Ăn trái cây khi đói để giảm cân giữ dáng, đúng đắn hay sai lầm?
Gần đây chị em thường rỉ tai nhau mẹo ăn trái cây khi đói để giảm cân, giữ dáng. Tuy nhiên không phải ai cũng hợp với phương pháp này.
Các loại trái cây chín mọng luôn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Chất enzyme tự nhiên có trong quả chín sẽ giúp bạn tiêu hoá tốt hơn, do đó các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên ăn quả chín trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Mùa hè nóng nực khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nhiều chị em rỉ tai nhau mẹo thay thế các thực phẩm chính bằng trái cây khi đói để giảm cân, giữ dáng hiệu quả. Tuy nhiên, việc ăn vô tội vạ, mà không hiểu cơ thể và bệnh lý của mình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Những làm sao để ăn trái cây hiệu quả
Đối với những người bị mắc đái tháo đường, không nên ăn trái cây quá ngọt, do cần phải cân bằng lượng đường trong mỗi bữa ăn. Và thời điểm ăn là giữa 2 bữa ăn. Ví dụ ăn sáng lúc 7 giờ, ăn trưa lúc 11 giờ thì ăn quả chín lúc 9 giờ, nhằm tránh hạ đường máu khi đói và tăng đường máu sau ăn.
Cách chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trái cây nên ăn trực tiếp không qua nấu nướng, điều này sẽ giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt nên lưu ý, chọn các loại quả đa dạng về chủng loại và màu sắc, vì mỗi loại màu sắc có một công dụng khác nhau
Video đang HOT
Tựu chung lại, ăn trái cây vào thời điểm nào cũng được với người có sức khỏe bình thường, cũng như một bữa phụ và tạo năng lượng. Nhưng với những người thừa cân, béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều xoài, mít, vải, nhãn, dứa… vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.
Với những ai có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này. Hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Về phương pháp giảm cân bằng cách ăn hoa quả trước bữa ăn, các chuyên gia y tế cũng khuyên rằng nên ăn trái cây trước bữa ăn, để giúp dạ dày đã lưng lửng, sau đó mới ăn bữa chính. Như vậy, sẽ giúp giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể ở bữa chính, từ đó giúp giảm cân nặng.
Còn đối với người gầy muốn tăng cân nhanh chóng, có thể ăn trái cây sau bữa ăn, đường trong hoa quả là đường fructose dễ tích trữ năng lượng, nhất là lại ăn sau bữa chính, khi đã no.
Nhưng cần lưu ý không nên ăn sát giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể tích tụ năng lượng, kể cả ăn trái cây, hệ tiêu hóa cũng ậm ạch hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh dạ dày không nên ăn các trái cây chua như cam, chanh, quýt, xoài, khế… nhất là khi bụng đói.
Với mỗi một cơ thể bình thường nên cung cấp 400g – 500g quả chín hàng ngày, ăn đa dạng các loại quả khác nhau thì sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cung cấp đủ chất xơ giúp chống táo bón mà không cần phải dùng thuốc kích thích tiêu hoá.
Những sai lầm "chết người" khi ăn trái cây, 90% dân số Việt mắc phải
Trái cây là thực phẩm chứa nhiều vitamin và có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng có một số thói quen khi sử dụng lại vô tình biến chúng thành chất gây hại cho cơ thể.
Ăn trái cây khi đói không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa
- Ăn trái cây khi đói
Khi đói thấy thứ gì chúng ta cũng ăn ngay. Tuy nhiên, có những thực phẩm bạn không nên ăn khi đói, ví dụ như trái cây. Bởi lúc này, axit có trong các loại quả sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ăn trái cây khi bụng rỗng sẽ khiến bạn gặp tình trạng cồn cào ruột.
- Uống nước ép trái cây cũng như ăn trái cây
Nước ép trái cây hay trái cây nguyên quả đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Song chúng không giống nhau.
Theo đó, nước ép trái cây mua từ cửa hàng thường có pha thêm đường. Chưa kể, quá trình ép nước đã loại bỏ đi lượng chất xơ tự nhiên của trái cây.
Trong khi đó, chất xơ lại có tác động đến việc làm giảm chỉ số đường huyết. Chính vì thế, uống nước ép trái cây có thể làm bạn tiêu thụ nhiều calo hơn nhưng dinh dưỡng lại thấp hơn.
- Ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm
Nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng trái cây làm món tráng miệng sau khi ăn. Tuy nhiên, việc này không hề có lợi cho sức khỏe.
Nguyên nhân là bởi, sau khi ăn no dạ dày cần thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp vào. Nếu ăn trái cây ngay lúc này sẽ gây đầy bụng và các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ.
- Ăn trái cây sấy khô thay cho trái cây tươi
Có một số loại trái cây sấy khô chứa lượng đường dư thừa không tốt cho sức khỏe. Lượng vitamin và chất chống oxy hóa cũng mất đi trong quá trình sấy. Do đó, bạn nên ăn trái cây khi chúng còn tươi để nhận được tối đa các dưỡng chất quý giá.
- Chỉ ăn trái cây để giảm cân
Nhiều người thường áp dụng phương pháp này để giảm cân. Nhưng nếu thực đơn giảm cân chỉ toàn trái cây sẽ có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Khi chỉ ăn trái cây và loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm khác ra khỏi chế độ ăn uống, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Để giảm cân an toàn, tốt nhất bạn hãy chọn một chế độ dinh dưỡng cân đối và kết hợp với vận động thường xuyên.
Ăn trái cây kiểu này vừa chẳng 'thấm' được tý chất nào, vừa gây hại cho cơ thể Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ chẳng 'thấm' được các chất bổ dưỡng mà còn gây ra những tác hại tới sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Ăn trái cây khi đói Khi đói bạn không nên ăn trái cây. Bởi lúc này, axit có trong các loại...