Áo xem xét hợp đồng mới mua khí đốt của Nga
EU đã nhiều lần chỉ trích Áo vì phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Áo dự kiến vẫn sẽ phụ thuộc vào Nga và Ukraine về đường ống dẫn khí đốt. Ảnh: Reuters
Mạng tin Euronews.com ngày 3/11 cho biết, Áo được cho là đang xem xét bỏ qua kế hoạch chấm dứt vận chuyển khí đốt từ Nga theo kế hoạch của Ukraine để đảm bảo nguồn cung trong tương lai.
Theo kế hoạch, Áo sẽ tự đặt hàng khí đốt của Nga và vận chuyển qua đường ống của Ukraine. Cơ quan quản lý năng lượng của Áo cho biết, điều này sẽ bất chấp việc kết thúc hợp đồng cung cấp với công ty Naftogaz của Ukraine.
Alfons Haber, Giám đốc cơ quan quản lý ‘E-Control’ của Áo, nói với Euronews: “Hệ thống đường ống vẫn có sẵn, điều đó có nghĩa là khí đốt vẫn có thể chuyển cho các đối tác khác có hợp đồng”.
Naftogaz từ chối trả lời phỏng vấn nhưng trong một tuyên bố nói với Euronews rằng họ “không có ý định hay sáng kiến gia hạn hợp đồng cung cấp hiện tại, vốn hết hạn vào năm 2025, và việc hỗ trợ Moskva thông qua việc mua khí đốt của Nga khi đang có xung đột với Ukraine là điều vô lý”.
Video đang HOT
Do đó, không rõ liệu Áo có thể tự mình sử dụng đường ống dẫn dầu Ukraine từ năm 2025 hay không. Liên minh châu Âu (EU) đã nhiều lần chỉ trích Vienna vì phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Moskva.
Để thay thế khí đốt của Nga từ phía Đông, trong tương lai Áo muốn nhập khẩu khí đốt từ phía Tây. Điều này đòi hỏi công việc xây dựng đường ống dẫn đến Đức nhưng hiện tại vẫn chưa được khởi công và sẽ dự án này sẽ không hoàn thành cho đến năm 2027 – quá muộn 2 năm so với thời điểm hợp đồng nhập khẩu khí đốt qua đường ống ở Ukraine chấm dứt.
Điều này có thể khiến Áo tiếp tục phụ thuộc vào Nga và Ukraine trong lĩnh vực khí đốt.
Pakistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây
Nhập khẩu năng lượng từ Nga của Pakistan đang thử thách sự kiên nhẫn của phương Tây.
Pakistan đã bắt đầu hợp tác với Nga, theo đó Islamabad nhận được nguồn cung cấp năng lượng từ Moskva. Ảnh: AP
Theo báo Deutsche Welle (Đức), Nga và Pakistan mới đây đã ký một hợp đồng dài hạn về cung cấp dầu, với đợt giao hàng đầu tiên được lên kế hoạch vào tháng 12 năm nay.
Pakistan đang đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và đã bắt đầu nhập khẩu dầu cũng như khí đốt của Nga. Tháng trước, Đại sứ quán Nga tại Pakistan thông báo rằng Islamabad đã nhận được chuyến hàng khí hóa lỏng (LNG) đầu tiên từ Nga. Moskva đã giao 100.000 tấn LNG cho Pakistan thông qua Đặc khu kinh tế Sarakhs của Iran.
Chính quyền Pakistan đã gọi việc nhập khẩu dầu thô của Nga là một "ngày thay đổi" đối với đất nước đang chìm trong khủng hoảng, đồng thời là một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa hai nước.
Nhu cầu năng lượng của Pakistan đang tăng lên. Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Mỹ (ITA): Năm 2019, nước này sản xuất 4,3 triệu tấn dầu thô, chỉ đáp ứng 20% tổng nhu cầu xăng dầu của cả nước. 80% còn lại được đáp ứng thông qua nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế trị giá 15-16 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, theo Burshane LPG (Pakistan) Limited, tổng nhu cầu LNG hàng năm ở Pakistan ước tính khoảng 1,4 triệu tấn, trong đó khoảng 876.000 tấn được sản xuất trong nước và số còn lại cần phải nhập khẩu từ các nước láng giềng. Trong khi nhu cầu LNG trong nước không ngừng tăng thì sản lượng trong nước lại trì trệ, nên mỗi khi nhu cầu trong nước tăng thì nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng.
Trước đây, Pakistan đã nhập khẩu dầu và khí đốt từ các nước Arab và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được xây dựng để đảm bảo việc nhập khẩu này từ khu vực vùng Vịnh. Nhưng một số ước tính cho thấy dầu thô của Nga có giá 60 USD/thùng và dầu mua từ vùng Vịnh là 84 USD/thùng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng nguồn cung mới từ Nga có thể gặp thách thức về kỹ thuật, tài chính và chính trị, đặc biệt là liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra.
Rana Abrar Khalid, một nhà phân tích có trụ sở tại Islamabad, nhận định rằng Pakistan không có đủ năng lực kỹ thuật để lọc dầu thô nặng của Nga. Theo ông, các nhà máy lọc dầu của Pakistan có thể tinh chế dầu thô nhẹ nhập khẩu từ vùng Vịnh, trong khi dầu của Nga rất nặng, có nghĩa là nó không thể được xử lý dễ dàng thông qua mạng lưới các hệ thống nhà máy lọc dầu của Pakistan. Do đó, chuyên gia Khalid cho rằng Pakistan sẽ phải xây dựng các nhà máy lọc dầu thô của Nga, điều này có thể cần rất nhiều đầu tư.
Ngoài ra, do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, các nước như Pakistan khó thực hiện giao thương với Nga. Ví dụ, ông Khalid nhấn mạnh rằng các công ty hoặc chính phủ Pakistan không thể thực hiện thanh toán thông qua hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ông giải thích: "Nga có phương thức thanh toán riêng nhưng Pakistan không thể làm theo".
Mặc dù vậy, thỏa thuận mới về năng lượng giữa Moskva và Islamabad là bằng chứng nữa về nhu cầu nguyên liệu thô của Nga, nhấn mạnh rằng dù các nước phương Tây có tìm cách ngăn chặn việc tiếp cận thị trường thế giới của dầu mỏ từ Nga đến đâu thì những nỗ lực này cũng có giới hạn.
Tiến sĩ Noor Fatima, chuyên gia từ Đại học Hồi giáo Quốc tế ở Islamabad cho rằng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các thương vụ dầu khí này. Bà nói với Deutsche Welle rằng họ đã hỏi Pakistan về chi tiết của những thỏa thuận đó, lưu ý thêm rằng Mỹ lo ngại những thỏa thuận như vậy có thể đẩy Pakistan xích lại gần Nga.
Về phần mình, Tiến sĩ Zafar Nawaz Jaspal tại Đại học Quaid e Azam ở Islamabad lo ngại rằng nếu Pakistan xích lại gần Nga hơn hoặc tiếp tục mua dầu khí từ Moskva, Washington có thể áp đặt các lệnh trừng phạt gián tiếp lên nước này. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể gây áp lực lên các tổ chức tiền tệ quốc tế để tạo ra những khó khăn tài chính cho Pakistan. Vì vậy, phương Tây có thể sử dụng các chiến thuật khác nhau để ngăn cản Pakistan mua dầu và khí đốt của Nga.
Pakistan hiện đang thiết lập lại mối quan hệ với Mỹ. Islamabad đã nhận được gói hỗ trợ tài chính từ IMF trong những tháng gần đây. Nước này cũng đang đảm bảo các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các tổ chức tài chính khu vực và toàn cầu khác. Nhiều người ở Pakistan cho rằng sự hỗ trợ tài chính như vậy dành cho Pakistan không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh.
Moldova tuyên bố dừng mua khí đốt của Nga Bộ trưởng Năng lượng Moldova Victor Parlicov ngày 2/10 cho biết quốc gia này đã dừng nhập khẩu khí đốt từ tập đoàn Gazprom của Nga. Trạm nén khí Slavyanskaya trên hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Tập đoàn Gazprom ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Thông báo của ông Victor Parlicov cho thấy Moldova - một trong những nước...