An toàn thực phẩm để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện
Thực phẩm an toàn không chỉ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà còn đem lại một cuộc sống khỏe mạnh.
Để trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh, phát triển đồng đều thì bảo đảm an toàn thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng, góp phần phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, góp phần đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đã được cải thiện
Trên toàn cầu, ước tính có hơn một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu vi chất dinh dưỡng (ít nhất một trong các chất sắt, kẽm và vitamin A). Ngoài ra, hơn 2/3 phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản bị thiếu vi chất dinh dưỡng (ít nhất một trong số đó là sắt, kẽm và folate – còn được gọi là vitamin B9).
Tại Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A đã được thanh toán, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được cải thiện rõ rệt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở bà mẹ và trẻ em.
Thiếu vitamin A tiền lâm sàng (xét nghiệm trong huyết thanh) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 14,2% xuống còn 9,5%, vitamin A trong sữa mẹ thấp đã giảm từ 35,5% xuống còn 18,3%. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi đều được cải thiện. Năm 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%, phụ nữ có thai là 25,6% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16,2%…
Cho trẻ uống vitamin A tại Quảng Ninh. Ảnh: Viện Dinh dưỡng quốc gia cung cấp
Vi chất dinh dưỡng là những chất dinh dưỡng mặc dù nhu cầu cơ thể cần một lượng rất nhỏ hằng ngày nhưng chúng rất cần thiết cho quá trình phát triển, tăng trưởng về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, góp phần quan trọng để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Các vi chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: Sắt, kẽm, canxi, i-ốt, vitamin A, vitamin B và vitamin C.
Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng này là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng. Chúng có thể dẫn đến sự phát triển kém về thể chất và tinh thần ở trẻ em, làm trẻ dễ mắc bệnh tật hoặc làm bệnh tật trầm trọng hơn, chậm phát triển trí tuệ, mù lòa và tổn thất chung về năng suất và tiềm năng lao động. Không giống như tình trạng thiếu dinh dưỡng năng lượng-protein, tác động sức khỏe của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Do đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đôi khi được gọi là “nạn đói tiềm ẩn”.
Bảo đảm an toàn thực phẩm
Video đang HOT
Để phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng quan trọng cho người dân trong đó việc thực hiện vệ sinh ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Hướng dẫn cho các bà mẹ về an toàn thực phẩm để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: HÀ VŨ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc tiếp cận đủ lượng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe là then chốt để duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.
Bởi, thực phẩm không an toàn có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các chất hóa học có hại có thể gây ra hơn 200 loại bệnh. Mất an toàn thực phẩm không chỉ gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm mà còn trực tiếp gây ra các tình trạng ngộ độc cấp tính dẫn đến rối loạn tiêu hóa trong đó tiêu chảy là tình trạng phổ biến nhất, có thể dẫn tới tử vong. Nếu việc đảm bảo an toàn thực phẩm không được duy trì, tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại hoặc kéo dài sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ mà hậu quả là gây suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Chính vì vậy đảm bảo an toàn thực phẩm là một giải pháp quan trọng trong việc phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
Thực tế, tại Việt Nam, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ; từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khỏe cho thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai.
Ngộ độc thực phẩm, hiểm họa trong những ngày nắng nóng
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Nắng nóng, nền nhiệt cao khiến vi khuẩn phát triển khiến thực phẩm dễ hư hỏng hơn so với bình thường. Ảnh minh họa: INT.
Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Số ca ngộ độc thực phẩm tăng
Theo ghi nhận, tại nhiều khu chợ truyền thống, cổng trường học, vỉa hè, không khó để mua các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, bày bán bắt mắt đủ loại như: Bánh tráng trộn, bánh mì, cơm cuộn sushi, bún thịt nướng, chân gà... Khách hàng của những hàng quán này rất đa dạng, chủ yếu là người đi làm, học sinh, sinh viên...
Thái Anh - sinh viên năm 2 Trường Đại học Thương mại (Hà Nội) cho biết, em và các bạn thường tụ tập ăn vặt tại các quán hàng rong sau mỗi giờ tan học. Mặc dù biết rõ điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhưng vì giá cả hợp túi tiền nên đây vẫn là lựa chọn yêu thích của Thái Anh và bạn bè.
"Bọn em thường ăn xiên bán ngay gần cổng trường và cũng thấy có nhiều ruồi, dầu ăn bị đen vì chiên lại nhiều lần. Mấy chai tương ớt, tương cà cũng không được sạch sẽ lắm, nhưng ăn mãi cũng quen", Thái Anh chia sẻ. Tuy nhiên, mới đây, Thái Anh đã "dở khóc dở cười" khi bị tiêu chảy cấp sau một buổi ăn vặt cùng các bạn.
Chỉ trong vòng 8 tháng, từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024, cả nước đã xảy ra ba vụ ngộ độc lớn và hàng loạt vụ ngộ độc nhỏ khiến hơn 1.000 người nhập viện. Tính riêng năm 2023, có 28 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Con số này có xu hướng tăng so với năm 2022.
Các vụ ngộ độc lớn với số lượng bệnh nhân nhiều xảy ra liên tiếp thời gian gần đây, bao gồm: Ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 tại tỉnh Quảng Nam (313 người); ngộ độc sau khi ăn cơm gà Trâm Anh ở tỉnh Khánh Hòa (368 người); mới đây nhất là hơn 500 người đã bị ngộ độc ở tiệm bánh mì Cô Băng (Đồng Nai).
Đa số các kết quả kiểm nghiệm thực phẩm hoặc bệnh phẩm (bánh mì, thịt heo xá xíu, cơm gà, gà nướng...) của các vụ ngộ độc trên đều có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp. Ngoài ra còn một số các loại vi khuẩn khác như E.coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus...
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ tháng 4 - 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm. Do đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến, dịch vụ nấu ăn trên cả nước.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, một trong những nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra vào mùa Hè là do thời tiết nắng nóng, khiến thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn - những nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Trong mùa Hè, điều kiện thời tiết cũng thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động, thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng...); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ cũng như quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm chưa đúng cách.
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị, ngành y tế và cơ quan chức năng các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.
Trong đó, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình. Chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.
Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng.
Thời tiết nắng nóng đòi hỏi việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường cần cẩn trọng hơn. Ảnh minh họa: INT.
Sử dụng thực phẩm bảo đảm nguồn gốc xuất xứ
Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo, người dân cần chọn lựa sử dụng thực phẩm tươi, sạch, an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch.
Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt trên 70 độ C. Ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn trên 5 giờ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 giờ và phải được đun kỹ lại. Tránh gây ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
Nếu bị nhiễm trùng ở bàn tay, băng kĩ và kín vết thương nhiễm trùng trước khi chế biến thức ăn. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Chỉ sử dụng các sản phẩm, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Phản ánh đến các đơn vị chức năng nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong mùa nắng nóng kéo dài, thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản thích hợp. Tình trạng này đã xảy ra nhiều nơi và gây ra những vụ dịch lớn nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm, có khoảng 600 triệu ca bệnh được ghi nhận (gần 1/10 người dân số thế giới) và 420.000 người tử vong vì ngộ độc thực phẩm - Bác sĩ Nguyễn Hữu Trí (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh).
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch Mùa hè là dịp nhiều cơ quan, đơn vị, gia đình... tổ chức các chuyến tham quan, du lịch, dã ngoại. Lẽ thường, khi đi du lịch đa số mọi người có tâm lý muốn trải nghiệm ẩm thực đặc trưng của vùng miền nơi đến. Thế nhưng, đã có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khi du khách thưởng...