Anh kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân
Ngày 4/12, Chính phủ Anh đã dừng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ của nước này do lo ngại kế hoạch đạt phát thải ròng bằng 0 của Công đảng có nguy cơ làm tăng giá và gây ra tình trạng thiếu điện.
Nhà máy điện hạt nhân Hartlepool. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, thông báo cho biết 4 nhà máy điện hạt nhân do tập đoàn EDF của Pháp sở hữu sẽ được kéo dài thời gian hoạt động thêm 2 năm, sau khi đánh giá an toàn về khả năng duy trì hoạt động của chúng. Cụ thể, Heysham 1 ở Lancashire và nhà máy điện Hartlepool ở Teesside đều được lên kế hoạch đóng cửa vào năm 2026 nhưng hiện sẽ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 3/2027. Cả hai đều đã hoạt động từ năm 1983. Heysham 2, cũng ở Lancashire, và Torness, ở East Lothian, dự kiến sẽ đóng cửa vào năm 2028 nhưng hiện sẽ vẫn hoạt động cho đến năm 2030. Hai nhà máy này được xây dựng sau Heysham 1 và Hartlepool 5 năm.
Bốn nhà máy điện hạt nhân được giữ nguyên được thiết kế vào những năm 1960 và tạo ra khoảng 15% điện năng của Anh.
Video đang HOT
Hoan nghênh kế hoạch duy trì hoạt động của các nhà máy hạt nhân, Bộ trưởng Miliband cho biết đây là chiến thắng lớn cho nền độc lập năng lượng của nước Anh. Ông cũng kêu gọi ủng hộ cho các dự án điện hạt nhân mới, điều đóng vai trò quan trọng trong việc “cai nghiện” nhiên liệu hóa thạch của Anh.
Quyết định tăng cường sử dụng các nguồn điện không liên tục như gió và Mặt Trời của Anh đã khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào điện nhập khẩu từ nước ngoài thông qua các bộ kết nối ngầm dưới biển.
Gió yếu khiến cho Anh phải nhập khẩu tới 14% điện từ châu Âu. Lo ngại về nhu cầu vượt quá nguồn cung cũng thúc đẩy kích hoạt kế hoạch chống mất điện tạm thời, yêu cầu các công ty điện lực đưa các nhà máy điện chạy bằng khí ra khỏi chế độ “ngủ đông” trong trường hợp cần thiết.
Quy mô sản xuất điện của lò phản ứng hạt nhân 'Hoa Long 1' cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc cho biết nhà máy điện hạt nhân Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, nơi đặt lò phản ứng đầu tiên trên thế giới về công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ ba "Hoa Long 1" của Trung Quốc, đã tạo ra hơn 300 tỷ kWh điện một cách an toàn.
Công trình xây dựng Dự án điện hạt nhân Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 22/2/2024. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Sản lượng điện được sản xuất tại lò phản ứng trên liên tục tăng trong 10 năm và quy mô sản xuất điện đạt mức cao kỷ lục.
Tại nhà máy Phúc Thanh có 6 tổ máy điện hạt nhân với công suất hàng triệu kWh, trong đó tổ máy số 5 và số 6 là công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ ba "Hoa Long 1" của Trung Quốc với quyền sở hữu trí tuệ hoàn chỉnh và tự chủ.
Ông Phó Thành, Phó trưởng phòng kế hoạch sản xuất điện hạt nhân tại Phúc Thanh, cho hay sản lượng điện của "Hoa Long 1" có thể đạt khoảng 27-28 triệu kWh/ngày, công suất phát điện của tổ máy này rất tuyệt với. Hiện công suất phát điện của toàn bộ nhà máy Phúc Thanh đạt khoảng 50 tỷ kWh/năm.
Cũng theo ông Phó Thành, "Hoa Long 1" có tuổi thọ thiết kế là 60 năm và lõi lò phản ứng sử dụng 177 tổ hợp nhiên liệu hạt nhân. Sản lượng điện một năm của toàn bộ nhà máy Phúc Thanh có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện để sản xuất và sinh hoạt hàng năm của 5 triệu người dân các nước phát triển trung bình.
Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ năng lượng điện hạt nhân Phúc Kiến Ngao Trạch Mân cho rằng theo mức tiêu thụ điện xã hội của tỉnh Phúc Kiến hiện nay, cứ khoảng 6 kWh điện thì có 1 kWh đến từ nhà máy điện hạt nhân Phúc Thanh. Có thể nói nhà máy này đã đảm nhận một phần quan trọng của toàn bộ quá trình sản xuất điện và phát triển kinh tế của tỉnh Phúc Kiến.
Lò phản ứng "Hoa Long 1" áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất của điện hạt nhân thế hệ thứ ba trên thế giới, sử dụng công nghệ kỹ thuật số và thông minh để thúc đẩy xây dựng, có đặc điểm an toàn và kinh tế nổi bật, các chỉ số kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến quốc tế.
Ông Phó Thành cho biết thêm trong quý III năm nay, tổ máy số 5 và số 6 của nhà máy Phúc Thanh đều đạt được điểm tuyệt đối từ Chỉ số toàn diện WANO, một tiêu chuẩn đánh giá chung do Hiệp hội các nhà khai thác hạt nhân thế giới thành lập. Theo cách nói thông thường, điều này có nghĩa là công suất phát điện, tính năng hệ thống an toàn, bao gồm cả độ tin cậy về nhiên liệu của Trung Quốc... đều đạt mức tương đối tối ưu.
Hiện tại, "Hoa Long 1" có 6 tổ máy đang hoạt động trong và ngoài nước và 27 tổ máy đang được xây dựng, trở thành công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ ba với số lượng tổ máy đang được vận hành và xây dựng nhiều nhất trên thế giới.
Lựa chọn tất yếu Trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, những bước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và việc con người áp dụng ngày càng nhiều công nghệ sử dụng điện khiến nhu cầu về một nguồn năng lượng sạch, bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điện...