Ăn trứng không làm tăng mỡ máu
Quan niệm rằng ăn trứng gây thừa mỡ máu và gây bệnh tim mạch là sai lầm, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết.
Ảnh minh họa
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết trứng chứa khoảng 60 chất dinh dưỡng. Trong đó, lòng đỏ trứng tập trung các chất dinh dưỡng, tỷ lệ 13,6% đạm, 29,8% chất béo và 1,6% chất khoáng. Lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước, 10,3% đạm, ít chất béo, chất khoáng.
Người trưởng thành khỏe mạnh, không có bệnh lý tim mạch, có thể ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần. Người hàm lượng cholesterol trong máu cao, bác sĩ Mai khuyên ăn ít nhất một quả trứng trong một tuần. Trẻ em dưới 6 tuổi, ăn 5-6 quả trứng mỗi tuần hoặc mỗi ngày một lòng đỏ giúp phát triển não bộ.
Nên ăn trứng được nấu chín. Không ăn tái lòng trắng trứng do khó tiêu hóa đạm và vitamin B2. Tuy nhiên có thể ăn tái lòng đỏ trứng nếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiến sĩ Mai khẳng định: “Quan niệm ăn nhiều trứng gây thừa cholesterol, hình thành bệnh mỡ máu và tim mạch là sai lầm”.
Thực tế, trứng cung cấp cholesterol cho cơ thể, giúp tạo ra hormone sinh dục estrogen, testosterone, vitamin D, bảo vệ tế bào, không làm ứ đọng, vữa xơ động mạch.
Tiến sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cũng chia sẻ trứng còn là nguồn cung cấp chất abumin, thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, tốt hơn cả thịt bò. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra ăn trứng không làm tăng huyết áp và thừa cholesterol máu, có thể ăn mỗi ngày một quả.
Tuy nhiên, bác sĩ Dương khuyến cáo cần kiểm soát lượng cholesterol từ các nguồn thực phẩm khác khi ăn nhiều trứng, tránh thừa cholesterol gây các bệnh lý xơ vữa động mạch, mỡ máu…
Muốn con cao lớn vượt trội, áp dụng ngay cách này ở tuổi dậy thì
Giai đoạn dậy thì được xem như cú "lột xác" về vóc dáng thể hình của bất cứ đứa trẻ nào, bởi đó là tuổi chiều cao phát triển nhanh chóng.
Đây là một số phương pháp giúp các bé cao nhanh ở tuổi dậy thì dành cho các bậc cha mẹ. Nếu biết tận dụng thời điểm này, cha mẹ hoàn toàn có thể biến một đứa trẻ từ thấp bé bỗng chốc cao ráo, lớn nhanh như thổi.
Phương pháp giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?
Trong giai đoạn dậy thì, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, tuyến yên nhận nhiệm vụ tiết hormone tăng trưởng cùng với đó hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý...
Thế nhưng, để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn và hoạt động hiệu quả hơn thì cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý. Lúc này, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên thức khuya, lười vận động thì các cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp không thể phát triển tối đa.
Quan trọng hơn cả, giai đoạn dậy thì được xem là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao. Khi qua độ tuổi này, sụn tăng trưởng ở các đầu xương sẽ không phát triển nữa, hoạt động tiết hormone cũng giảm dần, hệ thống xương đã ổn định và chắc chắn. Xương không phát triển dài ra, thay vào đó là tăng lên về chất lượng xương. Do đó, nếu bỏ lỡ "giai đoạn vàng" này, chiều cao sẽ không thể phát triển một cách tự nhiên được nữa.
Phương pháp giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội ở tuổi dậy thì
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố như gen di truyền, chế độ ăn uống đầy đủ chất, giới tính và môi trường sống,....
Tuổi dậy thì là mốc quan trọng sẽ quyết định chiều cao của bạn, vì vậy hãy can thiệp một số cách tăng chiều cao tự nhiên dưới đây:
Ăn bữa sáng đầy đủ chất
Bữa ăn sáng rất quan trọng vì sau một giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta gần như đã tiêu thụ hết toàn bộ năng lượng được cung cấp. Chính vì thế, ăn sáng sẽ giúp tăng cường hoạt động tinh thần và thể chất được tốt hơn. Ngoài ra, ăn đầy đủ chất vào buổi sáng cũng là cách tăng chiều cao tự nhiên.
Nguyên tắc xây dựng bữa ăn sáng:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm: chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất đặc biệt là canxi.
Cung cấp đủ 200 - 400 calo/ngày để có đủ năng lượng cho sự phát triển về tinh thần và thể chất, đặc biệt là kích thích tăng trưởng chiều cao.
Thực đơn bữa ăn sáng
Trứng ốp la sữa: Đây là món ăn dễ làm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được nhiều người thích lựa chọn trong thực đơn bữa sáng. Món ăn này giàu axit amin, protein sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế cơn đói.
Ngũ cốc: Là một trong các thực phẩm giàu dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, nhờ có protein, chất béo, các khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ chiều cao. Mỗi bữa sáng, hãy dùng 20 - 30g ngũ cốc pha với sữa tươi để uống. Chẳng mất nhiều thời gian, các bạn đã có món ăn cho bữa sáng của mình.
Bún, mì: Thông thường những món như bún, mì, phở chứa nhiều tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, khoáng chất,... cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Các thức này dễ tiêu hóa, lại ăn ngon miệng nên được nhiều người lựa chọn cho bữa sáng của mình.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con trẻ
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ (Ảnh minh họa)
Qua nghiên cứu, dinh dưỡng chiếm 32% trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, khẩu phần ăn cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì, trong giai đoạn biến chuyển cơ thể này, trẻ phát triển mạnh không chỉ về hệ thần kinh mà còn thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Mỗi ngày, trẻ ở độ tuổi dậy thì sẽ phải nạp 2.200 đến 2.400 calo mới đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, bố mẹ cần bổ sung cho con những chất dinh dưỡng cần thiết để con phát triển toàn diện hơn, chiều cao nhờ đó cũng sẽ được cải thiện.
Một chế độ ăn phù hợp cho trẻ ở tuổi dậy thì cần có có dưỡng chất sau:
Canxi: Canxi là nhân tố quyết định đến chất lượng xương khớp. Do đó giai đoạn dậy thì bạn nên bổ sung cho con dưỡng chất này thông qua các loại rau có màu xanh đậm, cho con ăn hải sản, trái cây,...hoặc bổ sung thêm sữa có chứa canxi. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng các chế phẩm từ sữa bởi một số trẻ có thể bị dị ứng hoặc tiêu hóa kém.
Sắt: Loại này có nhiều trong thịt, cá, rau có màu xanh đậm. Bố mẹ có thể bổ sung cho con mỗi ngày 18mg, đặc biệt với bé gái có thể bổ sung nhiều hơn mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt.
Vitamin: Đây là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của con ở tuổi dậy thì. Hãy cung cấp cho con vitamin nhóm A, B, C, D,...có trong rau xanh, trái cây. Vitamin sẽ hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể tốt hơn, giúp các cơ quan hoạt động năng suất, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Mỗi ngày nên cung cấp từ 300mg đến 500mg dưỡng chất này cho trẻ.
Chất đạm: Cho trẻ ăn tôm, cua, cá, trứng, đậu,..Lượng đạm được nạp đủ sẽ giúp tăng cường cơ bắp cho trẻ, nhu cầu về dưỡng chất này ở tuổi dậy thì cao hơn so với chất béo có nguồn gốc từ động vật.
Tinh bột: Chiếm 60% - 70% năng lượng trong cơ thể, tương đương 300g - 400g mỗi ngày. Dưỡng chất này có trong gạo, khoai, sắn,...
Uống đủ nước mỗi ngày
Muốn tăng chiều cao cho con ở tuổi dậy thì bạn không thể nào bỏ qua việc uống nước. Nước chiếm đến 70% trọng lượng trong cơ thể. Thức uống không mùi vị này có thể giúp cơ thể đào thải độc tố, tiêu hóa tốt, đồng thời tăng cường trao đổi chất. Nhờ thế, cơ thể trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện tăng trưởng chiều cao.
Vận động thể dục, thể thao
Bơi lội được xem là môn thể thao giúp phát triển chiều cao tốt nhất (Ảnh minh họa)
Tham gia các hoạt động thể chất là biện pháp tăng chiều cao an toàn và hiệu quả cho trẻ dậy thì. Không những giúp xương phát triển khỏe mạnh, việc luyện tập thể thao hàng ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ tham gia các môn thể thao quá sức, chỉ nên cho con tập những môn phù hợp với thể trạng. Một số bộ môn giúp tăng trưởng chiều cao phù hợp với trẻ dậy thì như:
Bơi lội: Đây được xem là môn thể thao giúp phát triển chiều cao tốt nhất. Thông qua các động tác sải tay, hoạt động chân và chuyển động toàn bộ cơ thể, xương khớp sẽ vững chắc hơn.
Đạp xa đạp: Việc đạp xe sẽ giúp cơ chân vận động, sụn xương phát triển sẽ giúp trẻ tăng chiều cao.
Bóng rổ: Cho con luyện tập bóng rổ từ nhỏ sẽ giúp cơ thể tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Việc tung người sẽ kéo dãn các cơ của trẻ, giúp trẻ cao lớn hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm các môn thể dục thể thao khác sao cho phù hợp với cơ thể và sở thích của con mình. Có thể cho con tập các bài Yoga, kéo giãn cơ giúp xương khớp dẻo dai và phát triển.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Hơn nữa buổi trưa nên ngủ khoảng 15-30 phút cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Bởi vì nếu ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho các em một giấc ngủ sâu. Các hormon tăng trưởng được sản sinh trong lúc cơ thể đang ngủ. Thời gian và chất lượng của giấc ngủ càng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormon hơn, làm quá trình tăng trưởng phát triển tốt hơn.
Có nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng một tuần? Ăn nhiều trứng có thể gây tăng cholesterol trong máu dẫn đến các bệnh tim mạch. Trứng là thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trứng cũng được sử dụng nhiều trong bữa sáng với giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trứng chứa nhiều cholesterol và...