Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật?
Các chuyên gia theo trường phái chăm sóc sức khỏe tự nhiên nhấn mạnh ăn uống thích hợp để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.
Shutterstock
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tẩm quan trọng của loại vi khuẩn đường ruột, theo naturalnews.
Một trong những vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe là Clostridium difficile (C. diff).
Tiến sĩ Michael Abt, trợ lý giáo sư vi sinh tại Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), nói rằng thực phẩm là nguồn năng lượng cho vi khuẩn của chúng ta. “Các loại vi khuẩn khác nhau phát triển mạnh tùy thuộc vào loại chế độ ăn khác nhau, vì vậy những gì bạn ăn góp phần định dạng loại vi khuẩn sống trong ruột. Và vi khuẩn trong ruột giúp xác định liệu C. diff có gây bệnh hay không”.
Ví dụ, chất tạo ngọt nhân tạo được chứng minh ảnh hưởng lớn đến các vi sinh vật trong cơ thể chúng ta. Có vẻ như chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho vi khuẩn xấu như C. diff.
Video đang HOT
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Robert Britton từ Đại học Y Baylor trước đây đã phát hiện ra rằng các chủng vi khuẩn C. diff có độc lực phổ biến hơn trong ruột của chúng ta khi chúng ta ăn nhiều đường.
Trong khi đó, tiến sĩ Abt kết luận rằng đây là một “ví dụ rõ ràng, thực tế về chế độ ăn uống cho sức khoẻ của vật chủ thông qua vi khuẩn đường ruột”.
Ông nói thêm rằng điều này giúp hiểu rõ hơn về chu kỳ hoặc môi trường cho những vi khuẩn này làm việc để thay đổi sức khỏe của chúng ta và khiến chúng ta dễ mắc các bệnh như béo phì và tiểu đường. Điều này củng cố lập luận rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sức khỏe của chúng ta.
Một lợi thế cho C. diff phát triển nữa là thuốc kháng sinh. Trong khi thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn xấu, nó cũng tiêu diệt nhiều vi khuẩn sống tốt bên trong chúng ta, điều này tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn cơ hội để di chuyển.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng nửa triệu người ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng đường ruột đau đớn do độc tố của vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, có gần 30.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi năm.
Theo thanhnien.vn
Trẻ sốt cao vào mùa hè nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tới triệu chứng nguy hiểm này để đi khám ngay
Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Nắng nóng trẻ dễ nóng sốt
Trong những ngày có thời tiết nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ ở trong phòng và nhiệt độ ngoài trời lớn khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sốt. Khi trẻ Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để chống lại vi rút. Vì vậy khi trẻ sốt cha mẹ không nên quá lo lắng vội vàng ôm con tới viện khiến cho con mắc thêm các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện là nơi có nhiều mầm bệnh tiềm tàng.
Trẻ bị sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ cần phải đưa trẻ đi khám để được điều trị, ảnh minh họa.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần phải biết cách phân biệt ngưỡng an toàn và nguy hiểm. Nếu trẻ sốt vẫn chơi, ăn uống bình thường ở giai đoạn này gần như không cần phải can thiệt. Trẻ nhỏ sốt thường dễ bị co giật vì vậy khi nhiệt độ của trẻ 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc để phòng co giật. Nếu trẻ sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ kèm theo ho cần phải đưa trẻ đi khám sớm.
"Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng mát, uống nước và theo dõi. Nếu trẻ vẫn chạy nhảy, ăn uống sau sốt, trong 3 ngày đầu không phải đi khám. Tới ngày thứ 4 trẻ có thêm triệu chứng khác như: ho nhiều, không ăn uống được, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và điều trị", PGS.TS Dũng nói.
PGS.TS Dũng khuyến cáo, hiện rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao co giật không dùng thuốc động kinh hay điện não đồ. Dùng thuốc động kinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, việc cha mẹ mua thuốc kháng sinh sử dụng khi con bị sốt có thể gây hại cho trẻ. Trẻ sốt do vi rút và vi khuẩn gây ra, có tới trẻ nhỏ sốt là do vi rút. Nếu trẻ sốt do vi rút thì việc dùng kháng sinh là không có tác dụng.
"Cách biện pháp dân gian dùng bột sắn dây, uống nước lá chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhưng không thay thế thuốc hạ sốt. Các biện pháp vật lý chườm mát, ấm không có tác dụng nhiều khi trẻ bị sốt. Trẻ sốt nên dùng thuốc hạ sống Paracetamon sẽ an toàn hơn so với các loại thuốc khác", PGS. Dũng cho hay.
Trẻ sốt nên ăn uống như thế nào?
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng khuyến cáo thêm cha mẹ lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi con sốt cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ có chuyên môn điều trị đúng, không làm chậm phát triển của con.
"Khi trẻ sốt, nhiệt độ thân nhiệt sẽ tăng vì vậy cần bù nước đầy đủ cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cách 2 tiếng ăn một lần với số lượng ít, chọn thực phẩm bé thích ăn hàng ngày, dễ tiêu hóa, mềm, nhạt. Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: chuối, đu đủ, cam... giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cần bổ sung vitamin, sắt, K tăng cường sức đề kháng cho cơ thể", TS. Sơn chia sẻ.
Theo Emdep
Ngoài việc học, chớ bỏ qua những yếu tố sức khỏe này để có kết quả thi tốt nhất Đê kêt qua thi tôt nhât, ngoai viêc hoc cân chu y đên cach ăn uông. Đê tranh bi say năng Để tránh bị say nắng, trên đường đi, về học, có thể dùng ít lá hương nhu tươi, hoặc lá cúc tần tươi, đặt trên đỉnh đầu, hoặc 2 bên thái dương. Nếu thấy có biểu hiện mệt mỏi, say nắng, choáng...