha mẹ, lựa chọn có thể bởi trường tốt hay trường gần nơi làm việc của phụ huynh. Điều đó dẫn đến trẻ mất rất nhiều thời gian di chuyển, cũng đồng nghĩa việc phải dậy sớm hơn, giấc ngủ bị thiếu thốn.

Một phụ huynh chia sẻ, khi con đầu của chị đang học tiểu học, do phải chuyển nơi ở sang quận khác nên quãng đường từ nhà đến trường là xa. Vì vậy, dù giờ vào học của con là 7 giờ 30 phút nhưng phải thức dậy từ 6 giờ sáng để con kịp đến trường, mẹ còn đi làm. Giờ vào học của con muộn nhưng nhà xa trường, ngược với nơi làm của mẹ nên đành phải chấp nhận đi học sớm.

Do đó, khi chọn trường, phụ huynh cũng nên cân nhắc thêm về thời gian di chuyển trên đường cũng như tuyến đường đi làm của bố mẹ. Bởi trẻ mất đến 5 năm học tiểu học, 4 năm học THCS, nếu ngày nào cũng phải di chuyển xa, thường xuyên phải dậy sớm rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Lùi thời gian vào học, chỉ là giải quyết phần ngọn?

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục. Thầy giáo tiếng Anh Jesse Peterson chia sẻ, lúc mới sang Việt Nam, thầy làm quản lý một trung tâm tiếng Anh dành cho người Hàn Quốc. Học sinh Hàn Quốc học suốt ngày, rồi tiếp tục đi học tại các trung tâm tiếng Anh, toán học, văn học... rồi về làm bài tập. Tụi nhỏ chỉ ngủ từ bốn đến sáu tiếng mỗi ngày.

"Tại sao cha mẹ Hàn Quốc muốn điều tốt nhất cho con cái mình, sẵn sàng chi trả mọi giá để con được hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất mà lại không cho tụi nhỏ ngủ đủ thời gian? Tôi thấy điều này không tốt chút nào. Hồi nhỏ ở Canada, tôi vào học lúc 9 giờ sáng và tan trường lúc 3 giờ rưỡi chiều, rồi có thể làm bài tập về nhà", theo thầy Jesse Peterson.

Và trong khi nối bước Hàn Quốc trở thành "con rồng châu Á" mới, xã hội Việt Nam cũng lại đang tạo ra tình trạng này. Năm 2016, một bác sĩ nhi khoa khẳng định 40% trẻ em Việt Nam đang thiếu ngủ do học quá nhiều. Nghiên cứu của các em học sinh phổ thông đầu năm nay còn đáng sợ hơn: cứ 5 em học sinh thì có 4 em khó tập trung trên lớp vì thiếu ngủ.

Theo hầu hết các nghiên cứu uy tín đã từng được thực hiện, mỗi ngày con người phải ngủ ít nhất là tám tiếng để não có đủ thời gian "ôn" lại những gì đã học hôm trước. Thế nhưng, thầy Jesse Peterson nhận thấy, ở nhiều gia đình, việc bọn trẻ đi ngủ muộn vẫn đang được khuyến khích như một chìa khóa cho sự thành đạt.

Tuy nhiên, trên thực tế, thầy Vũ Khắc Ngọc cho biết, "ở Việt Nam, tôi có rất nhiều học trò thường xuyên thức khuya tới 1-2 giờ sáng. Lý do thì có rất nhiều, nhưng không phải lúc nào cũng là học. Số trẻ say sưa với việc học đến mức "thức khuya dậy sớm" là rất ít. Thường thì bọn trẻ sẽ chỉ thức khuya để học trước mỗi kỳ thi. Còn những ngày khác trong năm chúng có thể thức khuya vì mải chơi game trên điện thoại hoặc máy tính, thức khuya vì mải cày 1 bộ phim truyền hình Hàn Quốc dài tập nào đó, thức khuya vì mải chat buôn chuyện, "nấu cháo" ở facebook/điện thoại với bạn...Vấn đề của bọn trẻ có lẽ nằm ở tính kỷ luật và khả năng sắp xếp, quản lý thời gian".

Theo TS Nguyễn Hằng Phương, Giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng thì trẻ em với khả năng thích ứng cao, trẻ con ở đâu cũng nhanh chóng hòa nhập và điều mà các trẻ mong đợi nhất là được sống trong tình thương yêu của cha mẹ, sự quan tâm của thầy cô. Chỉ từng đấy thôi đủ giúp các em đáp ứng được nhiều yêu cầu trong cuộc sống và học tập.

Bất kỳ một thay đổi nào đều tác động trước nhất đến người lớn chứ chưa phải là trẻ nhỏ. Và thường khi người lớn bị ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng trẻ con cũng liên đới theo. Vì vậy, đôi khi áp lực chuyển giờ học hoặc giữ nguyên giờ học lại xuất phát từ mong muốn của người lớn nhiều hơn là nghĩ cho trẻ. Việc thay đổi hay giữ nguyên giờ học, phải căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện tổ chức dạy học của từng trường, địa phương.

Với những trường tổ chức dạy - học 2 buổi/ngày, việc điều chỉnh giờ vào học muộn hơn sẽ không có xáo trộn nhiều. Nhưng nếu chỉ có thể dạy - học 1 buổi/ngày thì vào học muộn hơn cũng đồng nghĩa với giờ ra về muộn hơn. Sự mệt mỏi của học sinh lúc đấy chuyển từ thời điểm này sang thời điểm khác trong ngày mà thôi.

TS Hằng Phương cho rằng, người lớn có nhiều mục tiêu để hướng tới, từ con cái, gia đình cho tới công việc và luôn nỗ lực làm sao để đáp ứng tất cả mong cầu đó nên vô tình làm cho mình trở nên căng thẳng hơn. Sự căng thẳng của cha mẹ vô hình trung tác động đến tâm lý của trẻ. Trong trường hợp bất khả kháng, phụ huynh nên chấp nhận với một tâm trạng vui vẻ, thoải mái để thích ứng thì năng lượng tích cực đó sẽ tạo nên sự hứng thú cho bản thân và con cái khi khởi động một ngày mới.

Như vậy, lùi thời gian học không hoàn toàn là câu chuyện giảm căng thẳng, áp lực cho học sinh. Mà vấn đề cốt lõi ở chương trình học, lịch học của một học sinh từ Tiểu học đã luôn kín mít từ sáng tới khuya, bởi học ở trường, ở các lớp, trung tâm học thêm cho một mục tiêu trường điểm, trường chuyên lớp chọn và kỳ thi vào ĐH hoặc du học phía trước...

Các địa phương có thể điều chỉnh giờ học phù hợp

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, tất cả mọi người đều thấy một việc tưởng chừng là nhỏ, đó là việc điều chỉnh giờ học của học sinh nhưng nó có tác động rất lớn. Chúng ta đều biết, số giờ ngủ của học sinh là rất quan trọng đối với việc học tập và điều này đã có nghiên cứu rất kỹ. Theo Thứ trưởng, hiện nay không chỉ học sinh Việt Nam mà ở nhiều nước, theo nhiều nghiên cứu thì có xu hướng ngủ muộn. Như vậy việc học sớm sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Tuy nhiên, việc này còn tùy theo từng địa phương, theo mùa, thời tiết theo mùa. Ví dụ như ở châu Âu học sinh học rất muộn, kể cả sinh viên. Ở Việt Nam cũng vậy, giữa thời tiết mùa Đông và mùa Hè khác hẳn nhau. Ngoài ra còn liên quan tới giờ làm của cha mẹ, giờ hành chính của các địa phương.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu rõ, theo quy định phân cấp của Nhà nước thì việc quyết định giờ học là của địa phương. Cơ bản trong thời gian qua, các địa phương cũng đã quy định tương đối phù hợp. Vừa rồi cũng có nhiều ý kiến, đặc biệt từ ý kiến của phụ huynh khu vực TP HCM. Ông Sơn cho biết vừa rồi Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã quyết định điều chỉnh khung thời gian vào học.

Tùy theo từng địa phương, tình hình giao thông như Hà Nội và nông thôn cũng rất khác. Vì vậy các địa phương cũng nên có khảo sát đánh giá kỹ. Trong trường hợp liên quan đến giao thông như ở Hà Nội thì nên ưu tiên giờ của học sinh trước, từ đó có thể tính toán điều chỉnh giờ làm việc của công chức, viên chức. Cái này chúng ta nên ưu tiên cho học sinh, nó là chuyện nhỏ nhưng lại tác động rất lớn đến kết quả học tập, sức khỏe của học sinh.

Uyên Na

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Joseph Meek: sao nhí 2k8 của 'Baby Driver' ra đi sau va chạm văng khỏi xe là ai?

Joseph Meek: sao nhí 2k8 của 'Baby Driver' ra đi sau va chạm văng khỏi xe là ai?

Sao âu mỹ

12:15:36 26/12/2024
Hudson Joseph Meek, đóng vai chính trong bộ phim ăn khách Quái xế Baby , qua đời ở tuổi 16 tại bệnh viện sau khi bị tai nạn giao thông. E! Online đưa tin nam diễn viên Hudson Joseph Meek qua đời ở tuổi 16 vào ngày 21/12 ở tiểu bang Alab...
10 loại thực phẩm nên ăn để có làn da hồng hào, khỏe mạnh

10 loại thực phẩm nên ăn để có làn da hồng hào, khỏe mạnh

Làm đẹp

12:08:47 26/12/2024
Hơn nữa, loại đậu này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, phytoestrogen, giúp cân bằng hormone, hỗ trợ sức khỏe da. Việc tiêu thụ đậu nành có thể giúp giảm tình trạng khô da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Sức khỏe

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.
Sau vụ khởi tố 6 bị can, Công ty vàng SJC có quyền tổng giám đốc mới

Sau vụ khởi tố 6 bị can, Công ty vàng SJC có quyền tổng giám đốc mới

Tin nổi bật

11:44:38 26/12/2024
Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mới đây đã bổ nhiệm ông Đào Công Thắng đảm nhiệm chức vụ quyền tổng giám đốc thay vị trí tổng giám đốc của bà Lê Thuý Hằng.
CSGT kiểm tra trên QL1, tóm đối tượng mang theo súng và ma túy

CSGT kiểm tra trên QL1, tóm đối tượng mang theo súng và ma túy

Pháp luật

11:38:31 26/12/2024
Thời điểm kiểm tra, Hoàng Anh đang ngồi trên xe ôtô. Cơ quan Công an thu giữ 2 gói nylon chứa tinh thể rắn màu trắng nghi là chất ma túy, khẩu súng cùng 15 viên đạn.
Kỷ niệm 8 năm cưới, Hari Won muốn Trấn Thành gọi là 'cục kim cương'

Kỷ niệm 8 năm cưới, Hari Won muốn Trấn Thành gọi là 'cục kim cương'

Sao việt

11:37:31 26/12/2024
Đăng ảnh kỷ niệm 8 năm ngày cưới, Trấn Thành gây sốt khi thu hút hơn 130 ngàn người xem khoảnh khắc anh và bà xã Hari Won tình cảm.
Người phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồng

Người phụ nữ chi 18 tỷ đồng mua Rolls-Royce, về nhà phát hiện là xe cũ độ lại liền khởi kiện, tòa án phán quyết: Showroom phải đền hơn 45 tỷ đồng

Netizen

11:32:44 26/12/2024
Năm 2014, một người phụ nữ họ Giả ở Bắc Kinh muốn lên đời xe nên đã đến showroom của công ty ô tô Cẩm Lân Thịnh Thái - Bắc Kinh, chọn một chiếc Rolls-Royce có giá 5,2 triệu NDT (khoảng 18 tỷ đồng).
Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Thời trang

11:24:45 26/12/2024
Phối đồ nhiều lớp (layer) là nghệ thuật kết hợp các món thời trang với nhau để tạo nên vẻ ngoài ấn tượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh.
Chu Thanh Huyền "lên đồ" khoe vóc dáng cực phẩm sau sinh, ngoại hình khác hẳn lúc đến SVĐ cổ vũ Quang Hải

Chu Thanh Huyền "lên đồ" khoe vóc dáng cực phẩm sau sinh, ngoại hình khác hẳn lúc đến SVĐ cổ vũ Quang Hải

Sao thể thao

11:21:06 26/12/2024
Mới đây, bà xã tiền vệ Nguyễn Quang Hải - nàng WAG Chu Thanh Huyền khiến dân tình khó rời mắt với video nhép theo tiếng nhạc trên TikTok.
Faker cũng biết "gây war" khiến đồng đội cũng "đứng hình"

Faker cũng biết "gây war" khiến đồng đội cũng "đứng hình"

Mọt game

11:11:41 26/12/2024
Như đã biết, trong kỳ chuyển nhượng cuối năm 2024, Doran đã gia nhập T1 và anh cũng đã cùng các đồng đội mới (trừ Keria) thi đấu chung trong loạt trận showmatch thuộc khuôn khổ giải đấu do RedBull tổ chức.
Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"

Thế giới

11:00:43 26/12/2024
Truyền thông Mỹ mô tả việc Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm nhiều nhà lãnh đạo các công ty công nghệ vào chính quyền mới giống như đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng.