Anh chàng… Mật mã học
Nguyễn Phú Nghĩa (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) là thủ khoa đầu vào kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM năm 2019. Mới đây, Phú Nghĩa giành giải Nhì bảng đồng đội cuộc thi NSUCrypto 2020 (cuộc thi về Mật mã học quốc tế).
NSUCrypto là cuộc thi Mật mã học quốc tế thường niên do các trường đại học, học viện của Nga, Belarus, Bỉ phối hợp tổ chức từ năm 2014. Mục tiêu của cuộc thi là thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu trẻ trong việc giải quyết các bài toán khó hoặc các bài toán chưa có lời giải để thúc đẩy sự phát triển của mật mã học hiện đại.
Kỳ thi Mật mã học quốc tế NSUCrypto 2020, diễn ra từ ngày 18 – 26/10/2020 theo hình thức trực tuyến. Phú Nghĩa cho biết, kỳ thi được chia thành hai vòng. Sau 24 giờ thi đấu vòng loại căng thẳng, đội Nghĩa cùng 10 đội bạn đến từ các trường đại học lớn tham gia vòng Chung kết với hình thức Jeopardy. Các đội phải tập trung giải thử thách theo các chủ đề về khai thác lỗ hổng ứng dụng web; dịch ngược mã nguồn phần mềm; tìm lỗi, khai thác các lỗ hổng trong các ứng dụng server, phần mềm, hoặc đoạn mã; điều tra, phân tích các dấu vết số; giải các bài toán mật mã và giải thuật.
Là thủ khoa đầu vào của ĐHQG TP. HCM theo phương thức xét tuyển bằng kỳ thi “Đánh giá năng lực năm 2019″, Phú Nghĩa luôn cố gắng trong các hoạt động, nhất là học tập. Vào môi trường đại học, Nghĩa tham gia CLB An toàn thông tin Efiens của trường như một cơ hội để học tập, nâng cao kiến thức. Đây là câu lạc bộ được CTFtime – tổ chức độc lập chuyên đánh giá, xếp hạng các đội thi về bảo mật máy tính – xếp đầu bảng tại Việt Nam về phong trào CTF.
Nghĩa từng là thủ khoa đầu vào của ĐHQG TP. HCM trong kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2019. (Ảnh: NVCC)
Nghĩa cho biết, CLB Efiens gồm những thành viên có đam mê với an toàn thông tin, trong đó có mật mã học. Hằng tuần, câu lạc bộ tổ chức một buổi gặp mặt để trình bày về những vấn đề thú vị vừa học hỏi được trong tuần qua. Thời gian còn lại, câu lạc bộ chủ yếu hoạt động online để tham gia các cuộc thi an toàn thông tin qua mạng.
Video đang HOT
“Định kỳ, chúng mình thường mời những chuyên gia về an toàn thông tin đến câu lạc bộ để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Câu lạc bộ đã giúp mình có cái nhìn khác hơn về ngành học nói chung, cũng như về bảo mật thông tin nói riêng. Từ đó, mình cảm thấy dễ chịu hơn khi đối diện với những thuật ngữ hay khái niệm mới và cũng an tâm hơn khi làm việc vì biết bên cạnh mình còn có những ‘tiền bối’ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần”, Nghĩa chia sẻ về những hoạt động thú vị của câu lạc bộ.
Gia đình và quê hương là nguồn động viên lớn đối với Phú Nghĩa. “Gia đình, bạn bè, các anh chị là những nguồn cảm hứng, đã truyền cho mình thêm sức mạnh để tham gia kỳ thi. Động lực lớn nhất để mình phấn đấu chính là quê hương Quảng Nam. Tuy từ nhỏ mình đã xa quê hương vào Sài Gòn học tập nhưng rất mong muốn sau này có thể đem sức lực để phát triển quê hương, giúp người dân nơi đây bớt đi phần nào khó khăn, vất vả”, Nghĩa trải lòng.
Nghĩa luôn mong mỏi sẽ có ngày được về đóng góp cho quê hương Quảng Nam của mình. (Ảnh: NVCC)
Nói về đề thi ở bảng đồng đội, Phú Nghĩa cho rằng đề thi 2020 cũng tương tự cấu trúc đề thi mọi năm, xoay quanh những vấn đề của mật mã học hiện đại. Tuy không có nhiều điều mới lạ nhưng vẫn giữ được sự cuốn hút. “Bên cạnh những câu hỏi vận dụng lý thuyết là những câu hỏi theo hướng mở, không có mức điểm tối đa. Đề NSUCrypto là dạng để kích thích tư duy, khiến ta suy nghĩ về nó, ngay cả sau khi thi, nên mình rất thích”, Nghĩa bộc bạch.
Theo Phú Nghĩa, cách học của mỗi người khác nhau nhưng nếu để tìm một yêu cầu chung nhất cho các sinh viên, cụ thể là sinh viên ngành Khoa học Máy tính, thì đó là khả năng tự học. “Khi đề ra kỷ luật cứng rắn cho bản thân, mình nghĩ thành quả sẽ đến, sau những nỗ lực không ngừng”, Nghĩa “bật mí” về cách học của mình.
Phú Nghĩa quan niệm, cuộc thi là một trong những dấu mốc đầu tiên của cuộc đời, từ đó nhắc nhở bản thân phải luôn cố gắng không ngừng để đạt những thành tích cao hơn trong tương lai.
Vào giữa học kỳ I năm thứ nhất, Phú Nghĩa và nhóm bạn trong lớp cũng đã thành lập một dự án dạy nhạc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn quanh trường. Tuy nhiên, dự án mới chỉ triển khai được vài tháng đến khi dịch COVID-19 bùng phát nên đã phải dừng lại. Nghĩa cũng dự định sẽ sớm khởi động lại dự án này.
Bí kíp chọn ngành học trong công cuộc chuyển đổi số
Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, học sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề.
Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều ở tất cả lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến sự lựa chọn này.
Học sinh cần lựa chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân.
PGS, TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, khối ngành Toán tin, Toán ứng dụng là những ngành cần trong nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường đại học đào tạo. Riêng trong khối ngành Công nghệ thông tin có những chuyên ngành như: Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng... rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số.
Năm 2021, Đại học Bách khoa Hà Nội mở 5 chương trình mới, trong đó có tới 3 chương trình liên quan đến nội dung chuyển đổi số, cụ thể: Chương trình về hệ thống điện và năng lượng tái tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện; lĩnh vực Điện tử viễn thông có Truyền thông số và kỹ thuật đa phương tiện liên quan đến xử lý thông tin về giọng nói, hình ảnh.
"Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về công nghệ thông tin mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Mỗi ngành nghề có những đòi hỏi mang tính đặc thù trong mục tiêu chuyển đổi số, dó đó cần có hiểu biết kiến thức chuyên ngành", PGS, TS Trần Trung Kiên lưu ý.
PGS, TS Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, năm 2021, Khoa Quản trị và Kinh doanh của trường công bố ngành học mới là Quản trị và An ninh.
Theo đó, cử nhân Quản trị và An ninh sau khi tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi có nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo các nhóm công việc như: Làm việc cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc các Bộ: Công an, Quốc phòng, TT&TT, Ngoại giao... hay các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; làm chuyên viên phát triển công nghệ số, chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên công nghệ tài chính, chuyên viên an ninh tài chính, chuyên viên khai thác dữ liệu, chuyên viên phát triển kinh doanh số, trợ lý hoặc chuyên viên cho các cơ quan hành chính, tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.
PGS, TS Phạm Văn Thuần, Trưởng phòng Đào tạo (Đại học Hàng Hải Việt Nam) chia sẻ, nếu bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với CMCN 4.0 thì năm 2021 được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho học sinh chọn trường, chọn nghề.
Để rõ hơn về ngành logistics, PGS, TS Vũ Thị Hiền (Đại học Ngoại thương) cho biết, logistics là ngành hậu cần. Quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng rất phức tạp. Với nền kinh tế áp dụng công nghệ, ngành này giúp cung ứng hàng hóa trên thế giới thuận lợi hơn.
"Đơn cử, hệ thống cung Walmart của Mỹ có một hệ thống logistics khổng lồ, ứng dụng công nghệ rất cao. Đây là ngành giao thoa kinh tế và kỹ thuật, cung cấp cơ hội việc làm rất tốt. Các trường hiện lồng ghép với các chứng chỉ quốc tế để các học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra, có thể làm việc tại các công ty có quy mô lớn", PGS, TS Vũ Thị Hiền cho biết thêm.
Lớp 12 là thời điểm các em học sinh đứng trước rất nhiều kỳ thi và sự lựa chọn ngành, nghề mà mình sẽ theo đuổi. Lựa chọn đúng, cơ hội sẽ rộng mở nhưng lựa chọn sai sẽ gặp rất nhiều khó khăn cùng đồng hành với các em trong suốt những năm tháng sau này.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, mỗi ngành nghề đòi hỏi những tố chất nhất định phù hợp với đặc thù công việc. Tuy nhiên, thực tế, không phải học sinh nào cũng đam mê hoặc có khả năng theo đuổi những ngành nghề "hot", dễ xin việc, thu nhập cao... Do vậy, các em cần lựa chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân.
Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học tập: Phải thực chiến đề thi thật nhiều Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường THPT Nguyễn Du (H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng 21.3 trao đổi với các thủ khoa ôn thi như thế nào cho hiệu quả trong kỳ thi đánh giá năng lực? Thủ khoa giao lưu với học sinh tại H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) - ĐÀO...