Anh rót hàng tỷ USD cho tên lửa nhanh nhất thế giới
Chính phủ Anh sẽ đầu tư hơn 9,2 tỷ USD cho các nghiên cứu quân sự mới, trong đó có tên lửa siêu vượt âm và vũ khí laser.
Khoản ngân sách này được nêu trong Đánh giá Tổng hợp về Chính sách Đối ngoại, Quốc phòng, An ninh và Phát triển của chính phủ Anh, được công bố hôm 16/3.
Nguồn ngân sách đáng kể sẽ được Bộ Quốc phòng Anh rót vào “nghiên cứu rủi ro cao”, bao gồm các lĩnh vực không gian, vũ khí năng lượng định hướng và tên lửa tốc độ cao tiên tiến nhằm mang lại lợi thế quân sự lâu dài.
Bộ Quốc phòng Anh không nêu chi tiết mức chi cho các chương trình vũ khí trên, song khẳng định đầu tư vào công nghệ tên lửa mới không chỉ để phát triển vũ khí siêu vượt âm mà còn nhằm hiểu được cách tốt nhất để đối phó với chúng.
Video đang HOT
Tiêm kích Typhoon của không quân Anh mang theo tên lửa hành trình Storm Shadow cất cánh từ Cyprus ngày 10/3. Ảnh: RAF.
Anh quyết định rót hàng tỷ USD cho tên lửa siêu vượt âm cùng các vũ khí mới trong bối c ảnh các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên những năm qua phát triển nhiều loại vũ khí mới.
Nga đầu tư vào các chương trình vũ khí mới có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có, bao gồm phương tiện lướt siêu vượt âm có thể bay với tốc độ hơn 24.000 km/h.
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó có thể xuyên thủng lớp phòng thủ tên lửa của đối phương.
Cuộc đua vũ khí siêu vượt âm bắt đầu sau khi Nga thông báo thử thành công tên lửa hành trình diệt hạm 3M22 Zircon hồi tháng 10/2020 và biên chế phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard, có thể mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Trung Quốc cũng phát triển phơng tiện lướt siêu vượt âm DF-17, được cho có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh.
Quân đội Mỹ hồi tháng 3/2020 phóng thử Phương tiện lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) của hải quân từ Hawaii. Bộ trưởng Lục quân Mỹ khi đó là Ryan McCarthy cho biết C-HGB đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch chỉ 15 cm.
Chiến đấu cơ Anh sẽ tham gia tập trận tấn công giả định vệ tinh kẻ thù
Bộ Chỉ huy Không gian Anh có thể sớm điều động các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia tới "rìa" không gian vũ trụ tham gia tập trận diệt vệ tinh của kẻ thù.
Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: AP
Dẫn các nguồn tin giấu tên, báo Anh Express cho biết nhiệm vụ huấn luyện sẽ do các phi công hàng đầu, dày dạn kinh nghiệm của nước này triển khai. Lực lượng sẽ tham gia các cuộc tấn công giả định nhằm vào vệ tinh viễn thông và quân sự của các nước đối đầu.
Các chuyến bay huấn luyện sẽ được thực hiện ở độ cao 12.000m so với Trái Đất. Còn khi đối với một cuộc tấn công thực, các chiến đấu cơ Typhoon phải nhắm mục tiêu và phóng tên lửa chống vệ tinh (ASAT) ở độ cao 18.000m.
Các thông tin trên được đưa ra sau khi Tư lệnh Không quân Anh Mike Wigston tuyên bố việc quân sự hóa lĩnh vực không gian vẫn còn gây tranh cãi, song cũng sẽ là thiếu sót nếu các lực lượng vũ trang của Anh không chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các mối đe dọa liên quan đến chức năng vận hành của vệ tinh, trong đó có định vị GPS.
"Nếu cần thiết, chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia. Trung Quốc, Nga và những nước khác cũng đều đang phát triển năng lực chống vệ tinh", Tư lệnh Wigston nói.
Trung Quốc và Nga đã nhiều lần phản đối triển khai vũ khí bên ngoài vũ trụ và cảnh báo về sự nguy hiểm nếu xảy ra cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực này. Tháng 11/2019, Nga đã phóng vệ tinh giám sát Cosmos lên không gian với nhiệm vụ giám sát và kiểm tra tình trạng của các vệ tinh Nga khác quay quanh Trái Đất.
Tháng 11/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố thành lập Bộ Chỉ huy Không gian nước Anh trong khuôn khổ chính sách mở rộng quốc phòng lớn nhất của quốc gia này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trước đó một năm, Washington cũng thành lập Lực lượng Không gian Mỹ (USSF).
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1 Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi Nhật Bản và các nước khác chưa ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của các nước ký hiệp ước. TPNW sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1. Tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn...