Anh tăng viện trợ cho Ukraine, Hungary nguy cơ bị nghị viện châu Âu trừng phạt
Thủ tướng Rishi Sunak thông báo, Anh sẽ nâng mức hỗ trợ trong năm tài chính tiếp theo cho Ukraine lên 2,5 tỷ Bảng (3,19 tỷ USD), tăng 200 triệu Bảng so với 2 năm trước.
Theo Reuters, ông Sunak hôm 12/1 đã tới Kiev để khẳng định sự ủng hộ của Anh dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đồng thời cam kết tăng cường viện trợ quân sự nhằm giúp Kiev mua các khí tài không người lái mới, kể cả máy bay không người lái (UAV) trinh sát, tấn công tầm xa và xuồng không người lái.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak (giữa) đến Kiev, Ukraine ngày 12/1. Ảnh: Reuters
Ông Sunak và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng ký một “thỏa thuận an ninh chưa từng có”, đảm bảo trợ giúp Kiev về vũ khí, thông tin tình báo, công nghệ mạng cũng như các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Video đang HOT
Ông Zelensky tiết lộ, thỏa thuận sẽ được giữ nguyên cho đến khi Ukraine gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hungary nguy cơ bị nghị viện châu Âu trừng phạt
Đài RT đưa tin, khoảng 120 thành viên Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp đã ký một bản kiến nghị đòi tước bỏ quyền biểu quyết của Hungary trong Liên minh châu Âu (EU).
Trong một thông điệp trên mạng xã hội X ngày 12/1, nghị sĩ Petri Sarvamaa của Phần Lan tiết lộ đã khởi xướng động thái trên hồi đầu tuần này. Ông Sarvamaa cáo buộc Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã “bắt giữ Liên minh châu Âu (EU) làm con tin” vì phản đối viện trợ cho Ukraine. Chính khách này cho rằng, việc tước bỏ các quyền biểu quyết của ông Orban tại Nghị viện châu Âu là “cách duy nhất để bảo vệ các giá trị của EU và đảm bảo hoạt động của các quá trình ra quyết định”.
Ông Sarvamaa muốn viện dẫn Điều 7 trong luật của EU, cho phép khối đình chỉ một thành viên vì “liên tục vi phạm” các giá trị của liên minh. Nếu 1/3 số thành viên của Ủy ban châu Âu và 2/3 trong tổng số 705 thành viên của Nghị viện châu Âu đồng ý, Hungary có thể bị đình chỉ các quyền của nước thành viên, bao gồm cả quyền bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu.
Động thái của ông Sarvamaa diễn ra khi EU và ông Orban đang đàm phán về gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (54,6 tỷ USD) cho Ukraine. Theo tờ Financial Times, liên minh sẵn sàng chấp nhận đề xuất của lãnh đạo Hungary về việc tái đánh giá viện trợ hàng năm. Brussels cũng cấp 10 tỷ Euro tài trợ cho Budapest sau một thời gian trì hoãn.
Hungary ra điều kiện để không phản đối EU viện trợ Ukraine
Budapest yêu cầu cần có đánh giá hàng năm về khoản hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Kiev.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại Budapest ngày 18/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo Mỹ Politico ngày 9/1, các quan chức Hungary đã đặt điều kiện để không phủ quyết gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro của EU dành cho Ukraine. Cụ thể là số tiền này sẽ được phân bổ trong thời gian 4 năm và phải được đem ra đánh giá hàng năm, trải qua các cuộc bỏ phiếu thông qua để xem có được cấp tiếp hay không. Đề xuất của Budapest đã được trình bày trong cuộc họp của 27 chuyên gia ngân sách của EU tổ chức vào ngày 5/1 vừa qua.
Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chặn gói viện trợ Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh tháng 12/2023 của Hội đồng châu Âu (EC). Các nhà lãnh đạo EU đã gây sức ép, hy vọng buộc ông Orban phải thay đổi quyết định trước cuộc họp ngày 1/2 tới của khối.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Hungary cảnh báo Budapest có thể cản trở quá trình Ukraine gia nhập EU.
Trước đề xuất từ Budapest, các nhà ngoại giao EU nói với tờ Politico rằng điều kiện mà Hungary đưa ra sẽ không giúp Ukraine trong dự báo tài chính.
Một nhà ngoại giao chỉ ra chương trình viện trợ sẽ được tài trợ thông qua ngân sách 7 năm của EU nên về căn bản, họ không thể thực hiện việc đánh giá hàng năm.
Kế hoạch viện trợ của EU rơi vào bế tắc cùng thời điểm Mỹ cạn dần nguồn viện trợ dành cho Ukraine. Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp thêm 61,4 tỷ USD cho Ukraine như một phần của dự luật chi tiêu khẩn cấp trị giá 106 tỷ USD đang bị đình trệ tại Quốc hội. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa cho rằng Tổng thống Joe Biden thiếu một chiến lược rõ ràng để chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine và việc gửi vũ khí cho nước này chỉ kéo dài xung đột.
Bên cạnh đó, quan chức EU lo ngại Thủ tướng Orban có thể mở rộng sức ảnh hưởng hơn nữa đối với EU nếu Hungary đảm nhận chức chủ tịch luân phiên EC và dự kiến Chủ tịch EC Charles Michel rời khỏi vị trí này vào cuối năm nay. Một kịch bản như vậy có thể xảy ra nếu các nhà lãnh đạo EU không nhanh chóng tìm ra người thay thế ông Michel, mở ra cơ hội cho Thủ tướng Orban tiếp quản EC từ tháng 7 đến tháng 12.
EU lên kế hoạch hỗ trợ thêm tài chính cho Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 26/12, báo Financial Times đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét kế hoạch dự phòng, theo đó cung cấp 20 tỷ euro (22,08 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine bất chấp sự phản đối của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN Trước đó, tại hội...