Android có thể không còn miễn phí, tương lai thị trường smartphone sẽ thay đổi mãi mãi
Android là nền tảng di động phổ biến nhất thế giới và được Google phát triển miễn phí, tuy nhiên với việc Google đang phải đối mặt với án phạt kỷ lục lên đến 5 tỷ USD từ Ủy ban châu Âu liên quan đến nền tảng di động này, “gã khổng lồ tìm kiếm” đang cân nhắc việc ngừng phát triển miễn phí Android.
Android từ lâu là một nền tảng di động mã nguồn mở, được Google phát triển và cung cấp miễn phí, cho phép các nhà sản xuất smartphone hoặc các nhà phát triển ứng dụng có thể tùy biến, thay đổi mã nguồn của nền tảng. Chính điều này đã giúp cho Android được nhiều hãng sản xuất smartphone lựa chọn và biến Android thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới.
Tuy nhiên dần dần Google đã thêm các dịch vụ của hãng vào bên trong Android và đưa ra các thỏa thuận buộc các hãng sản xuất smartphone phải giữa nguyên các dịch vụ của Google trong các thiết bị chạy Android được bán ra thị trường. Điều này giúp Google có thêm doanh thu từ các dịch vụ tích hợp sẵn trên Android, để bù lại việc phát triển miễn phí nền tảng di động này.
Nếu Android không còn được cung cấp miễn phí, tương lai thị trường smartphone sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều khả năng theo hướng xấu đi
Chính hành động này của Google đang khiến hãng phải đối mặt với án phạt kỷ lục lên đến 5 tỷ USD từ phía Liên minh châu Âu (EC) vì vi phạm luật chống độc quyền tại thị trường châu Âu.
Video đang HOT
Trước án phạt nặng của EC nhằm vào mình, Google đã cảnh báo rằng quyết định của Ủy ban châu Âu có thể làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh miễn phí của Android trong tương lai và chắc chắn điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai thị trường smartphone, khi mà Android vẫn đang là nền tảng di động được sử dụng phổ biến nhất.
CEO Sundar Pichai của Google cho biết trung bình mỗi người dùng Android sẽ tự cài đặt thêm 50 ứng dụng và có thể dễ dàng gỡ bỏ các ứng dụng được cài đặt sẵn trên Android. Tuy nhiên nếu Google ngừng không cài đặt sẵn các ứng dụng của mình lên Android sẽ làm thay đổi nền tảng di động này.
“Nếu các hãng sản xuất điện thoại và nhà mạng không tự cài đặt thêm các ứng dụng của họ lên thiết bị, điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái Android”, Sundar Pichai cho biết.
“Cho đến nay mô hình kinh doanh của Android là chúng tôi không tính phí các nhà sản xuất điện thoại khi sử dụng công nghệ của chúng tôi hay phải phụ thuộc vào một mô hình phân phối được kiểm soát chặt chẽ”, CEO Sundar Pichai cho biết thêm. “Nhưng chúng tôi lo ngại rằng quyết định ngày hôm nay của EC sẽ làm đảo lộn sự cân bằng mà chúng tôi đã tạo ra với Android và sẽ gửi đi một tín hiệu đáng lo ngại cho các hệ thống trên nền tảng mở”.
Nếu Google không thể tiếp tục tích hợp trình duyệt web hay các dịch vụ của hãng lên Android như yêu cầu của EC và các nhà sản xuất smartphone có thể tự cài đặt các trình duyệt của riêng họ hoặc các công cụ tìm kiếm khác lên Android thay vì của Google, điều này sẽ khiến Google mất đi một lượng lớn doanh thu từ quảng cáo trên nền tảng di động, vốn chiếm đến hơn 50% doanh thu từ lĩnh vực quảng cáo của Google.
Google cảnh báo rằng mô hình kinh doanh Android có thể sẽ thay đổi có nghĩa rằng Google sẽ cân nhắc việc xem xét cấp phép sử dụng Android cho các nhà sản xuất điện thoại, thay vì được cung cấp miễn phí như hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc Android sẽ không còn được Google phát triển và cung cấp miễn phí như hiện nay để Google kiếm được nguồn doanh thu bổ sung thay cho doanh thu từ các dịch vụ được tích hợp sẵn trên Android như trước.
Nếu Android không còn miễn phí như ban đầu, tương lai của thị trường smartphone sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ mà nhiều khả năng sẽ theo chiều hướng xấu đi.
Theo: Dantri
Vì sao Samsung không đợi Android P ra mắt rồi mới tung Galaxy Note9?
Dù có thể bán ra sau khi Android P ra mắt và không được tích hợp phiên bản Android mới nhất nhưng cách làm này của Samsung với Galaxy Note9 là hoàn toàn có cơ sở.
Giới công nghệ trước nay đều biết rằng, dòng Galaxy Note của Samsung thường chạy phiên bản Android cũ hơn so với phiên bản Android mà Google phát hành sau đó. Và năm nay có vẻ không ngoại lệ.
Theo rò rỉ mới nhất , Galaxy Note9 sẽ bắt đầu lên kệ từ ngày 24/8 tới sau hơn hai tuần cho phép đặt hàng. Khoảng thời gian này khá gần với thời điểm phát hành Android P mà tài khoản @evleak hé lộ, đó là ngày 20/8. Tức là Note9 sẽ ra mắt sau khi Android P phát hành khoảng 4 ngày.
Có phải Samsung đã mắc sai lầm khi không cố chờ đợi phiên bản Android mới hơn ra mắt trước khi tung ra Galaxy Note9? Câu trả lời không hẳn như vậy. Cứ mỗi năm, Google lại cho ra mắt một phiên bản Android mới và các OEM khó có thể bắt kịp lịch trình ra mắt của Google để tối ưu hóa giao diện dựa trên nền Android mới.
Ngoài ra, những OEM như Samsung cũng phải cân nhắc tới thời điểm ra mắt sản phẩm mới để tránh không gây ảnh hưởng đến doanh số. Nếu Samsung chỉ cần chần chừ thêm chút nữa để đợi Google tung Android P, điều đó có thể dẫn tới thời điểm ra mắt Note9 muộn hơn, ít nhất phải chuyển sang gần tháng 9.
Như vậy chẳng khác nào đặt Samsung vào một cuộc đua nước rút với các đối thủ, đặc biệt là Apple.
Hệ lụy kéo theo đó là sự chậm trễ trong cả một dây chuyền kế hoạch sản phẩm. Lấy ví dụ như lịch trình của dòng Galaxy S ra mắt vào đầu năm sau cũng sẽ bị trì hoãn nếu Note9 ra mắt muộn hơn.
Tất nhiên việc Galaxy Note9 chạy Android Oreo có thể khiến nhiều người dùng mong muốn trải nghiệm phiên bản Android mới nhất sẽ có đôi chút lăn tăn. Nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi trong thời gian tới nhờ dự án Project Treble của Google, giúp đẩy nhanh tốc độ cập nhật hệ điều hành mới cho các OEM.
Theo Sammobile
Huawei đặt mục tiêu top 2 thị trường smartphone Việt trước năm 2020 Tại sự kiện Mở bán Huawei Nova 3i, đại diện Huawei chia sẻ thương hiệu này đang đặt mục tiêu tiến tới top 2 thị trường smartphone Việt trước năm 2020. Cũng tại sự kiện này, được biết chỉ sau 10 ngày ra mắt, Nova 3i đã đạt được số lượng đơn hàng đặt trước "khủng" lên đến 22.000 đơn, vượt mốc 20.000...