[ẢNH] Những điều “đại kỵ” cần tránh khi ăn dứa giải nhiệt ngày hè
Dứa chín là loại quả được nhiều người yêu thích và sử dụng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Không chỉ thơm ngon, loại trái cây này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cần tránh một số điều như: Không ăn dứa khi đói, hạn chế ăn khi bị đau dạ dày, không dùng ngay sau khi ăn hải sản… để tránh những ảnh hưởng không đáng có tới sức khỏe của bạn.
Dứa được coi là một “siêu” thực phẩm khi sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào. Một chén dứa thái lát có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magie, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt…
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, dứa đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Ăn dứa mỗi ngày sẽ giúp cho làn da trở nên căng mịn, tràn đầy sức sống, tránh khỏi tình trạng nhăn nheo hay chảy xệ…
Ngoài việc giúp phục hồi làn da, dứa còn được coi là một loại thực phẩm giúp giảm cân một cách hiệu quả
Dứa ít calo, natri, cholesterol, chất béo bão hòa, trong khi lại rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Các enzyme chứa trong quả dứa có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ giảm lượng chất béo trong cơ thể, từ đó đem đến cho chúng ta một vóc dáng thon gọn, săn chắc
Việc thêm dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày còn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt của bạn
Beta carotene và vitamin A trong dứa có thể làm chậm sự thoái hóa của điểm vàng. Hấp thu một lượng beta carotene thích hợp trong thức ăn hàng ngày có thể giúp bạn bảo vệ mắt, giúp cho mắt sáng khỏe, thị lực tốt
Những ngày hè nóng bức, dứa là loại trái cây được nhiều người sử dụng để giải khát, đồng thời bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn dứa, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình
Không ăn dứa xanh: Việc ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Nguyên nhân là do, khi chưa chín, trong dứa tồn tại rất nhiều chất độc hại, có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột
Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi đói bụng là một trong những sai lầm phổ biến gây tổn hại sức khỏe mà chúng ta hay mắc phải
Nguyên nhân là do, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu
Video đang HOT
Theo các chuyên gia y tế, sau khi thưởng thức hải sản, chúng ta không nên ăn dứa
Ăn dứa ngay sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin có trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa
Nguyên nhân là bởi, trong dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dế gây nôn nao, khó chịu, thậm chí khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng theo chuyên gia y tế, các bà bầu, đặc biệt là những người mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn
Trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nếu ăn quá nhiều dứa sẽ dễ gây sảy thai. Do đó, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ và thưởng thức một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo
Bạn tuyệt đối không được ăn dứa khi chúng có dấu hiệu dập nát hay hư hỏng
Là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm Candida tropicalis – một loại nấm độc. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả dứa và gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy và nổi mề đay…
Những người có bệnh xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết như máu cam, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết… không nên ăn dứa
Các nghiên cứu đã chỉ ra, dứa có tác dụng phân giải fibrin chống tụ huyết. Do đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi ăn dứa để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, các bà nội trợ lưu ý, khi mua dứa, hãy chọn mua những quả dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát. Trước khi ăn, hãy gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa
Nếu ăn trực tiếp (ăn sống), bạn cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc, đồng thời ức chế enzyme phân giải protein để khi ăn không còn cảm giác rát lưỡi
Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng. Chúng ta có thể chế biến dứa thành nhiều món khác nhau như mực xào dứa, dứa xào thịt bò…
Ngày nóng, uống bột sắn dây cần biết những điều này để khỏi 'hạ độc' cơ thể
Bột sắn dây là đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo không phải ai cũng nên uống bột sắn dây và khi uống cũng cần lưu ý một số 'đại kỵ' sau để không gây độc cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Bột sắn dây là thức uống thích hợp để giải nhiệt ngày hè. Với công dụng giải nhiệt, giải độc, bảo hộ tế bào gan, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu. Ngoài ra, bột sắn dây còn chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...
Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái... không nên dùng sắn dây.
Với trẻ em
Theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng "sống", có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Theo bác sỹ cao cấp y học cổ truyền, Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn.
Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng "sống", có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận cơ thể của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
TS. BS Phan Bích Nga, GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng cũng cho biết, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong ngày nóng là cho con ăn, uống bột sắn... thay vì ăn bột, cháo vì nghĩ trẻ giống mình. Trong khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đang phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế.
Bởi bột, cháo nấu cho trẻ thông thường luôn đủ 4 nhóm chất (đạm, protein, lipit, vitamin) trong khi các loại khoai, sắn... lại có nhiều thành phần kém hấp thu vi chất còn các loại hạt (đỗ, sen...) cho vào cháo cũng gây lâu tiêu, ít năng lượng khiến trẻ chậm lớn.
Với thai phụ
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn.
Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Ảnh minh họa: Internet
Bột sắn dây pha cùng mật ong có thể gây chết người?
Lương y Bùi Hồng Minh, thuộc Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết bản thân ông đã từng thử nghiệm bột sắn dây và mật ong và có bị đầy bụng, đau bụng. Chính vì thế, lương y Minh khuyến cáo nên hạn chế dùng hai sản phẩm này với nhau.
Các sách Đông y dược cũng đưa ra khuyến cáo những thực phẩm kỵ nhau, trong đó có mật ong và bột sắn dây. Nhưng thông tin cho rằng kết hợp hai loại này với nhau dẫn đến đột tử thì không đúng. Tại phòng khám của lương y Minh cũng có người hằng ngày đang uống bột sắn dây pha nước ấm, thêm chút mật ong.
Khi uống, cơ địa của người nào không hợp thì người đó có thể bị đau bụng, khó chịu. Khi uống, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Theo lương y Minh, mật ong không phải là một chất do con ong bài tiết ra mà chủ yếu là mật hoa được ong chế biến và cô đặc lại. Trong mật hoa, tỷ lệ nước lên tới 40% còn trong mất ong, tỷ lệ nước chỉ có 15-20%. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau. Mật ong thường có 60-70 % là glucozo, ngoài ra còn có đường fructoza và một số vitamin, vi lượng, hoạt chất sinh học.
Mật ong là một vị thuốc. Mật ong có thể giảm giảm độ đậm đặc của axit dạ dày và làm cho vết thương dạ dày lành nhanh hơn, giảm tình trạng đau loét dạ dày.
Những người cơ thể đang bị hàn không nên sử dụng mật ong và bột sắn dây vì bột sắn dây có tính hàn.
Ảnh minh họa: Internet
Nói về bột sắn dây và mật ong đại kỵ, lương y Vũ Quốc Trung thuộc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Hà Nội chia sẻ ông nhận được rất nhiều câu hỏi về điều này. Theo lương y Trung, ngay cả thuốc người ta cũng phải sử dụng theo bài vì có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi lẽ, mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống.
Tuy nhiên, lương y Trung cho biết theo tìm hiểu của ông, trong đông y, hai vị thuốc sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, khi dùng bột sắn dây cần lưu ý những điều sau
Không ăn quá nhiều
Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và chỉ nên cho 1 chút đường.
Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi
Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
Không pha quá nhiều đường
Nếu dùng bột sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống, trường hợp uống đường thì chỉ nên pha vừa đủ ngọt man mát, vì bột sắn dây pha thêm nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Không nên uống sống
Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín vì sắn dây có tính hàn dễ gây lạnh bụng.
Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất
Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm.
Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Bột sắn dây sau khi tan ra lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.
Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, bột có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.
12 thực phẩm nào được cho là 'ăn gì bổ nấy'? Nhiều thế kỷ trước, nhiều người theo học thuyết về tượng hình. Cách suy nghĩ này liên quan đến việc lựa chọn một số loại trái cây, rau quả và các loại thực vật có hình dạng giống như các cơ quan trong cơ thể. Quả óc chó nguyên vỏ trông giống như một bộ não nhỏ, giống nhau đến kỳ lạ. Quả...