Ăn uống hợp lý khi bị thương hàn
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.
Nước chanh và các loại nước ép trái cây tươi rất cần thiết cho cơ thể trong thời gian bị thương hàn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8 – 14 ngày. Bệnh có thể vắt kiệt sức lực và tinh thần của người bệnh.
Mặc dù Salmonella typhi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, máu có thể mang các vi khuẩn này đến những cơ quan khác nhau của cơ thể, dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao điều trị thương hàn cũng như ăn uống hợp lý là rất quan trọng.
Ăn thường xuyên hơn. Thương hàn không chỉ vắt kiệt hết năng lượng mà còn làm giảm sự thèm ăn. Bạn có thể cảm thấy không muốn ăn nhiều. Do đó, cần ăn thường xuyên hơn và bổ sung thực phẩm lành mạnh để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động, theo Boldsky. Ăn các khẩu phần nhỏ hơn, đảm bảo thực phẩm giàu dưỡng chất.
Uống nhiều chất lỏng lành mạnh. Khi bị thương hàn, cơ thể mất chất lỏng theo nhiều cách. Mồ hôi và ói mửa khiến bạn mất nước. Cơ thể cần nhiều nước để cung cấp nhiều năng lượng. Lúc này, bạn cần uống nhiều chất lỏng lành mạnh hơn để phục hồi lượng nước trong cơ thể, đồng thời duy trì sự cân bằng điện giải. Ngoài nước, bạn có thể uống nước ép trái cây tươi, nước mía, nước chanh, nước dừa, súp rau hoặc nước hầm xương, sữa chua…
Có chế độ ăn giàu chất đạm và carbohydrate. Do chán ăn, năng lượng thấp và thiếu nước, bạn bị sụt cân. Đây không phải là một loại giảm cân lành mạnh do bạn mất đi lượng lớn protein và khối lượng cơ, chứ không phải chất béo. Protein thêm vào khối lượng cơ, carbohydrate cung cấp năng lượng cần thiết, do đó ngăn chặn giảm cân. Bạn có thể ăn các loại trái cây như bơ, trái cây khô, chà là, mơ khô, mít…, các sản phẩm từ sữa như sữa chua.
Ăn nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Vì thương hàn làm suy yếu toàn bộ cơ thể và chủ yếu là hệ tiêu hóa, các quá trình tiêu hóa và đường ruột chắc chắn sẽ bị tác động, khiến việc tiêu hóa một số loại thức ăn trở nên khó khăn. Trước hết, đảm bảo thức ăn được nấu chín và mềm để dễ tiêu hóa và phân hủy. Thức ăn lỏng là dễ tiêu hóa. Ăn nhiều cháo, súp rau, trái cây, khoai tây nướng, trứng luộc, cơm… Cần tránh các loại rau như ớt và cải bắp vì gây đầy hơi, khiến bạn cảm thấy no ngay cả khi không ăn đủ thức ăn.
Cố gắng tránh thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan. Vì những lý do tương tự nêu ở trên, bạn không nên ăn thực phẩm có chất xơ không hòa tan hoặc giảm ăn các thực phẩm này càng nhiều càng tốt. Chất xơ không hòa tan rất khó tiêu hóa và có thể gây kích ứng ở đường ruột. Thường là vỏ các loại trái cây và rau củ, rau sống, hạt, ngũ cốc nguyên cám, đậu và đậu lăng, thực phẩm lên men…
Nói không với các loại thực phẩm cay, béo, nhiều dầu mỡ. Ăn các loại thực phẩm này sẽ làm chậm hoặc cản trở việc tiêu hóa đúng cách. Bạn phải tránh xa những thực phẩm này ít nhất cho đến 2 tuần sau khi phục hồi. Cũng tránh xa tỏi, ớt, hành tây và giấm vì chúng có xu hướng gây hại nhiều hơn cho hệ tiêu hóa và đường ruột đã bị tổn thương của bạn.
Bổ sung nhiều vitamin A, B và C. Vitamin cải thiện chức năng cơ thể tổng thể và giúp bạn mau phục hồi sức khỏe. Các vitamin có nhiều trong trái cây và rau quả như cam, cà rốt và khoai tây nghiền. Cần rửa trái cây và rau quả cũng như bàn tay bạn sạch sẽ trước khi ăn. Tránh xa những nơi có vệ sinh kém. Luôn mang theo nước để uống. Nếu không thể tránh đi du lịch đến nơi mà bạn nghĩ dễ bị thương hàn thì nên chủng ngừa thương hàn ít nhất 2 tuần trước chuyến đi.
Video đang HOT
Theo thanhnien.vn
7 loại thực phẩm không tốt cho trẻ mà cha mẹ vẫn vô tư cho con ăn
Có những loại thực phẩm mà trẻ em không nên ăn vì các đặc điểm sinh lý của cơ thể trẻ nhỏ nhưng người lớn lại vẫn cứ đưa cho trẻ.
Rất nhiều trẻ em bắt đầu ăn các thực phẩm chứa nhiều đường ngay từ khi còn rất nhỏ. Điều này làm cho vị giác của trẻ giảm độ nhạy cảm, vì vậy thức ăn bình thường trở nên không hấp dẫn nữa.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các loại thức ăn không nên cho trẻ ăn và tương ứng với đó là các loại thực phẩm lành mạnh nên thay thế.
1. Nước ép đóng chai
Loại nước ép đóng chai, đóng hộp rất thuận tiện nhưng vì những bất lợi cho sức khỏe không nên để trẻ uống nước ép đóng chai. Một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu - điều này khiến cho sự trao đổi chất của carbohydrate không tốt.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì chỉ uống nước trái cây. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Bố mẹ cũng có thể cố gắng để cho con uống nước hoa quả vắt tươi hoặc sinh tố thay vì mua các loại nước ép đóng chai bán sẵn.
2. Sữa chua có đường
Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bố mẹ cần phải đọc các thành phần. Trước tiên, không mua các sản phẩm sữa chua không được cất giữ trong tủ lạnh mà để trên các kệ mở. Thứ hai, mua sữa chua tự nhiên thay vì sữa chua ngọt (sữa chua có đường).
Các loại sữa chua hương trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ dễ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Ngũ cốc ăn liền
Trong các quảng cáo, ngũ cốc, món điểm tâm ăn liền và các loại thực phẩm tương tự khác rất lành mạnh, chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Thực tế, những thực phẩm này không chứa bất kỳ yếu tố lành mạnh nào. Trái lại, chúng chứa là rất nhiều đường. Tất cả các yếu tố lành mạnh của ngô, lúa mỳ và yến mạch được loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.
Rất khó để thỏa mãn cơn đói với loại thức ăn này, nên chỉ vài giờ sau, đứa trẻ sẽ lại đói. Một thay thế tốt là bột yến mạch. Bố mẹ có thể thêm trái cây và các loại hạt để làm cho nó hấp dẫn hơn với con mình.
4. Mật ong
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mật ong. Không chỉ gây phản ứng dị ứng có thể xảy ra mà đôi khi mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn đến một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism.
5. Nho
Nho chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Nhưng có một lý do trẻ em không được phép ăn chúng: chúng to và trơn và trẻ rất dễ bị hóc nghẹn.
Ngoài ra, nho rất khó cho đường tiêu hóa của trẻ. Chuối là một sự thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới 2 tuổi.
6. Các loại vitamin
Vitamin là một chủ đề khá gây tranh cãi. Vấn đề là, cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ để tự cho trẻ dùng chứ không tham khảo tư vấn chuyên gia. Điều này là hoàn toàn sai và thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Cho dù các vitamin có vô hại như thế nào, bố mẹ cũng chỉ nên cho trẻ uống khi được bác sỹ kê đơn. Trẻ em nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm, không cần phải cho trẻ uống bất kỳ chất bổ sung nào.
7. Sữa lắc
Nếu lựa chọn giữa một loại soda và sữa lắc (thức uống được làm chủ yếu từ sữa, kem béo xay chung với đá, kết hợp cùng các loại hương vị như trái cây, trà xanh, chocolate, siro, caramel...), bất kỳ phụ huynh nào cũng sẽ chọn sữa lắc. Nhưng thực tế, chúng cũng nguy hiểm như soda, chứa rất nhiều chất béo và đường.
Nghiên cứu mới nhất nói rằng uống một thức uống béo thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển bệnh tim mạch. Sản phẩm này là nguy hiểm ngay cả đối với người lớn, chứ không chỉ riêng đối với trẻ em.
Không thể cấm trẻ ăn đường và điều này cũng không cần thiết. Điều thực sự quan trọng là định hình thái độ lành mạnh cho trẻ đối với thực phẩm ngọt. Giải thích cho trẻ rằng đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn bình thường. Nếu một người có thói quen ăn tốt khi còn bé, có khả năng cao là họ sẽ ăn thức ăn lành mạnh khi họ trưởng thành.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Những người trong giai đoạn tiền tiểu đường cần tham khảo chế độ ăn uống như thế này để đẩy lùi bệnh Thực hiện chế độ ăn uống trong giai đoạn tiền tiểu đường với các loại thực phẩm lành mạnh, ít carbs sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn 1/3 người Mỹ đang đối mặt với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khiến họ có nguy cơ gia tăng bệnh tim, đột...