Áp lực đại học ở Ấn Độ: Học sinh tự tử, cha mẹ mạo hiểm mạng sống

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh các quốc gia khác ở châu Á nổi tiếng với kỳ thi khốc liệt, “cuộc đua” vào đại học ở Ấn Độ cũng chứng kiến không ít căng thẳng, thậm chí nhiều học sinh tìm đến cái chết.

Sadvi Konchada vẫn nhớ những gì mình từng trải qua vào kỳ thi đại học cách đây gần 10 năm. Cô nữ sinh trung học Sadvi năm ấy phải làm tới 22 bài kiểm tra lớn nhỏ khác nhau để bước chân vào ngôi trường mơ ước.

Những năm tháng ôn thi đại học trong ký ức của Sadvi là chuỗi ngày học hành liên tục, ngày nào cũng có một hướng dẫn cụ thể phải học như thế nào do gia sư riêng soạn. Nghĩ lại, cô gái cảm thấy việc học thi có phần hơi thái quá.

Cô nộp đơn vào hai trường hàng đầu về kiến trúc và thiết kế. Nhằm chắc suất, Sadvi cũng đăng ký vào 6 trường đại học khác, mỗi trường có bài kiểm tra tuyển sinh riêng.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sadvi ngày nào cũng vùi mặt vào hàng chồng bài vở môn toán và khoa học. Kể cả ngày chủ nhật, cô cũng học phụ đạo với gia sư. Buổi học được đánh giá là “tăng cường khả năng sáng tạo”.

Việc học hành nhồi nhét ở Ấn Độ không phải là câu chuyện hiếm hoi ở đất nước tỷ dân này. Các bài kiểm tra là thứ ám ảnh đối với gia đình có con cái đang trong độ tuổi đi học.

Điểm số trở thành vấn đề được bàn tán, tranh luận không dứt. Cha mẹ đau đáu không kém gì con cái và dành thời gian cầu nguyện cho con điểm cao mỗi ngày.

Áp lực đại học ở Ấn Độ: Học sinh tự tử, cha mẹ mạo hiểm mạng sống - Hình 1

Giống với nhiều kỳ thi đại học nổi tiếng khác tại châu Á, việc “vượt vũ môn” ở Ấn Độ cũng mang nặng tính “sống còn”, quyết định tương lai học sinh. Ảnh: New York Times.

Nhà trường công khai kết quả các bài kiểm tra và cập nhập liên tục cho phụ huynh, thậm chí còn so sánh cụ thể số điểm giữa các học sinh. Còn về phía những sĩ tử, họ dành hàng tháng trời để ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi cùng với tâm trạng lo lắng.

“Chúng tôi phải đặt chúng dưới áp lực cao. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác” – một người mẹ tên Jaya Samaddar, có con gái từng trải qua kỳ thi cam go – cho hay.

Zing.vn tổng hợp bài viết trên các tờ New York Times, Washington Post, Telegraph về câu chuyện thi đại học ở Ấn Độ.

Không kém phần khốc liệt như các kỳ thi quan trọng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, việc “vượt vũ môn” ở Ấn Độ cũng là “cuộc chiến sinh tử” của cả thí sinh và phụ huynh.

Làm hàng chục bài kiểm tra để vào đại học

Như bao đứa trẻ khác tại Ấn Độ, con gái của cô Samaddar cũng bị cuốn vào vòng xoáy không lối thoát của áp lực thi cử.

“Con bé không có khái niệm xem phim trong thời gian dài. Thỉnh thoảng, tôi chứng kiến con mình nhắc nhở bạn bè đi ngủ để ngày mai còn làm 3 bài kiểm tra. Thật lòng, tôi cảm thấy buồn khi nghe thế” – cô Samaddar bày tỏ.

Tại Ấn Độ, học sinh cuối cấp phải vượt qua kỳ thi chung quốc gia để tốt nghiệp trung học trước khi thi đại học. Nhiều trường lại có hình thức thi khác nhau nên chuyện thí sinh ở nước này phải trải qua hàng chục bài kiểm tra trước khi đặt chân vào đại học đã không còn là chuyện lạ.

Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20 triệu học sinh bước vào năm cuối cấp tại Ấn Độ. Song, số lượng sinh viên có cơ hội nhập học vào các trường vô cùng ít ỏi. Tỷ lệ chọi ở một số đại học top đầu ở mức 1/121, cao hơn nhiều so với cả những trường đại học danh tiếng nhất thế giới như Oxford và Cambridge (Anh).

Áp lực đại học ở Ấn Độ: Học sinh tự tử, cha mẹ mạo hiểm mạng sống - Hình 2

Áp lực phải thành công, phải đỗ đại học quá lớn đẩy không ít học sinh Ấn Độ vào bế tắc, tuyệt vọng. Ảnh: Indiaeducation.

Như nhiều bậc phụ huynh châu Á coi tấm bằng đại học quyết định tất cả, những người làm cha mẹ ở Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Không chỉ đặt kỳ vọng cao, họ gần như ép buộc con cái phải đạt thứ hạng, bằng cấp cao – điều không dễ gì đạt được ở đất nước này.

Sự lo lắng xuất phát không chỉ từ nỗi sợ kết quả thi tệ sẽ ảnh hưởng đến tương lai đứa trẻ mà còn từ quan niệm điểm số thể hiện năng lực của từng người.

“Số điểm của con cái đại diện cho bộ mặt của cha mẹ. Nếu người lớn gặp nhau ở bữa tiệc, mọi người sẽ chẳng bao giờ hỏi thăm về tình hình sức khỏe của nhau. Thay vào đó là các câu hỏi xoay quanh việc học hành của con cái”, cô Samaddar nói.

Trước áp lực thi cử của toàn xã hội, các trung tâm gia sư tư nhân tại nước này cũng nhờ vậy mà mọc lên như nấm và làm ăn phát đạt. Những giáo viên này hỗ trợ học sinh hàng ngày, nhận kèm tất cả các môn thi.

“Tuy nhiên, áp lực không chỉ giới hạn ở phụ huynh và học sinh”, Rinky Awashi, người từng có thâm niên hơn 10 năm ôn luyện các sĩ tử Ấn Độ, cho hay.

Mỗi ngày, cô Awashi lại đăng dán kết quả bài kiểm tra thực hành bên ngoài căn hộ của mình và nhắn tin cho cha mẹ học sinh để họ có thể nắm rõ tình hình con mình đang xếp hạng thứ mấy.

Cha mẹ trèo tường ‘tuồn’ đáp án, học sinh tự tử vì bế tắc

Đại học được coi là tấm vé vàng quyết định tương lai, song không ít hệ lụy nảy sinh từ quan niệm này của xã hội Ấn Độ.

Trong bối cảnh cơ hội bước vào đại học lẫn việc làm tại nước này đều ở mức thấp, nhiều phụ huynh quyết định làm tất cả mọi cách để giúp con cái làm bài thi trót lọt.

Mỗi mùa thi ở Ấn Độ, mạng lưới có tên gọi “ mafia gian lận” hoạt động hết công suất, giúp các thí sinh quay cóp thành công. Cha mẹ thí sinh sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn, thuê lực lượng này thực hiện các mánh khóe tinh vi.

Sunita, người mẹ sẵn sàng chi 16.000 rupee (264 USD) cho đội ngũ gian lận gửi đáp án vào phòng thi cho con trai, gọi đó là “lối thoát” duy nhất để đảm bảo tương lai cho con cái.

Năm 2015, hình ảnh các phụ huynh sẵn sàng mạo hiểm cả mạng sống của mình, leo trèo, đứng kín các bờ tường xung quanh địa điểm thi nhằm “tuồn” lời giải vào bên trong cho con được lan truyền rộng rãi.

Năm ngoái, nước này mới cho lắp đặt hệ thống camera theo dõi để đảm bảo tính trung thực cho kỳ thi, đồng thời yêu cầu mọi thí sinh phải cởi bỏ tất và giày khi vào phòng thi.

Áp lực đại học ở Ấn Độ: Học sinh tự tử, cha mẹ mạo hiểm mạng sống - Hình 3

Hình ảnh phụ huynh đứng chật kín bờ tường cạnh trường, cố gắng “tuồn” đáp án vào phòng thi cho con. Ảnh: AP.

Áp lực học hành, thi cử cao khiến nhiều học sinh Ấn Độ rơi vào trạng thái gò bó, bức bối.

Năm 2010, một phòng khám bệnh tiểu đường ở thủ đô New Delhi báo cáo số lượng bệnh nhân thanh thiếu niên tăng đột biến. Các kết quả xét nghiệm chỉ ra bệnh nhân có lượng đường trong máu cùng huyết áp tăng bởi những căng thẳng trong quá trình ôn thi gây ra.

Nghiêm trọng hơn, không ít người trẻ nước này cảm thấy bế tắc, lựa chọn tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều chuyên gia đã phải lên lên tiếng phản đối hệ thống giáo dục Ấn Độ khiến học sinh chịu quá nhiều gánh nặng.

Cũng trong năm 2010, một học sinh 18 tuổi treo cổ sau khi để lại lá thư tuyệt mệnh nói rõ lý do lo lắng rằng mình đã không làm tốt bài kiểm tra.

Thống kê cho thấy 9.000 thiếu niên chết năm 2015, chiếm 6,7% tổng số vụ tự tử. Năm 2017, hơn 50 em ở 2 bang Andhra Pradesh và Telangana lựa chọn chấm dứt cuộc đời trong vòng 2 tháng.

Tháng 4 vừa qua, 20 học sinh nước này tự tử do thất vọng bản thân thất bại trong kỳ thi đại học. Điều đáng nói, nguyên nhân dẫn đến các cái chết thương tâm là do hệ thống chấm bài bằng máy tính đã xảy ra lỗi, khiến số điểm không chính xác.

Theo Zing

'Vũng lầy' thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh

Kỳ thi đại học khốc liệt khiến nhiều học sinh Trung Quốc bị rút cạn sức khỏe, phải đi điều trị tâm lý. Tuy nhiên, tất cả chỉ nhằm giúp họ quay lại "đường đua" thi cử dễ thở hơn.

Tháng 11 năm ngoái, nỗ lực học hành của Yishu (Trùng Khánh, Trung Quốc) dành cho gaokao - kỳ thi đại học khốc liệt nhất cả nước - bỗng chốc đổ bể.

Khuôn mặt chàng trai 19 tuổi lúc nào cũng trong trạng thái đỏ ửng, ngực quặn thắt vì đau. Dù cố gắng, Yishu buộc phải tạm ngưng việc học.

Từ một học sinh ưu tú với khát vọng ghi danh vào các ngôi trường đại học danh tiếng hàng đầu đất nước, Yishu trở thành kẻ bỏ học giữa chừng.

Nam sinh không rõ tại sao sức khỏe mình xuống dốc không phanh, song cho rằng nhiều năm học tập căng thẳng không ngừng là lý do chính.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 1

Với người Trung Quốc, gaokao không đơn thuần là tấm vé vào đại học, kết quả kỳ thi quyết định phần lớn cơ hội của mỗi người trong tương lai. Ảnh: Getty.

Trên thực tế, khủng hoảng tinh thần vì áp lực thi cử, học hành không được nhìn nhận là vấn đề tâm lý nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc.

Điều đó đồng nghĩa với việc những học sinh như Yishu thường phải tự vật lộn với rắc rối của bản thân. Họ chỉ nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hay cộng đồng khi tình hình trở nên tiêu cực hơn.

Zing.vn trích dịch bài đăng trên Sixth Tone, phản ánh câu chuyện về quan niệm "thi đại học quyết định tất cả" khiến nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc rơi vào "vũng lầy" mang tên áp lực thi cử. Từ đó, họ trở nên trầm cảm, phải tìm đến các biện pháp y tế để cân bằng lại cuộc sống.

Nỗi ám ảnh mang tên thi cử đỗ đạt

Cảm giác chán nản với bài vở, trường lớp tìm đến Yishu khi cậu học năm cuối cấp hai. Theo từng năm, ác cảm với việc học của Yishu ngày càng tăng, dù cậu là học sinh có năng lực.

Sự bất lực lên đến đỉnh điểm khi ở năm cuối trung học, chàng trai tham gia lớp học chuyên dành cho học sinh mong muốn đỗ đạt vào các trường top đầu đất nước.

Trung bình, Yishu dành 10 tiếng/ngày ngồi vào bàn học. Cậu phải từ bỏ nhiều sở thích cá nhân như chơi thể thao, đánh đàn guitar để dành toàn sức cho học hành.

Trong những cuộc trò chuyện giữa bạn bè trên lớp, mọi người cũng chỉ nói về điểm số. Các chủ đề khác nằm ngoài phạm vi học hành chẳng mấy khi được bàn tới, bởi chẳng ai muốn lãng phí thời gian học vào những câu chuyện phiếm.

"Trường học giống như một nhà máy sản xuất linh kiện máy móc. Nếu học sinh nào không theo kịp, họ bỗng chốc trở thành sản phẩm bỏ đi. Nhà trường đâu có quan tâm đến những gì những con người mới trong độ tuổi thiếu niên phải đối mặt. Dây chuyền sản xuất vẫn cứ tiếp tục hoạt động, chẳng dừng lại chờ đợi ai bao giờ", Yishu chua chát nói.

Những học sinh như Yishu không chỉ coi trọng việc học là ưu tiên hàng đầu, nó dường như trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí họ.

"Ngoài việc học và làm bài kiểm tra, em cảm thấy mình chẳng có mục đích gì cả. Em chẳng biết làm gì khác", Yishu bày tỏ.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 2

Số thuốc Yishu phải sử dụng mỗi ngày để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực, phần lớn chúng đều có tác dụng phụ đi kèm. Ảnh: Sixth Tone.

Ban đầu, Yishu giấu cảm xúc tiêu cực cho riêng mình. Thực chất, cậu bạn cảm thấy khó chia sẻ với những người ruột thịt.

Cha Yishu là một doanh nhân, người mà Yishu đánh giá là có công việc bận rộn đến mức khó có cơ hội nói chuyện với con cái mỗi ngày. Còn người mẹ tên Li lại dành phần lớn thời gian cuối tuần ít ỏi để nấu những món ăn mà cậu con trai yêu thích.

Nhưng với người đang chấp chới như Yishu, thứ cậu cần hơn hết là được cha mẹ thấu hiểu.

Theo lời chàng trai 19 tuổi, thầy cô ở trường luôn đòi hỏi học sinh phải hy sinh nhiều thứ cho việc học và hiếm khi đem lại lời khuyên hữu ích cho những người gặp rắc rối tâm lý.

Một tháng trước khi gục ngã, Yishu tìm kiếm sự giúp đỡ từ người cố vấn học tập của nhà trường. Hai tuần chờ đợi đến buổi gặp mặt không đem lại kết quả tốt như cậu kỳ vọng.

"Em đã coi đó là hy vọng mong manh để cứu vớt mình, nhưng rốt cuộc những gì nhận lại là thái độ không lắng nghe và lời khuyên sáo rỗng, bảo em tốt nhất nên tập trung vào việc học", Yishu nói, trong lòng vẫn còn chút tức giận khi nhớ lại.

Khi niềm hy vọng của cả gia đình gục ngã

Yishu buộc phải nói sự thật với mẹ khi tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi.

Người mẹ vẫn còn nhớ rõ những gì diễn ra hôm đó: "Thằng bé căm ghét trường học và mô hình giáo dục nó phải chịu đựng. Nó về nhà trong trạng thái bực tức và nói muốn đánh sập ngôi trường".

Hai mẹ con tìm đến một số bệnh viện nhưng mỗi bác sĩ lại đưa ra các chẩn đoán khác nhau. Vị bác sĩ đầu tiên kết luận bệnh lý sai khiến cơ thể cậu bé phản ứng tiêu cực khi uống thuốc, thậm chí phải nhập viện tâm thần để kiểm soát các triệu chứng.

Phải mất một thời gian, Yishu mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Các hóa đơn thuốc thang, viện phí ngày càng chồng chất.

Kể từ khi nghỉ học, Yishu hiếm khi dám ra ngoài. Gia đình cậu cũng giấu kín câu chuyện khỏi bạn bè và người thân.

Tuy nhiên, tâm lý đề cao việc học quá mức đủ để mọi người phát hiện và thắc mắc "Sao giờ này thằng bé không có mặt hay trường?", còn không cũng sẽ hỏi thăm về việc chuẩn bị thi đại học.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 3

Bên trong một trung tâm chuyên điều trị cho những học sinh gặp rắc rối về sức khỏe và tâm lý do gánh nặng học hành. Ảnh: Sixth Tone.

Gia đình Yishu phải nhờ cậy đến phương án cuối cùng: Chuyển con trai vào một trung tâm chuyên dành cho học sinh gặp vấn đề về sức khỏe và tâm lý.

Hai mẹ con bay đến Trường Xuân - nơi cách quê nhà 2.700 km - thuê ở dài hạn tại khách sạn và chi 18.000 nhân dân tệ mỗi tháng cho phí điều trị.

Các trung tâm có chức năng tương tự dần xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, một phần vì số lượng học sinh gặp khó khăn khi xoay xở việc học ngày thêm đông, một phần đến từ việc chính quyền địa phương không có chính sách hỗ trợ đầy đủ những em gặp khó khăn phải nghỉ học giữa chừng.

Mặc dù đứa trẻ không hoàn toàn được giải phóng khỏi áp lực thi cử, các trung tâm này sẽ tìm cách làm nhẹ bớt gánh nặng tâm lý thông qua kết nối giữa học sinh và giáo viên, cố vấn.

"Mẹ có thể có đứa con khác"

Tại nơi dưỡng bệnh, Yishu làm quen với 6 bạn đồng trang lứa, hầu hết đều là học sinh khá, giỏi. Tất cả có mặt tại cùng một chỗ vì lý do duy nhất: chứng trầm cảm vì "ác mộng" học hành.

Yishu bầu bạn với Jiaren, nữ sinh trung học 16 tuổi. Jiaren từng nuôi hy vọng trở thành tân sinh viên của trường đại học y khoa hàng đầu đất nước, song mọi thứ nhỡ nhàng khi tình trạng sức khỏe của cô bé đi xuống. Nguyên nhân vẫn là chứng rối loạn lưỡng cực.

Người mẹ tên Wang phải gác lại mọi công việc, theo chân con gái đến trung tâm điều trị để tiện chăm sóc.

Từ hai người xa lạ, Li và Wang tìm thấy sự đồng cảm khi con cái của họ đều đang phải đấu tranh chống lại chứng lo lắng, bất an. Hai bà mẹ thường cùng nhau đi mua sắm, xem phim.

"Vài hoạt động giải trí giúp chúng tôi tạm thời gác lại đi sự căng thẳng khi chăm lo cho con cái. Trước kia, thật khó có thể hình dung ai đó ngoài kia cũng đang phải chịu đựng nỗi đau giống như con mình", bà Wang nói với Sixth Tone.

Vũng lầy thi cử khiến người trẻ Trung Quốc ám ảnh đến đổ bệnh - Hình 4

Kỳ thi gaokao được coi là không thể tránh khỏi, nhiều học sinh tìm đến các trung tâm chữa trị cốt để đối diện với việc thi đại học một cách dễ thở hơn. Ảnh: Sixth Tone.

Như nhiều phụ huynh Trung Quốc, bà Wang từng khó chấp nhận sự thật cô con gái "dễ thương, học giỏi, được mọi người yêu quý" lại gặp những vấn đề nghiêm trọng và buộc phải tạm hoãn kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.

May mắn hơn, cha mẹ Jiaren sớm phát hiện ra tình trạng của con. Họ đã thử đủ mọi cách, từ chuyển con gái sang lớp học ít cạnh tranh hơn, đưa cô bé đến bệnh viện tâm thần chữa trị. Tuy nhiên, chẳng cách nào giúp Jiaren trở lại con người vui vẻ, hoạt bát như trước.

Giống như mẹ của Yishu, bà Wang coi trung tâm điều trị sức khỏe là phương án cứu giúp cuối cùng. Nhưng đối với nhiều gia đình, đối mặt với sự thật con cái của mình đang trong tình trạng bất ổn không phải là điều dễ dàng. Ngược lại, cha mẹ có thể bị tổn thương cảm xúc rất lớn.

Gương mặt bà Wang tràn đầy nước mắt khi nhớ lại những gì cô con gái từng buồn bã nói: "Xin lỗi mẹ, con đã làm mẹ mất mặt. Mẹ có thể có đứa con khác, đừng lo lắng cho con nữa".

Kết quả một kỳ thi quyết định cả số phận

Tại Trung Quốc, lỡ dở việc thi đại học chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng. Trong suy nghĩ của đại đa số người dân nước này, gaokao là kỳ thi duy nhất "có khả năng quyết định ngã rẽ cuộc đời".

Học hành mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt và điểm số của kỳ thi này tác động sâu sắc không chỉ đến việc học trường nào, mà cả sự nghiệp, tương lai của người trẻ ở đất nước tỷ dân.

Thực tế đó khiến thi đại học trở thành nhiệm vụ bắt buộc cần thực hiện nếu muốn tiến lên trong xã hội Trung Quốc.

Một thời gian sau khi trở về quê nhà, Yishu và Jiaren đủ khả năng tham dự gaokao. Hai người đều vượt qua bài kiểm tra khá suôn sẻ, nhưng vài tháng tạm ngưng việc học buộc họ không cho phép mình đặt kỳ vọng quá nhiều vào việc đỗ đạt trường điểm cao.

Mặc dù chưa bình phục hoàn toàn, tình trạng của cả hai đã cải thiện nhiều lên sau khi điều trị tâm lý.

Yishu cảm thấy bản thân tốt lên nhiều so với lúc cậu ở quê nhà Trùng Khánh.

"Em đã làm quen được với vài người bạn ở trung tâm. Em nghĩ mình đã cởi mở, nói chuyện nhiều hơn với mọi người trong 2 tuần ở chỗ mới nhiều hơn cả những gì em đã giao tiếp trong 3 năm qua", Yishu nở nụ cười hạnh phúc.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?
10:21:01 23/02/2025
Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con útBị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
09:10:07 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹpSao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
08:19:46 23/02/2025
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"
07:03:52 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025
Bắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sảnBắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sản
10:26:11 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vượt hơn 100.000 hồ sơ, cô giáo Ninh Bình ẵm học bổng "khó nhằn" nhất thế giới

Vượt hơn 100.000 hồ sơ, cô giáo Ninh Bình ẵm học bổng "khó nhằn" nhất thế giới

Netizen

14:06:21 23/02/2025
Từ bộ hồ sơ ứng tuyển bị nhận xét rất yếu, Hoàng Ngân biến ước mơ tưởng chừng không thể thành có thể, giành học bổng toàn phần bậc thạc sĩ 2 tỷ đồng tại Anh.
Tổng thống Mỹ tuyên bố sắp có thỏa thuận khoáng sản, Ukraine đưa đề xuất mới

Tổng thống Mỹ tuyên bố sắp có thỏa thuận khoáng sản, Ukraine đưa đề xuất mới

Thế giới

14:04:15 23/02/2025
Thỏa thuận liên quan đến khoáng sản này được coi là một phần trong nỗ lực chấm dứt xung đột Ukraine, đồng thời giúp Washington thu hồi khoản viện trợ khổng lồ đã cung cấp cho Kiev.
Top 3 chòm sao gặp may mắn ngày 24/2

Top 3 chòm sao gặp may mắn ngày 24/2

Trắc nghiệm

14:04:02 23/02/2025
Tử vi ngày mới tiết lộ 3 chòm sao gặp may ngày 24/2.Tử vi tuần mới (24/2 - 2/3) của 12 chòm sao: Song Tử hạnh phúc trong tình yêu,
Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?

Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?

Sao việt

14:02:53 23/02/2025
Thời gian qua, giọng ca sinh năm 1981 vẫn hoạt động nghệ thuật, đi diễn và ra bài hát mới tuy nhiên không được đánh giá cao.
Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông

Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông

Sao châu á

13:48:51 23/02/2025
Mới đây, tờ 163 cho biết Ngô Bội Từ đã có chia sẻ gây xúc động, khiến ai cũng phải đau lòng về giây phút Từ Hy Viên hấp hối trong bệnh viện ở Nhật Bản.
Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Sao thể thao

13:45:15 23/02/2025
Với việc lập hat-trick trong chiến thắng 3-1 trước Man City, Mbappe đã vượt Ronaldo về thời gian cần để làm điều tương tự cho Real Madrid.
Luật sư của Sean "Diddy" Combs nghỉ việc

Luật sư của Sean "Diddy" Combs nghỉ việc

Sao âu mỹ

13:27:50 23/02/2025
Một trong những luật sư của Sean Diddy Combs trong vụ án buôn bán tình dục chấn động đã quyết định từ bỏ vị trí của mình.
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp

Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp

Pháp luật

12:49:49 23/02/2025
Vụ cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop tại TP Thủ Đức để cướp tiền xảy ra ngày hôm qua (22/2) đã gây sự chú ý lớn của dư luận.
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!

Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!

Sáng tạo

11:37:07 23/02/2025
Khi dọn nhà, dám cá nhiều người sẽ luôn có suy nghĩ làm thế nào để có thể giữ cho ngôi nhà của mình luôn gọn gàng với ít công sức và thời gian nhất.
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Lạ vui

11:06:14 23/02/2025
Sau khi nhận ra bản thân đặc biệt thích chụp ảnh chó, John Fabiano (Mỹ) quyết định bỏ việc đi khắp thế giới ghi lại hình ảnh về loài động vật này.
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Nhạc quốc tế

11:04:17 23/02/2025
Đang nhận được sự mến mộ chưa được lâu thì mới đây, Kya (1 lần nữa) bị đào lại hành động được cho là mỉa mai Jang Wonyoung.