An toàn thực phẩm cuối năm: Sơn La “căng mình” kiểm tra hàng tết
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối năm, nhất là những ngày cận tết, nhu cầu mua sắm của người dân Sơn La tăng cao. Đây cũng là thời điểm để các đối tượng sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm được tuồn ra thị trường.
Người tiêu dùng khó lựa chọn
Thực tế cho thấy, mặc dù các lực lượng chức năng trong tỉnh đã tăng cường nhiều giải pháp trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với mặt hàng thực phẩm hay các loại nước giải khát, bia, rượu, nhất là trong những dịp cận tết, nhưng vẫn còn tình trạng một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng được tiêu thụ trên thị trường.
Đội Quản lý thị trường số 1 TP.Sơn La phát hiện cơ sở chế biến thạch rau câu không đảm bảo quy định ngay tại phường Chiềng Sinh. Ảnh: Quốc Tuấn
Tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục sử dụng dụng cụ chuyên ngành, test nhanh để kiểm tra chất cấm, chất tạo nạc, tồn dư kháng sinh trong các mặt hàng thực phẩm, nông sản, nhằm xử lý vi phạm và cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Tuyết Minh, phường Chiềng Lề, TP.Sơn La, cho rằng: Rất nhiều sản phẩm bày bán ngoài chợ đều dùng chất phụ gia để chế biến nhằm tăng mùi vị hoặc bảo quản được lâu hơn. Đặc biệt là những ngày giáp tết, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm đông lạnh hoặc hàng bánh kẹo, giải khát, bia, rượu tăng mạnh nên việc xuất hiện những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể xảy ra. Chúng tôi gặp không ít khó khăn khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình, nhất là hàng trái cây.
Theo ông Nguyễn Viết Thông – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La: Thời điểm giáp Tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ hàng hóa thực phẩm thường tăng cao hơn ngày thường. Do đó, nguy cơ thực phẩm mất an toàn từ các cơ sở sản xuất mùa vụ, nhỏ lẻ hay các hàng quán vỉa hè là rất lớn. Đơn vị đã phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuy nhiên cũng không loại trừ được các thủ đoạn tinh vi của người sản xuất, buôn bán và vận chuyển một số loại thực phẩm không an toàn.
Video đang HOT
Được biết, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng của Sơn La gặp không ít khó khăn bởi địa bàn rộng, phức tạp, dụng cụ, công cụ trang bị, phục vụ cho công tác còn thiếu. Do vậy hiệu quả công việc chưa cao, tình trạng sử dụng các chất phụ gia trong chế biến, bảo quản thực phẩm ở một số mặt hàng vẫn còn tồn tại.
Cũng theo ông Nguyễn Viết Thông: Theo khoản 3, Điều 31, Nghị định 119 năm 2017, đối với hàng hóa quá hạn sử dụng chỉ xử phạt hành chính, không thu, nộp tiêu hủy. Do vậy, đây cũng là kẽ hở để hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Công tác phối hợp, tổ chức đấu tranh triển khai nhiệm vụ của một số ngành, lực lượng thực thi đôi khi còn chậm, hiệu quả chưa cao, tổ chức lực lượng đấu tranh còn phân tán, chồng chéo.
Sẽ xử lý nghiêm vi phạm
Ông Nguyễn Mạnh Hà – Chi Cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Sơn La, cho biết: Hiện nay, phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Sơn La đều nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường rất hạn chế nên khó triển khai và duy trì các quy trình công nghệ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối…
Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Quá trình kiểm tra cho thấy vẫn còn phát hiện hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Việc chuyển đổi cơ chế quản lý an toàn thực phẩm từ hình thức “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” và có sự thay đổi hàng loạt các văn bản pháp luật về quản lý trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến việc triển khai cấp phép quảng cáo, công bố và tự công bố tiêu chuẩn sản ph ẩm thực phẩm gặp khó khăn, các quy trình, thủ tục hành chính liên tục phải thay thế hoặc bổ sung” – ông Hà thông tin thêm.
Được biết, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, ngoài việc chỉ đạo các đoàn kiểm tra liên ngành của các cơ quan chức năng, tỉnh Sơn La còn tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đáng lưu ý, trong quá trình kiểm tra, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục sử dụng dụng cụ chuyên ngành, test nhanh để kiểm tra chất cấm, chất tạo nạc, tồn dư kháng sinh trong các mặt hàng thực phẩm, nông sản, nhằm xử lý vi phạm và cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng, đảm bảo không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây mất an toàn cho người tiêu dùng.
Theo Danviet
Người dân cần tẩy chay thực phẩm bẩn
Từ năm 2018-2020, Hà Nội sẽ triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (ATTP), với 3 cấp độ. Đây là hành động nhằm siết chặt chất lượng thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Xử phạt hơn 14 tỷ đồng
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện kế hoạch 119 của UBND Hà Nội về khắc phục hạn chế, yếu kém, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác ATTP trên địa bàn, đồng thời triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP năm 2018 - 2020.
Thức ăn bày bán không che đậy giữa phố bụi bặm nhưng người mua hàng vẫn thản nhiên mua. Ảnh: Lê Mai
Theo ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban chỉ đạo ATTP TP.Hà Nội, trong 1 năm qua với gần 154.000 cuộc thanh, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, phát hiện hàng nghìn cơ sở vi phạm, xử lý hành chính hơn 14 tỷ đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 3 tỷ đồng.
Ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, sau 1 năm triển khai nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND Hà Nội đã góp phần nâng cao năng lực công tác quản lý của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh tuyến xã đa số chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Việc xử lý các vi phạm ở tuyến xã và một số tuyến huyện đa số vẫn chỉ là nhắc nhở. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, chưa có thói quen phản ánh với cơ quan quản lý và tẩy chay các cơ sở thực phẩm không an toàn...
Thái độ của người dân rất quan trọng
Ông Hiền cũng nhấn mạnh, để thực phẩm bẩn bị loại trừ thì thái độ, hành vi của người tiêu dùng rất quan trọng. Hiện nay nhiều người vẫn giữ thói quen "tiện đâu mua đấy", nhiều khi thấy thực phẩm được chế biến bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn cứ ham rẻ mà mua. Ngoài ra, người dân cũng thích mua ngoài đường, ăn ngoài đường mà không cần biết thực phẩm đó đã được kiểm dịch chưa, món ăn đó có sạch không. Do đó, thực phẩm bẩn, bán rẻ vẫn "có đất" sống.
Ông Hiền cũng nhấn mạnh, phía các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt ngay từ nơi sản xuất, chăn nuôi. Với các chợ đầu mối, phải giám sát được nguồn thực phẩm đầu vào. "Tại các quán ăn, đâu đâu cũng quảng cáo thịt bò Úc, thịt bò Mỹ. Các khu đô thị, các nhà cao tầng mọc đến đâu thì các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thức ăn nhanh mọc đến đó. Vậy trách nhiệm của các quận, huyện, thị xã trong những vấn đề này đã thực hiện tốt chưa?" - ông Hiền đặt câu hỏi.
Theo kế hoạch từ năm 2018-2020, Hà Nội sẽ về triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP. Hệ thống đã phân ra 3 cấp: thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng.
Theo ông Hiền, cần có một quy trình từ tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra cảnh báo; phải phân công cụ thể, ai là người chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin ở mỗi cấp. Cơ quan nhà nước giám sát, hậu kiểm như thế nào để kiểm tra lại thông tin đã tiếp nhận có đúng hay không, xác nhận mức độ tin cậy của thông tin để từ đó đưa ra cảnh báo đến người dân. Đồng thời, cũng cần tránh trường hợp cảnh báo sai.
Theo Danviet
Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam còn cao Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo "Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam" do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay tại Hà Nội. Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV còn cao Theo đó, với 2kg/ha/năm, khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực...