Anh sắp đạt thỏa thuận gia nhập CPTPP
Dự kiến Anh sắp đạt thỏa thuận rộng hơn về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Anh cho biết đàm phán đã diễn ra suôn sẻ về việc gia nhập CPTPP. Ảnh REUTERS
Tờ The Straits Times ngày 30.3 đưa tin 11 thành viên của một thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương dự định sẽ sớm đạt thỏa thuận rộng hơn với Anh về việc nước này gia nhập.
Các nguồn thạo tin cho hay dự định sớm có thông báo chính thức về việc này. Anh cho biết đàm phán đã diễn ra suôn sẻ về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Video đang HOT
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Rishi Sunak cho hay các bộ trưởng dự kiến thảo luận về CPTPP với những người đồng cấp của họ trong tuần này và sẽ có cập nhật “trong thời gian sớm nhất có thể”.
Anh luôn mong muốn xây dựng những mối quan hệ thương mại toàn cầu sau khi rời Liên minh châu Âu (EU). London bắt đầu đàm phán về việc gia nhập CPTPP từ tháng 6.2021 khi muốn xoay trục sang các nền kinh tế xa hơn nhưng phát triển nhanh, nhất là ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
11 nền kinh tế CPTPP bao gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
Tư cách thành viên sẽ bổ sung cho các thỏa thuận thương mại song phương hiện có giữa Anh với một số quốc gia thành viên, với mục đích chung là tiếp tục cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa và giảm các rào cản đối với dịch vụ và thương mại kỹ thuật số.
“Chúng tôi đang đạt được tiến bộ lớn trong việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và mong muốn kết thúc các cuộc đàm phán trong thời gian sớm nhất. Chính phủ đang làm việc để đảm bảo rằng Vương quốc Anh tham gia với các điều khoản phù hợp với doanh nghiệp Anh và phù hợp với các ưu tiên trong nước”, theo một phát ngôn viên Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh.
Anh, Pháp tìm cách củng cố quan hệ đối tác để đối phó thách thức chung
Tại cuộc gặp ngày 10/3, lãnh đạo Anh-Pháp sẽ tập trung thảo luận việc củng cố quan hệ đối tác giữa hai nước nhằm đối phó với các thách thức chung, trong đó có vấn đề di cư, năng lượng, hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong buổi tiếp đón trước Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Anh được tổ chức tại Điện Elysee ở Paris (Pháp), ngày 10/3/2023. (Nguồn: Reuters/Ảnh chụp màn hình)
Ngày 10/3, Văn phòng Thủ tướng Anh đã ra thông cáo báo chí về nội dung cuộc gặp giữa Thủ tướng Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emanuel Macron dự kiến diễn ra tại Paris tối cùng ngày.
Thông cáo nêu rõ cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào củng cố quan hệ đối tác Anh-Pháp để đối phó với các thách thức chung bao gồm vấn đề di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, đảm bảo nguồn cung năng lượng trong nước, tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại cuộc gặp này, nhằm thể hiện cam kết đối với an ninh của châu Âu, Thủ tướng Sunak sẽ xác nhận việc Anh tổ chức hội nghị lần thứ tư của Cộng đồng chính trị châu Âu trong năm 2024.
Dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Điện Elysee. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Anh-Pháp trong vòng 5 năm qua. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết một số Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Nội vụ cùng tham dự cuộc gặp.
Phát biểu tối 9/3 trước thềm cuộc gặp, Thủ tướng Sunak khẳng định quan hệ lịch sử lâu đời, sự gần gũi về địa lý, tầm nhìn chung về toàn cầu cho thấy mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước không chỉ mang giá trị mà còn đóng vai trò quan trọng.
Ông nêu rõ Anh và Pháp đang phối hợp ngăn chặn vấn đề di cư bất hợp pháp, đồng thời nhấn mạnh vai trò của hai nước trong việc bảo vệ châu Âu và đảm bảo an ninh toàn cầu.
Theo nhà lãnh đạo Anh, trước các mối đe dọa mới và chưa từng có, hai nước cần củng cố các cấu trúc liên minh để sẵn sàng ứng phó với thách thức trong tương lai.
Cuộc gặp này sẽ mở đường cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Vua Anh Charles III tới Pháp kể từ khi lên ngôi vào tháng 9/2022. Chuyến thăm dự kiến diễn ra vào cuối tháng Ba.
Các động thái này được cho là thể hiện nỗ lực của Anh trong việc củng cố cầu nối với các nước láng giềng châu Âu sau nhiều năm quan hệ căng thẳng do Brexit.
Nga đánh giá triển vọng đàm phán về Ukraine, Transnistria có khả năng bị khiêu khích Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hiện tại không có điều kiện tiên quyết nào cho các cuộc đàm phán về Ukraine, hoạt động quân sự đặc biệt đang hướng tới các mục tiêu chính. "Chúng tôi không thấy bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để đàm phán hòa bình về Ukraine, trong khi hoạt động quân sự đặc...