An toàn điện hạt nhân – Bài 2: Ưu tiên số một
Việc mở rộng sử dụng điện hạt nhân thường vấp phải những câu hỏi về mức độ đảm bảo an toàn.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chính vì vậy, đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản trong chủ trương sử dụng điện hạt nhân, đặc biệt sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011.
Về bộ máy, tháng 8/2012, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua quyết định thành lập cơ quan an toàn hạt nhân mới trực thuộc Bộ Môi trường, theo đó hợp nhất Cơ quan An toàn hạt nhân thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Ủy ban An toàn hạt nhân của Văn phòng Chính phủ và Bộ phận Giám sát phóng xạ của Bộ Văn hóa – Khoa học thành Cục An toàn hạt nhân trực thuộc Bộ Môi trường.
Cục An toàn hạt nhân mới có trách nhiệm quản lý và tiến hành kiểm tra định kỳ toàn bộ các nhà máy hạt nhân đang hoạt động, chịu trách nhiệm đối phó với các sự cố hạt nhân khi xảy ra. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRA) là một cơ quan độc lập quản lý năng lượng hạt nhân, an ninh và giám sát bức xạ. Việc đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân bao gồm thông qua thử nghiệm và giám sát thường xuyên các hệ thống dự phòng và hạn chế tác động của thiệt hại nghiêm trọng đối với nhà máy.
Video đang HOT
Nhật Bản đã vận hành hơn 50 lò phản ứng hạt nhân trước khi xảy ra sự cố tại nhà máy Fukushima số 1. Tính đến tháng 5 vừa qua, có 33 lò phản ứng được xếp vào loại có thể hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 12 lò phản ứng trong số 27 lò phản ứng đã nộp đơn đáp ứng các quy định mới và được NRA chấp thuận khởi động lại. Có 10 lò phản ứng vẫn đang được cơ quan này xem xét và phải có được sự đồng ý của chính quyền địa phương trước khi khởi động lại. Đáng chú ý, Tổ máy số 2 của lò phản ứng Tsuruga có thể là tổ máy đầu tiên bị từ chối phê duyệt khởi động lại theo các quy định do nằm gần các đường đứt gãy và không đáp ứng được các yêu cầu mới về địa chấn.
Về mặt kỹ thuật, các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản có nhiều biện pháp an toàn, được thiết kế dựa trên giả định rằng các nhà máy phải đảm bảo an toàn cho các cộng đồng lân cận để không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân. Các biện pháp được thực hiện để đảm bảo an toàn trong các sự cố bất thường có thể được tóm tắt trong 3 điểm sau: đóng các lò phản ứng đang hoạt động, làm mát các lò phản ứng để loại bỏ nhiệt khỏi nhiên liệu hạt nhân và cất giữ các vật liệu phóng xạ.
Các nhà máy điện hạt nhân được thiết kế để ngăn ngừa các sự cố bất thường xảy ra. Không chỉ như vậy, các nhà máy điện hạt nhân còn được thiết kế để ngăn ngừa nguy cơ các sự cố bất thường lan rộng và rò rỉ vật liệu phóng xạ xung quanh các nhà máy, có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Những cải tiến về an toàn rút ra sau sự cố ở Fukushima, chẳng hạn như tường chắn sóng thần và gia cố phòng ngừa động đất, đã được triển khai cho các lò phản ứng hiện tại.
Quá trình khởi động lại đã diễn ra trong hơn một thập kỷ, với các đợt đán.h giá và cập nhật liên tục theo yêu cầu của NRA. Nhật Bản rút ra bài học từ quá khứ để tinh chỉnh hiệu quả về mặt kỹ thuật, vận hành và quản lý cho các lần khởi động lại các lò phản ứng đang chờ xử lý khác.
Do tần suất và cường độ động đất ở Nhật Bản, vấn đề địa chấn được đặc biệt chú ý trong việc xác định vị trí, thiết kế và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản được thiết kế để chống động đất sẽ xây dựng trên nền móng vững chắc được đào sâu xuống lòng đất; lắp đặt máy đo địa chấn để phát hiện gia tốc địa chấn lớn và báo hiệu cho thiết bị điều khiển để đóng lò phản ứng. Thiết kế địa chấn của các nhà máy như vậy dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt hơn nhiều so với các tiêu chí áp dụng cho các cơ sở phi hạt nhân. Các lò phản ứng cũng được xây dựng trên nền đá cứng (không phải trầm tích) để giảm thiểu rung chấn địa chấn.
Các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân giám sát bức xạ môi trường xung quanh cơ sở của họ và phóng xạ trong các mẫu môi trường để xác nhận rằng không có tác động có hại nào đến môi trường xung quanh. Chính quyền địa phương cũng như các công ty độc lập đo mức độ bức xạ trong không khí bằng các hệ thống giám sát bức xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân.
Ngoài ra, họ định kỳ thu thập nước biển, đất và các sản phẩm nông nghiệp cũng như hải sản để đo và phân tích hàm lượng vật liệu phóng xạ và đảm bảo rằng các nhà máy điện không có tác động xấu đến môi trường xung quanh. Đặc biệt, Đạo luật Quy định về Lò phản ứng đã được sửa đổi vào tháng 6/2012 để đưa an toàn hạt nhân lên hàng đầu và đưa môi trường vào mục tiêu an toàn chính.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khi tất cả các nguồn điện cho các tổ máy 1, 2, 3 và 4 đều bị hư hại do sóng thần, các công ty điện lực tại Nhật Bản đã cam kết tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân của mình. Các công ty điện lực đã triển khai các biện pháp an toàn khẩn cấp bao gồm lắp đặt thêm xe nguồn điện khẩn cấp và xe cứu hỏa, nâng cấp sổ tay hướng dẫn quy trình và tiến hành diễn tập.
Song song với đó là nhiều biện pháp khác nâng cao hiệu quả như gia cố hệ thống liên lạc tại chỗ và chuẩn bị quần áo bảo hộ chống bức xạ mức độ cao để có thể phản ứng khẩn cấp trong tình huống nghiêm trọng. Các biện pháp trung hạn đến dài hạn bao gồm lắp đặt thêm các đơn vị cung cấp điện khẩn cấp cố định trên vùng đất cao, xây dựng đê ven biển, sửa đổi các cơ sở chống thấm nước và máy bơm nước biển tạm thời công suất lớn, trong trường hợp mất điện ở trạm và mất hệ thống làm mát bằng nước biển….được thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ.
Để những nỗ lực này phát huy hiệu quả tối đa, Viện An toàn hạt nhân Nhật Bản (JANSI) đán.h giá các hoạt động cải thiện an toàn của các công ty điện lực và đưa ra lời khuyên kỹ thuật cho họ. Trung tâm Nghiên cứu rủi ro hạt nhân (NRRC), sử dụng Đán.h giá rủi ro xác suất (PRA) và đề xuất các giải pháp dựa trên nghiên cứu và phát triển, đã được thành lập. Các công ty điện lực cập nhật các đán.h giá và khuyến nghị, thực hiện để đạt được mức độ an toàn cao nhất trên thế giới.
Nhu cầu điện năng tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng vọt với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, khi ngày càng nhiều trung tâm dữ liệu và nhà máy bán dẫn ngốn điện được đưa vào hoạt động. Thủ tướng Shigeru Ishiba khẳng định việc sử dụng năng lượng hạt nhân phải dựa trên sự an toàn, nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này, lưu ý đến sự an toàn, ổn định và giá thành thấp”. An toàn chắc chắn luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược điện hạt nhân của Nhật Bản.
Nhật Bản kiểm tra bức xạ mảnh vỡ lò phản ứng nhà máy điện Fukushima
Ngày 5/11, các kỹ thuật viên đã kiểm tra mức độ bức xạ của mảnh vỡ bên trong lò phản ứng bị hư hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản sau khi lần đầu tiên được robot thu hồi kể từ khi nhà máy này bị sóng thần tấ.n côn.g vào năm 2011.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, Fukushima, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuối tuần qua, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị vận hành nhà máy điện Fukushima - cho biết đưa thành công một lượng nhỏ mảnh vỡ ra khỏi bồn chứa quanh lò phản ứng bằng các robot chuyên dụng có khả năng hoạt động trong môi trường bức xạ cao.
Lãnh đạo của TEPCO Kuniaki Takahashi xác nhận qua kiểm tra mức bức xạ của mẫu đủ thấp để tiếp tục giai đoạn tiếp theo của quy trình phức tạp nhằm thu hồi các mảnh vỡ. TEPCO hy vọng sẽ vận chuyển mẫu đến một cơ sở nghiên cứu để kiểm tra thêm. Ông Takahashi cho biết các mảnh vỡ sẽ được chuyển vào một chiếc hộp để vận chuyển, sau đó chúng sẽ được đặt vào một thùng chứa đặc biệt trong ngày 7/11. Ông cũng cho biết việc thu hồi sẽ hoàn tất sau khi các mảnh vỡ do robot thu hồi được chuyển vào thùng chứa. Khung thời gian cho các bước tiếp theo vẫn chưa thông báo.
Hồi tháng 9, Nhật Bản tiến hành thử nghiệm loại bỏ các mảnh vỡ hạt nhân khỏi nhà máy điện Fukushima, bắt đầu với việc nghiên cứu một mẫu nhỏ để tìm manh mối về điều kiện bên trong các lò phản ứng. Hiện khoảng 880 tấn phế liệu cực kỳ nguy hiểm vẫn tồn tại bên trong các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện ở Đông Bắc Nhật Bản này sau hơn 13 năm bị trận sóng thần thảm khốc tấ.n côn.g do tác động của trận động đất có độ lớn 9,0.
Ba trong số 6 lò phản ứng của Fukushima đã bị tan chảy sau khi trận sóng thần lớn nhấn chìm nhà máy này. Việc loại bỏ các mảnh vỡ từ lò phản ứng được xem là thách thức lớn nhất trong lộ trình làm sạch nhà máy.
Trung Quốc nói về việc thành phố Nga gần biên giới có mức phóng xạ vượt gấp 1.600 lần mức an toàn Cơ quan an toàn hạt nhân của Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên trước báo cáo cho biết thành phố Khabarovsk của Nga nằm cách biên giới với Trung Quốc 30km ghi nhận mức phóng xạ tăng cao gấp 1.600 lần giới hạn an toàn. Khabarovsk nằm gần biên giới với Trung Quốc và là nơi sinh sống của 630,000 người....