Anh ngữ quốc tế – chìa khóa để thành công
Bạn muốn sử dụng tiếng Anh thông thạo, đồng thời có chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi? Hãy trau dồi vốn tiếng Anh của mình với một giáo trình bài bản, chuyên biệt để đạt được sự chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ phổ biến này.
Khóa học IESOL mang đến sự linh họat tối đa cho học viên.
Chương trình tiếng Anh Tổng quát IESOL của trung tâm đào tạo quốc tế Pegasus là một chương trình đặc biệt dành cho sinh viên và những người đang đi làm, giúp học viên đạt được trình độ cao về tiếng Anh và sở hữu chứng chỉ Anh ngữ ESOL được công nhận trên toàn cầu.
Cả giáo trình “Tiếng Anh quốc tế dành cho người nói ngôn ngữ khác” (IESOL) và chứng chỉ Anh ngữ ESOL đều được thiết kế và công nhận bởi tổ chức City & Guilds (Anh). Là một tổ chức đào tạo và hướng nghiệp hàng đầu vương quốc Anh, với hơn 130 năm lịch sử, City & Guilds luôn được công nhận rộng rãi và đánh giá cao bởi các học viên, các nhà tuyển dụng và các tổ chức hàng đầu trên thế giới.
Trung tâm đào tạo quốc tế Pegasus trực thuộc tập đoàn KinderWorld (Singapore), là đối tác duy nhất của City & Guilds tại Việt Nam. Pegasus đưa vào giảng dạy khóa học tiếng Anh tổng quát IESOL nhằm cung cấp cho học viên một chương trình Anh ngữ quốc tế hoàn thiện nhất, giúp học viên nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả trong học tập và trong công việc.
Một buổi học tiếng Anh tổng quát IESOL của các học viên tại trung tâm Pegasus.
Học viên sẽ được một bài kiểm tra đánh giá trình độ trực tuyến để xác định trình độ đầu vào cho lần đăng ký đầu tiên. Chương trình học được chia thành 5 cấp độ, từ sơ cấp đến cao cấp, và giảng dạy vào buổi tối và các ngày cuối tuần, tạo sự linh họat tối đa cho học viên.
Với đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, cùng với sự hỗ trợ của cơ sở vật chất hiện đại, chương trình sẽ mang đến cơ hội để học viên phát triển vốn tiếng Anh một cách toàn diện trong cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Pegasus hiện đang có ưu đãi dành cho các học viên đăng ký các khóa học IESOL trước ngày 15/8. Các khóa học tiếp theo sẽ bắt đầu khai giảng từ ngày 27/8.
Video đang HOT
Trung tâm Đào tạo Quốc Tế Pegasus Địa chỉ: 2/2C Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội ĐT: (84-4) 3726 4785 Website: http://kinderworld.net/piu/anhnguquocte/ Email: enquiry@pegasus.edu.vn
Tư liệu: Pegasus
Theo Infonet
Giáo viên tương lai vẫn mang nặng tư duy đọc chép
Sinh viên sư phạm dù có nhiều đổi mới nhưng tỉ lệ đọc - chép vẫn chiếm tới 50%. Đa số không tự nghiên cứu thêm và muốn ra trường chỉ dạy học sinh ngoan, nhiều em đạt học sinh giỏi cho... bõ công.
Xin giáo trình về học thuộc cho nhanh
Ngày nay, trước tình trạng xã hội ngày càng hiện đại, tầm nhận thức của các em học sinh ngày càng phát triển thì việc đào tạo ra những giáo viên giỏi trong tương lai thực sự không phải dễ dàng. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như môi trường học, kiến thức, phương pháp, giáo trình, sự chăm chỉ của các bạn .... Nếu các giáo viên tương lai không được đào tạo trong môi trường hiện đại thì sẽ rất khó để các bạn có thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
Bạn Nguyễn Hoài Thương - đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Công tác xã hội, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Về giáo trình đối với cả trường thì em không nắm rõ, nhưng đối với khoa em thì các môn giáo trình hầu như mới cả. Còn các khoa sư phạm, theo em thì giáo trình lâu nay vẫn thế thôi, bởi kiến thức cũng chỉ có vậy. Các thầy cô giáo trẻ thì hay có những phương pháp mới, còn đối với các thầy cô giáo lâu năm thì luôn đi theo lối mòn. Thực sự, trường em muốn dạy hiện đại cũng khó, vì trường không có máy chiếu lắp sẵn, ví dụ muốn trình chiếu power point thì lại phải đi mượn máy, nói chung là bị động".
Bạn Nguyễn Hà Thu - sinh viên năm 2 khoa Giáo dục Công dân trường ĐHSP HN thì lại cho rằng: "Trường em là trường có lịch sử lâu năm, nhiều truyền thống nên cũng chưa được hiện đại như một số trường khác. Giáo trình của bọn em thì chủ yếu là do các thầy cô trong khoa, trường tự viết. Các thầy cô giáo trẻ thì có dùng phương pháp giảng dạy mới, còn các thầy cô giáo già thì ít hơn. Có lẽ do các thầy cô dạy lâu năm nên đã quen với phương pháp giảng dạy như vậy".
Môi trường học đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng phương pháp giảng dạy của các trường sư phạm vẫn còn theo tư duy cũ.
Khác với Hà Thu và Hoài Thương, bạn Nguyễn Khánh Ly - sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh (ĐH Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: "Về những môn chung thì bọn em hầu như toàn xin cái đề cương cuối kỳ về học thuộc cho nhanh. Các thầy cô dạy khó hiểu hoặc có thể do bọn em không chú ý. Em thích học với các thầy cô có nhiều kinh nghiệm vì hay được nghe các thầy kể chuyện".
Các bạn cũng chia sẻ rằng hiện nay vẫn còn tình trạng giảng viên đọc - chép, có bạn thì cho rằng tỉ lệ đó chiếm 50%, tức là cứ 5 tiết thì sẽ có khoảng ít nhất 2 tiết là đọc - chép. Nhưng cũng có bạn thì cho rằng hiện tại chỉ có 1 số thầy cô vẫn áp dụng phương pháp đó, còn đâu hầu hết các thầy cô ở trên cứ giảng, sinh viên nghe được, ghi được gì thì ghi. Đó là chưa kể mỗi thầy cô một cách dạy, có người dạy chán, có người dạy hay, cuốn hút được sinh viên.
Đã thỏa mãn với kiến thức từ thầy cô giáo
Khi được hỏi về môn học ưa thích, hầu hết các bạn đều tỏ ra thích thú với môn Thực hành phương pháp giảng dạy. Môn này chia ra làm 2 phần. Đó là phần lý luận học về lý thuyết, còn thực hành thì sinh viên sẽ lên thực hành ngay tại lớp. Sinh viên năm 2 thì sẽ học học phần lý luận, chiếm 2 tín chỉ. Sang năm thứ 3 thì học học phần thực hành, chiếm 4 tín chỉ, số lượng tiết học tăng gấp đôi. Đặc biệt là ngành nào cũng có môn đó.
Bạn Dương Thu Trang (ĐHSP HN) cho biết: "Các môn chuyên ngành cứ học dần dần rồi sẽ thích, nhất là sau khi đi thực tập về. Bọn em cũng được thực hành thường xuyên, hầu như năm thứ 2 trở đi là bọn em thuyết trình suốt, gần như một môn thuyết trình 2 lần/tuần. Nhiều môn thì thêm vào nhưng bọn em không thích lắm. Ví dụ như môn xã hội học, theo cảm nhận riêng em thì nó hơi xa vời".
Ngoài các buổi thực hành, thực tế ít bạn tự nghiên cứu.
Bạn Trần Linh San (khoa Giáo dục Công dân - ĐHSP HN) chia sẻ: "Việc các môn học có tính thực hành hay không lại phụ thuộc vào mỗi khoa. Ví dụ như khoa Địa thì họ đi thực hành liên tục, khoa Sử thì đi kiến tập đến nhiều di tích, khoa Hóa thì rất nhiều. Nhưng có những khoa thì không thực hành gì, ví dụ như khoa Triết học. Đối với khoa em thì sinh viên năm 2 được đi kiến tập sư phạm, lên năm 3 thì đi thực tập 1 tháng, còn năm thứ 4 thì đi thực tập 1 tháng rưỡi. Nói chung nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức để sinh viên đi thực hành. Không những vậy, hàng năm vào dịp có giai đoạn phải thi nghiệp vụ với tất cả sinh viên từ năm nhất đến năm thứ 4. Các bạn được đi học nghiệp vụ và đi thi như: Thi viết bảng, thi làm đồ dùng dạy học, thi tài năng sư phạm, thi hùng biện .... "
Về các môn chuyên ngành, Linh San còn tiết lộ: "Em rất thích những môn như tôn giáo học, pháp luật, nhân học, dân tộc học, chính trị học nữa. Đó là các môn chuyên ngành của bọn em năm thứ 2. Còn rất nhiều môn học khác nữa nhưng chỉ chán cách dạy của các thầy cô. Ví dụ như môn tôn giáo học, môn em này rất thích nhưng thầy dạy chưa hay".
Ngoài ra, do học theo kiểu tín chỉ mới nên lượng thời gian các bạn sinh viên học ở nhà được nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn thừa nhận rằng do hơi lười nên thời gian tự học ở nhà cũng không nhiều. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, các bạn thường về quê, đi chơi với bạn bè hoặc chỉ lên thư viện để đọc sách khi gần thi học kỳ. Còn có bạn thì cho rằng ứng dụng các phương pháp cô dạy trên lớp đã không hết rồi nên không bao giờ nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới.
Điều này vô cùng bất lợi cho các bạn sinh viên. Bởi nếu không thường xuyên nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới thì khó mà có thể dạy tốt được. Vì hầu như thế hệ các em học sinh bây giờ rất giỏi, năng động, nếu các thầy cô giáo tương lai trở nên thụ động, kém cỏi, không hiện đại, không nhiều đam mê với nghề thì khác gì muôn đời vẫn lên lớp đọc cho học sinh chép.
Quan điểm về người giáo viên vẫn mang nặng bệnh thành tích
Trách nhiệm của một giáo viên trong thời buổi hiện nay luôn là vấn đề được nhiều sinh viên sư phạm quan tâm.
Bạn Nguyễn Thùy Linh (ĐHSP HN) cho biết: "Theo em, tất nhiên giáo viên cần có trách nhiệm với nghề, nhất là đối với giáo viên ngày nay thì càng cần có trách nhiệm hơn vì em thấy học sinh ngày nay ít tính tự giác như trước.
Đương nhiên, khi trở thành giáo viên thì bọn em vẫn về dạy học giống như truyền thống. Sẽ dạy với tất cả khả năng của mình, trừ khi là khả năng có hạn. Và em mơ ước sẽ có nhiều học sinh của em đạt được danh hiệu học sinh giỏi các cấp, bởi như thế thì mới bõ công làm giáo viên. Ngoài ra em cũng mong muốn sẽ được về dạy tại trường có truyền thống hiếu học, môi trường mô phạm và có nhiều điều kiện để phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình."
Ở cùng phòng với Linh, bạn Nguyễn Anh Thư (ĐHSP HN) tâm sự: "Em thì mong muốn được giảng dạy ở ngôi trường phù hợp với khả năng của mình, ngoài ra nhận thức của học sinh không quá kém".
Hơn nữa, đa số các bạn sinh viên cho rằng nếu được về dạy tại một môi trường rộng mở, tức là không quá tải bài tập thì các bạn sẽ có rất nhiều cách để khuyến khích học sinh học hỏi.
Bạn Vũ Minh Châu (ĐHSP HN) chia sẻ: "Nếu em được về dạy tại một môi trường rộng mở, không phải làm bài tập nhiều thì em sẽ hướng dẫn các em học sinh kỹ năng sống. Em thích cảnh mà các cô giáo hồi đi kiến tập hay dạy bọn em, đó là luôn ân cần chu đáo, đối xử tốt với các em học sinh và phải dạy hết mình. Em nghĩ lòng nhiệt tình của mình sẽ là món quà khích lệ tốt nhất cho học sinh".
Bạn Lê Thanh Huyền (ĐHSP HN) cho rằng: "Em sẽ tổ chức thật nhiều giờ học ngoài giờ thực hành, để học sinh có thể ứng dụng việc học vào thực tế. Em nghĩ học sinh thích thay đổi môi trường học thường xuyên, không nhất thiết là phải trong lớp học.
Giả sử nếu muốn học sinh miêu tả về 1 địa danh hay cảnh đẹp nào đó thì ta có thể tổ chức cho học sinh đến đó, vừa là thay đổi không gian học tập, vừa là để cho tiết học trở nên thú vị hơn. Nhờ vậy, kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhớ hơn.
Còn việc làm thế nào để có thể phát huy tính tự chủ, sự sáng tạo của học sinh thì em nghĩ vấn đề này không đơn giản chút nào, điều này phần nhiều phải phụ thuộc vào khả năng của mỗi người giáo viên. Nếu là em, em sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tranh luận về vấn đề nào đó hoặc theo chủ đề. Em sẽ tổ chức hàng tuần để học sinh có thể tự thể hiện ý kiến, để các em tự bộc bạch cảm xúc của mình".
TÙNG TRẦN
Theo Infonet
Ông giáo già 16 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật 16 năm qua, thầy Lê Vũ Đạo (86 tuổi, ở phố Trần Nhật Duật TP Nam Định) tình nguyện dạy học ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Không lương, không phụ cấp, bồi dưỡng, thầy miệt mài dạy chữ cho những em nhỏ khuyết tật và bị nhiễm chất độc da cam. Thầy Lê Vũ Đạo được Thủ...