Anh đáp trả Trung Quốc, mở cửa đón 3 triệu người Hong Kong
Anh tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện để người Hong Kong ở lại nước này, mở đường cho người Hong Kong xin cấp quốc tịch, sau khi Trung Quốc chính thức áp dụng luật an ninh mới với đặc khu.
Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Theo Al Jazeera, tuyên bố của Thủ tướng Anh Boris Johnson thể hiện phản ứng trực tiếp nhất sau khi Trung Quốc chính thức áp dụng luật an ninh cho Hong Kong.
Quy định mới đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các quốc gia phương Tây, coi đây là dấu chấm hết cho mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” ở Hong Kong.
“Chúng ta luôn tuân thủ quy định và nghĩa vụ”, ông Johnson tuyên bố trước Quốc hội, vài giờ sau khi những người biểu tình đầu tiên ở Hong Kong bị bắt theo luật mới.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Thỏa thuận Trung-Anh”, ông Johnson nói. Thỏa thuận nêu rõ Hong Kong có quyền được hưởng mức tự trị cao trong 50 năm kể từ khi Anh trao trả Hong Kong về đại lục.
Ông Johnson khuyến kích người Hong Kong mang hộ chiếu hải ngoại đến Anh sinh sống và xin cấp quốc tịch. Hiện có khoảng 300.000 người Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại của Anh (BNO) và 2,6 triệu người đủ điều kiện xin cấp mới hoặc cấp lại hộ chiếu.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói những người có quan hệ phụ thuộc với người sở hữu hộ chiếu BNO cũng được quyền xin cấp quốc tịch Anh.
Theo chính sách mới, người Hong Kong có quyền sống và làm việc ở Anh trong 5 năm. Sau đó, người Hong Kong có quyền xin cấp quyền cư trú dài hạn ở Anh, và cuối cùng là xin cấp quốc tịch.
Quy định mới nêu rõ người sinh ở Hong Kong sau năm 1997 sẽ không được hưởng các ưu đãi trên.
Anh có thể mở đường định cư cho 3 triệu người Hong Kong
Anh dự kiến sẽ công bố kế hoạch cho phép 3 triệu người Hong Kong có thể tới quốc gia này định cư, sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (Ảnh: Reuters)
Theo lịch trình của Quốc hội Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab dự kiến sẽ có mặt tại Hạ viện hôm nay và "cập nhật thông tin liên quan tới luật an ninh quốc gia Hong Kong và phản ứng của Anh", SCMP đưa tin.
Theo đó, Anh dự kiến sẽ công bố kế hoạch cho phép gần 3 triệu người Hong Kong đạt đủ điều kiện được cấp hộ chiếu hải ngoại của Anh. Người có hộ chiếu này được phép vào Anh 6 tháng miễn thị thực và một khi đã có mặt ở Anh, họ có thể đăng ký để có được quyền định cư vĩnh viễn.
Quy định mới có thể cho phép 3 triệu người Hong Kong nói trên và những người phụ thuộc của họ có thể chuyển đến Anh sinh sống, làm việc hoặc học tập trong thời hạn kéo dài 12 tháng, từ đó mở đường để nhập quốc tịch Anh.
Ngoài ra, một số nhà lập pháp Anh được cho đang thúc giục Ngoại trưởng Raab ban hành lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị cáo buộc làm ảnh hưởng tới nhân quyền ở hòn đảo.
Theo SCMP, Anh và EU dường như sẽ phối hợp với các nước còn lại trong G7, bao gồm Mỹ, để cân nhắc động thái đáp trả phối hợp với động thái của Trung Quốc.
Luật an ninh Hong Kong được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 30/6 và chính thức có hiệu lực từ đêm qua. Bắc Kinh nói rằng, luật này nhằm đối phó với các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Những người vi phạm có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục để xét xử và mức án cao nhất là tù chung thân.
Tuy nhiên, đây là đạo luật có yếu tố gây tranh cãi vì nhiều quốc gia Phương Tây cho rằng đây là động thái làm suy yếu nền tự trị của Hong Kong.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố ông sẽ đưa ra "một trong những thay đổi lớn nhất trong hệ thống thị thực trong lịch sử Anh" nếu Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia lên Hong Kong.
Vào ngày 30/6, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Julian Braithwaite kêu gọi chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong cân nhắc lại việc áp dụng luật an ninh".
Đại sứ Braithwaite cùng đại diện 27 nước khác, gồm các thành viên EU, Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Thụy Sĩ cũng phát đi tuyên bố chung về vấn đề Trung Quốc áp luật an ninh đối với Hong Kong.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho hay luật an ninh quốc gia sẽ "bổ sung những điểm thiếu sót" và không gây ảnh hưởng tới cơ chế tự trị của đặc khu.
Vì sao thế giới cũng sục sôi vì biểu tình ở Mỹ? Biểu tình ở Mỹ làm dấy lên giận dữ về tình trạng phân biệt đối xử và phân cực chính trị, thúc đẩy người dân nhiều nước xuống đường. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống lại sự bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc làm rung chuyển hàng chục thành phố Mỹ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói...