Ant Group tìm đường lui cho tỉ phú Jack Ma
Ant Group đang tìm cách giúp Jack Ma thoái cổ phần và từ bỏ quyền kiểm soát tại công ty.
Reuters dẫn lời ba nguồn thạo tin cho biết các quan chức từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cùng với Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) đã có những buổi đàm phán riêng với Jack Ma và Ant Group từ tháng 1 – 3 vừa qua. Cả hai bên đã thảo luận về khả năng Jack Ma rút khỏi công ty.
Đây là lần đầu Reuters đưa tin chi tiết về các cuộc thảo luận xung quanh tương lai của Ant Group và Jack Ma. Tờ Wall Street Journal từng đưa tin Jack Ma đề nghị giao các phần của Ant Group cho chính phủ Trung Quốc trong một cuộc họp tháng 11.2020.
Tuy nhiên, Ant Group phủ nhận việc thoái vốn cổ phần của Jack Ma. Phát ngôn viên của công ty cho biết: “Việc ông Jack Ma thoái vốn chưa bao giờ là chủ đề được chúng tôi thảo luận”.
Reuters chưa thể xác định liệu Ant Group và Jack Ma có tiến hành phương án thoái vốn hay không, và nếu có thì họ sẽ làm việc đó bằng cách nào. Ant Group hy vọng Jack Ma có thể bán cổ phần trị giá hàng tỉ USD cho các cổ đông hiện tại hoặc cổ đông của Alibaba, nhưng nguồn tin khác lại tiết lộ cơ quan quản lý yêu cầu Jack Ma không được phép bán cổ phần cho tổ chức hoặc cá nhân nào gần gũi với mình mà phải thoát hoàn toàn.
Video đang HOT
Vị tỉ phú 56 tuổi còn lựa chọn sau cùng là chuyển nhượng cổ phần của mình cho nhà đầu tư Trung Quốc có liên kết với nhà nước. Bất kỳ động thái nào cũng cần được Bắc Kinh chấp thuận.
Các nguồn tin đều nhất quán khi cung cấp tiến trình thời gian đàm phán giữa cơ quan quản lý và Ant Group trong vài tháng qua. Những cuộc thảo luận về cổ phần diễn ra trong bối cảnh Ant Group bị buộc tái cấu trúc, chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính quyền. Việc Jack Ma rút lui có thể giúp dọn đường cho Ant Group hồi sinh kế hoạch phát hành cổ phiếu. Ant Group sắp huy động được 37 tỉ USD trong đợt IPO thì phải trì hoãn sau cuộc họp hôm 2.11.2020 giữa Jack Ma với các nhà quản lý.
Bắc Kinh đã tiến hành nhiều cuộc điều tra và đưa ra nhiều quy định mới không chỉ ảnh hưởng “đế chế” của Jack Ma mà còn “càn quét” khắp ngành công nghệ của đất nước, gây tác động đến những doanh nhân tỉ phú khác.
Tỉ phú Jack Ma chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi Alibaba bị chính quyền Trung Quốc tuyên phạt 2,75 tỉ USD với lý do lạm dụng vị thế độc quyền. Vài ngày sau đó, Ant Group được ngân hàng trung ương yêu cầu trở thành công ty cổ phần tài chính, phải tuân theo các quy tắc ngân hàng mà công ty đã cố tránh cho đến thời điểm này.
Dù đã rút khỏi những vị trí lãnh đạo, Jack Ma vẫn giữ quyền kiểm soát đối với Ant Group và Alibaba. Mặc dù chỉ sở hữu 10% cổ phần của Ant Group, Jack Ma kiểm soát công ty thông qua các đơn vị liên quan. Bản cáo bạch IPO từ Ant Group cho thấy Hangzhou Yunbo – phương tiện đầu tư cho Jack Ma – có quyền kiểm soát hai thực thể sở hữu 50,5% cổ phần của Ant Group. Do đó Yunbo có thể quyết định các vấn đề liên quan đến Ant Group, thực hiện quyền biểu quyết tổng hợp của ba thực thể.
Bản cáo bạch cũng cho thấy Jack Ma nắm giữ 34% vốn cổ phần tại Hangzhou Yunbo. Nguồn tin thân cận với Ant Group cho biết có khả năng cao là Jack Ma sẽ bán cổ phần tại Huangzhou Yunbo để thoát khỏi Ant Group, rồi cuối cùng sẽ mở đường cho công ty này tiến gần hơn đến việc hoàn thành cải tổ, phục hồi đợt IPO.
Jack Ma xuất hiện trong cuộc họp của Ant Group tại Bắc Kinh
Nơi ở và hoạt động của Jack Ma được chú ý sau khi vị tỷ phú phát biểu trong một hội nghị tài chính ở Thượng Hải cuối tháng 10/2020.
Theo của Zing , Jack Ma đã ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 14/4. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của Jack Ma từ khi chính quyền Trung Quốc tuyên phạt 2,8 tỷ USD với Alibaba, với lý do lạm dụng vị thế độc quyền. Tuy không còn giữ chức chủ tịch Alibaba, Jack Ma vẫn là cổ đông lớn của tập đoàn này.
Nơi ở và hoạt động của Jack Ma được giới truyền thông chú ý sau khi ông phát biểu tại diễn đàn tài chính Thượng Hải cuối năm 2020.
Sau bài phát biểu tại diễn đàn cùng thông tin Trung Quốc ngăn chặn đợt IPO của Ant Group, nơi ở và hoạt động của Jack Ma được giới truyền thông chú ý. Tin đồn lan truyền cho rằng nhà sáng lập Alibaba trốn sang Singapore, bị quản thúc tại gia, tịch thu tài sản hoặc ngồi tù.
Ngày 20/1, Jack Ma xuất hiện trong đoạn video gửi đến 100 giáo viên Trung Quốc kỷ niệm ngày Lạp Bát (8/12 theo lịch âm). Đến tháng 2, ông được phát hiện chơi golf tại Sun Valley Golf Resort, thuộc khu nghỉ dưỡng 5 sao với 27 lỗ golf, không gian xanh mát.
Trong tuần này, Ant Group tuyên bố đồng ý lệnh tái cấu trúc, chấp nhận việc kiểm soát chặt chẽ hơn sau những yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. Theo Forbes , Jack Ma đang là người giàu nhất Trung Quốc tính đến 16/4. Sau án phạt với Alibaba, tài sản của ông tăng 2,3 tỷ USD.
Cùng ngày 14/4, vị tỷ phú đã xuất hiện trong buổi họp của Hiệp hội Địa lý Nga cùng Tổng thống Vladimir Putin và một số quan chức. Dù vậy, ông không phát biểu trong suốt sự kiện.
Jack Ma xuất hiện cùng Tổng thống Putin ngày 14/4 sau án phạt đối với Alibaba.
Được thành lập năm 1845 tại Saint Petersburg, mục tiêu của Hiệp hội Địa lý Nga nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các chương trình nghiên cứu, khám phá trong lĩnh vực hải dương và dân tộc học.
Trên website của hiệp hội, Jack Ma xuất hiện trong danh sách hội đồng quản trị, cùng nhiều quan chức Nga như Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu Sergei Kuzhugetovich hay Bộ trưởng Năng lượng Shulginov Nikolai Grigorievich.
Không chỉ nằm trong ban quản trị Hiệp hội Địa lý Nga, tập đoàn Alibaba do Jack Ma đồng sáng lập từng hợp tác với Nga trong lĩnh vực thương mại điện tử. Theo CNBC , Alibaba đã ký hợp đồng với một số công ty Nga vào năm 2018 nhằm xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử, kết hợp các dịch vụ thanh toán, Internet và trò chơi của Nga.
Trong nhiều tháng qua, Jack Ma không còn xuất hiện nhiều sau khi chính quyền Trung Quốc mạnh tay với Alibaba và Ant Group, công ty thanh toán do vị tỷ phú thành lập.
Jack Ma đã "biến mất" sau buổi nói chuyện tại diễn đàn tài chính ở Thượng Hải cuối tháng 10/2020. Tại đây, ông đã công khai chỉ trích bất cập trong hệ thống quản lý tài chính Trung Quốc, kêu gọi cải tổ bộ máy mà theo ông là "bóp nghẹt đổi mới, sáng tạo".
Những Fintech khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị kìm hãm Việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ. NHỮNG NẠN NHÂN "ĐỨNG ĐẦU NGỌN GIÓ" Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech. Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công...