Áp dụng công nghệ trong cá nhân hóa giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học
Việc dạy tiếng Anh đang được tối ưu bằng công nghệ và phương pháp sư phạm mới, nhờ đó phát huy tối đa tiềm năng từng học sinh.
Mỗi đứa trẻ sở hữu năng khiếu khác nhau. Nếu áp đặt một khuôn mẫu cho tất cả sẽ hạn chế niềm đam mê và lãng phí tài năng của các em. Trong nền giáo dục hiện đại, việc dạy tiếng Anh đang được tối ưu bằng các công nghệ giúp cá nhân hóa, phát triển năng lực riêng của từng em nhỏ.
Đa dạng cá tính, năng lực trong lớp học
“Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu đánh giá sự thông minh của một con cá qua khả năng leo cây, thì cả đời con sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch” – Albert Einstein đã chia sẻ quan niệm này sau khi trải qua tuổi thơ được cho là trẻ chậm phát triển. Khoa học đã tìm ra 8 kiểu thông minh tồn tại ở con người như âm nhạc, vận động, logic – toán học, giao tiếp, thị giác… Thậm chí cùng một tri thức, mỗi người lại tiếp thu, phân tích theo những cách thức, cấu trúc tư duy khác nhau.
Bài giảng số sinh động dễ thu hút sự tò mò, trí tưởng tượng của học sinh.
Để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh, các chuyên gia giáo dục nỗ lực tìm ra các phương pháp, mô hình sư phạm để cá nhân hóa (personalized learning) chương trình học tập theo năng lực và sức tiến bộ của từng người.
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, sĩ số lớp đông và cách xếp loại đại trà đang đánh giá học sinh qua một thước đo đồng nhất. Điều này bỏ lại một số học sinh có đặc tính khác biệt về tiếp thu.
Mỗi đứa trẻ có thể thông minh theo 8 kiểu khác nhau.
Video đang HOT
Trong khi chờ một mô hình giáo dục lý tưởng về cá nhân hóa, các giáo viên, chuyên gia giáo dục cố gắng nhóm hóa sĩ số lớp học; từ đó thu hẹp không gian học tập để mỗi em tăng độ tập trung, có thêm thời gian bày tỏ, tương tác với giáo viên, bạn bè và bài học.
Ví dụ như trong lớp học iSmart, thay vì cả lớp cắm cúi làm một bài tập, thầy Geoffrey Roubin – giáo viên bậc tiểu học tại TP.HCM – sẽ yêu cầu mỗi nhóm học sinh đo đạc kích thước 5-6 đồ vật khác nhau. Sau đó, các em thực hiện các phép đổi đơn vị, tính chu vi hình tròn, chữ nhật, trao đổi kết quả với bạn bè, giáo viên.
Với chương trình tiếng Anh liên kết, giáo viên hiểu rõ học sinh trong lớp với những tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
Cô Nguyễn Thị Hởi – giáo viên iSmart bậc tiểu học tại Hà Nội – cho biết: “Khi nhận lớp, tôi luôn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để hiểu hơn về học sinh. Sức học, cá tính của các em rất đa dạng. Các bé yếu hơn thường được xếp ngồi bàn đầu để giáo viên tiện hỏi han, theo dõi. Những học sinh có cá tính đặc biệt, mình tạo cơ hội để các bé hoạt động, thể hiện”.
Tài nguyên tự học trực tuyến iTO
Lo lắng con không theo kịp bạn bè, nhiều phụ huynh tạo ra áp lực bài tập về nhà cho con. Chia sẻ nỗi lo này, đội ngũ chuyên gia giáo dục và công nghệ của iSmart đã phát triển iTO (iSmart tutoring online – hệ thống tự học trực tuyến) và ứng dụng trên điện thoại DigiVocab (ứng dụng từ điển gồm hình ảnh và âm thanh). Hai ứng dụng này cung cấp nguồn tài nguyên học tập tùy theo năng lực và tiến độ của người học.
Một bối cảnh hoạt hình trong hệ thống tự học trực tuyến iTO dành cho học sinh tiểu học
“Đây là bước đi trên hành trình iSmart cá nhân hóa chương trình học tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Nền tảng iTO cung cấp bài giảng, bài tập, trò chơi trí tuệ nâng cao, phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, bám sát tiến độ của bài giảng số tại lớp. Ứng dụng được thiết kế tương thích với khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo” – ông Trương Minh Châu – Giám đốc Đào tạo iSmart Education cho biết.
Đóng vai trò như gia sư ảo, iTO giúp học sinh ôn bài trên lớp, thẩm thấu tiếng Anh qua các đoạn phim ( video), trò chơi ( game), bộ câu hỏi về kiến thức toán và hiện tượng khoa học diễn ra hàng ngày.
Vào đầu năm học 2019-2020, học sinh iSmart sẽ nhận tài khoản đăng nhập miễn phí iTO và ứng dụng DigiVocab để có thêm công cụ thực hành ngoại ngữ tại nhà.
Giao diện ứng dụng trên điện thoại DigiVocab, gồm hình ảnh, âm thanh về từ vựng tiếng Anh.
Hai nền tảng trên là lợi ích cộng thêm dành cho học sinh, không mang tính chất bắt buộc như bài tập về nhà, giúp học sinh ôn nhanh kiến thức vừa học trên lớp vào buổi sáng. Đây cũng là công cụ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh ở vùng sâu vùng xa, không có chuyên môn ngoại ngữ nhưng muốn kèm cặp con môn tiếng Anh, theo dõi quá trình chuyên cần và sức tiến bộ của con.
Với sứ mệnh đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam, iSmart từng bước ứng dụng công nghệ vào bài giảng số cho giáo viên, phát triển nhiều nền tảng tự học cho học sinh. Đồng thời, iSmart đã cá nhân hóa chương trình dạy học để khơi gợi tiềm năng và tinh thần chinh phục tri thức ở mỗi trẻ em.
Theo Zing
Nữ sinh viên chọn StartUp "Dạy Tiếng Anh cho Trẻ em"
Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thành Đô, Đinh Hải Anh là cái tên được nhiều thầy cô, bạn bè vẫn còn nhắc đến và yêu mến, không chỉ bởi thành tích học tập mà còn vì những hoạt động phong trào tình nguyện và đam mê nghiên cứu khoa học.
Hiện cô gái trẻ vẫn tiếp tục theo đuổi con đường của mình đã chọn với 1 StartUp phù hợp với khát vọng từ nhỏ của mình: Dạy Tiếng Anh cho Trẻ em.
Hải Anh trong Học kỳ doanh nghiệp kéo dài 03 tháng tại Sun World Bà Nà Hills Đà Nẵng
Sinh năm 1995 trong một gia đình có truyền thống sư phạm tại Nho Quan, Ninh Bình, Hải Anh chia sẻ: Em có ước mơ làm giáo viên từ nhỏ vì mẹ em là giáo viên, với khao khát được truyền đạt kiến thức và đam mê tiếng Anh nên trong quá trình học tập em không ngừng học hỏi mỗi ngày qua những công việc liên quan đến tiếng Anh đặc biệt là giảng dạy để nâng cao kĩ năng và chuyên môn hỗ trợ cho công việc sau này.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, Hải Anh đã có hứng thú với ngoại ngữ. Năm 2013 với khao khát và tình yêu của mình dành cho Ngoại ngữ, Hải Anh đã lựa chọn và trúng tuyển vào Trường Đại học Thành Đô, ngay từ khi đặt chân đến trường, được sự tư vấn của các thầy cô về việc có thêm một chuyên môn nữa ngoài Ngoại ngữ, Hải Anh đã chọn vào khoa Ngoại ngữ-Du lịch để học tập và theo đuổi đam mê của mình.
Nhờ đam mê và chăm chỉ, được sự quan tâm tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa và trường đã giúp Hải Anh giành được các nhiều thành tích đáng nể, trong đó có thể kể việc tham gia các cuộc thi English Olympiad 2015 for Non English Major Students do Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN tổ chức, đoạt danh hiệu Consolation Prize tại cuộc thi English Speaking Contest (E-Connect) 2015 của Trường Đại học Thành Đô.
Không chỉ là tấm gương sáng trong học tập, Hải Anh là một sinh viên hoạt động phong trào tình nguyện năng nổ, cô gái này thường xuyên tham gia các chương trình tình nguyện hè do Đoàn Thanh niên trường phối hợp với UBND Huyện Hoài Đức, các chiến dịch phục vụ cộng đồng của Trường.
Để đạt được thành tích cao, Hải Anh chia sẻ bí quyết: "Trong vô vàn kiến thức để học tập, cần phải có phương pháp phù hợp để tiếp nhận những phu hợp, Em đã thử nghiệm thành công và luôn hy vọng góp phần nhỏ giúp các bạn sinh viên và cộng đồng có phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Về phía em, em đã và đang tiếp tục trau dồi kiến thức, tìm ra những cải tiến để phù hợp hơn với mọi trang thiết bị sẵn có với mọi người".
Trong những năm học đại học, Hải Anh đã tham gia một số đề tài và đã được báo cáo tại một số hội nghị, hội thảo quốc gia. Đề tài "Dự án học tập tiếng Anh mini: Lồng tiếng cho phim" được tham gia hội thảo khoa học Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 "Thách thức và giải pháp" ngày 28/10/2018 tại Trường Đại học Thành Đô được đánh giá cao cả về tính lý luận và tính hiệu quả trong áp dụng thực tiễn.
Tốt nghiệp khoa Du lịch- Ngoại ngữ với niềm đam mê cháy bỏng với nghiên cứu khoa học của bản thân, hiện tại Hải Anh vẫn tiếp tục lan tỏa đam mê của mình cùng một Dự án khởi nghiệp Dạy tiếng Anh cho trẻ em, với những một số thành tích đáng ghi nhận.
Dù ở cương vị nào, cô vẫn tâm niệm: Em luôn biết ơn ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt các thầy cô khoa Du lịch-Ngoại ngữ đã tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên như chúng em được có cơ hội học tập và phát triển năng lực với đúng chuyên ngành ngay tại trường.
Con đường khởi nghiệp vốn gập ghềnh, đầy những thử thách khó khăn phía trước, chúc cho Hải Anh sẽ luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Hùng Vũ
Theo Dân trí
Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy tiếng Anh Sau cuộc tọa đàm về dạy và học môn Lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục chủ trì cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ, song Lịch sử và tiếng Anh vẫn là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất....