Ăn trứng gà như thế nào tốt: Chín, tái hay sống
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình. Nhiều người có thói quen sử dụng trứng gà sống vì cho rằng trứng sống ngon, bổ hơn trứng chín.
Anh Đỗ Ngọc Hải, sinh năm 1995, trú Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ anh nghiền món trứng gà sống. Mỗi lần có trứng gà sạch ở quê gửi lên là anh Hải lại để dành mút sống. Chỉ cần thao tác đơn giản nhúng quả trứng vào nước sôi sạch rồi lấy đầu đũa chọc thủng và mút. Cảm giác trứng thơm, ngọt và không thấy tanh. Nhiều người lạ không ăn được nhưng theo anh Hải nếu ăn quen sẽ không muốn ăn trứng chín thậm chí là ốp la.
Không riêng anh Hải, chị Nguyễn Hồng Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho biết trẻ nhà chị Vân nghiền trứng ốp la tái. Nếu luộc chín hay rán chín là trẻ không ăn. Mỗi lần mua cả trăm quả trứng và tất cả chỉ dành ốp la hoặc luộc tái để ăn sáng. Chị Vân kể nếu quen ăn tái, ăn chín sẽ mất ngon.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) ăn trứng gà sống tốt hơn nấu chín nhưng thực chất ăn trứng chần hay sử dụng trực tiếp trứng gà sống không tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Nhiều người quan niệm ăn trứng còn tái, sống ngon hơn, bổ hơn. Trứng sống rất khó tiêu và khó hấp thu dinh dưỡng. Trứng sống chỉ mang lại 50 % protein cho cơ thể.
Khi ăn trứng sống trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Trứng sống gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài.
Chất đạm trong trứng sống ít kích thích dịch mật làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn samonila làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Người mắc nhiều bệnh đường ruột, trẻ em thì cũng không nên ăn trứng sống.
Bác sĩ Nhàn cho rằng người ăn trứng chín quá cũng không tốt vì làm giảm một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, axit béo, chất chống oxy hóa. Khi chế biến trứng nên làm chín lòng trắng trứng, có thể ăn tái lòng đỏ giữ được giá trị dinh dưỡng của quả trứng. Ăn tái cần ăn trứng sạch, vỏ trứng không được nứt, có lỗ và vết bẩn trên vỏ trứng.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín vừa tới bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin cũng ít mất đi.
Theo Khampha
Bánh cuốn, quà ăn vặt của tuổi thơ
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ/ Để trở về với giấc mơ ngày xưa", chắc rằng ai cũng từng một lần có mong ước như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. "Chỉ cần cho tôi được trở về ngày xưa" với ký ức tuổi thơ rộn ràng có bạn bè, trò chơi và những món ăn vặt giòn tan, thơm lừng, gợi nhớ bao kỷ niệm.
Nhớ ngày còn nhỏ, mỗi lần gom góp được những đồng tiền lẻ 200 đồng, 500 đồng cũ, những đứa trẻ thế hệ 8X như tôi hồi đó liền chạy vù ra đầu ngõ nơi có quán tạp hóa nho nhỏ với bao món hàng hấp dẫn. Ngày ấy, bánh kẹo không nhiều và chưa phổ biến như bây giờ. Những đứa trẻ 8X thường chỉ mong chờ đến Tết mới tha hồ được ăn bánh kẹo. Thế cho nên những đồng tiền lẻ dù giá trị nhỏ nhưng đầy quý giá.
Trong danh sách những món ăn gợi nhớ bao ký ức tuổi thơ có thể kể đến như cà rem, kẹo kéo, kẹo cục, kẹo sing gum, kẹo chanh đen... Còn đối với tôi, không thể thiếu món bánh cuốn mè đen dân dã, ăn giòn rụm, một trong những loại bánh thường gắn bó với những người sinh ra từ làng.
Bánh cuốn làm từ nguyên liệu chủ yếu là bột mì, đường, trứng gà, bơ và không thể thiếu mè đen. Sau khi pha chế, người làm bánh múc từng muỗng hỗn hợp đổ lên cái chảo nóng bắc trên bếp than. Chờ cho mặt bánh chín vàng thì lật trở bánh qua mặt bên kia. Đến khi cả hai mặt bánh đều chuyển sang màu vàng hấp dẫn, nhanh tay dùng chiếc đũa cuốn bánh lại thành hình ống tròn.
Bánh phải cuốn lúc còn nóng thì mới tròn, còn đến khi bánh cứng không thể cuốn được sẽ bị vỡ. Bánh cuốn chín vàng đều ăn giòn tan, thơm ngon, nhất là điểm thêm những hạt mè đen khiến bánh càng thêm hấp dẫn.
Các loại bánh truyền thống như bánh nổ, bánh thuẫn hay bánh mì xốp thường được kính cẩn dâng lên bàn thờ trong những ngày Tết. Còn bánh cuốn cùng "họ" với bánh mì xốp vì nguyên liệu giống nhau, nhưng hầu như chưa có ai dùng bánh cuốn để cúng kiếng. Chẳng cần bao bì bắt mắt, bánh cuốn chỉ cho vào bịch ny lông rồi dùng dây su loại nhỏ cột chặt để giữ độ giòn cho bánh, treo lủng lẳng trên gian hàng tạp hóa. Thế nhưng ai đã từng ăn món bánh giản dị ấy, không thể nào quên hương vị đặc trưng của bánh cuốn giòn.
Thời buổi internet tràn ngập khắp nơi, bánh cuốn không còn đóng gói trong những quán tạp hóa phía sau cổng làng, xóm nhỏ. Bánh cuốn lên hẳn mạng xã hội với giá cả hơn trăm nghìn đồng một ký, ấy vậy mà chỉ cần nhìn hình thôi ai cũng muốn mua. Bởi bánh cuốn không chỉ thơm ngon, giòn tan mà người mua bánh còn như muốn tìm về những hương vị của tuổi thơ, gìn giữ một loại bánh dân dã được chắt lọc từ những kinh nghiệm ẩm thực truyền thống từ xa xưa truyền lại.
Theo baoquangngai
Thêm cách làm thịt viên ngon bất ngờ để bạn trổ tài cho bữa tối Từ những nguyên liệu chính là thịt bằm và ngô ngọt, với cách làm rất đơn giản, bạn sẽ có được món thịt viên vừa ngon, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt các bé sẽ rất thích đấy! Nguyên liệu: - Thịt băm: 200g - Ngô ngọt: 2 bắp - Hành lá - Cà rốt: 1 củ - Trứng gà: 3...