Ẩn tinh hoàn trẻ em Hành trình đi tìm “hòn ngọc” cho bé phát triển bình thường
Ẩn tinh hoàn là một bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục phổ biến ở các trẻ trai.
Bệnh lý này sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ sau này, nên việc phát hiện sớm và có các phương pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Bệnh lý ẩn tinh hoàn là gì? Có nhiều trẻ bị bệnh này không?
Bình thường khi trẻ mới chào đời thì có thể quan sát thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn của trẻ nằm ở 2 bên bìu. Vậy khi mà không quan sát thấy hoặc không sờ thấy 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ thì được gọi là ẩn tinh hoàn.
Nói cách khác thì ẩn tinh hoàn là một dị tật bẩm sinh, trong đó 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ không nằm ở vị trí bìu bình thường mà lại nằm ở vị trí khác bất thường, ví dụ tinh hoàn có thể nằm ở lỗ bẹn nông, ở ống bẹn, ở lỗ bẹn sâu và thậm chí nằm ở trong ổ bụng.
Ẩn tinh hoàn là một bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục phổ biến ở các trẻ trai. Theo các nghiên cứu trên thế giới đã thống kê cho thấy tình trạng ẩn tinh hoàn chiếm tỷ lệ 3- 5% ở trẻ đủ tháng (nghĩa là cứ 100 trẻ thì có khoảng 4 trẻ có tình trạng ẩn tinh hoàn), và tình trạng này chiếm tới 30 – 45% ở trẻ sinh non (nghĩa là cứ 100 trẻ sinh không đủ tháng thì có tới 30-45 trẻ bị ẩn tinh hoàn).
Có thể thấy một con số rất cao ở trẻ sinh non tháng, đối với trẻ ở độ tuổi 6 tháng đến 1 năm tuổi và các trẻ lớn thì có chung một tỉ lệ ẩn tinh hoàn với con số xấp xỉ 1% (100 trẻ lớn> 1 tuổi thì có 1 trẻ bị ẩn tinh hoàn). Ẩn tinh hoàn 1 bên phổ biến gấp 4 lần so với 2 bên, tinh hoàn ẩn 2 bên chiếm 23%, tinh hoàn phải ẩn chiếm 46%, tinh hoàn trái ẩn chiếm 31%.
Lý giải nguyên nhân ẩn tinh hoàn
Để biết nguyên nhân tại sao trẻ bị ẩn tinh hoàn chúng ta cùng tìm hiểu quá trình hình thành và quá trình di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ bào thai:
Bình thường trong thời kỳ phôi thai tinh hoàn sau khi được hình thành nó sẽ nằm ở trong ổ bụng giống như một số loài động vật khác như chim, gà. Quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng tới bìu diễn ra bắt đầu từ tuần thứ thai thứ 10 và kết thúc quá trình di chuyển, cố định ở bìu là tuần thứ 35 của thai kỳ.
Quá trình di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ bào thai
Quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chịu sự chi phối, điều khiển bởi một số yếu tố:
Yếu tố nội tiết : trong thời kỳ bào thai từ các tuyến nội tiết và từ tinh hoàn sẽ tiết ra một số nội tiết tố, tham gia điều khiển quá trình di chuyển của tinh hoàn.
Vai trò của dây chằng bìu tinh hoàn : Được hình thành bắt đầu từ tuần thứ 10 của thai kỳ, dây chằng bìu tinh hoàn một đầu gắn vào đáy bìu, 1 đầu gắn vào cực dưới của tinh hoàn, dây chằng bìu tinh hoàn đóng vai trò như một sợ dây định hướng, kéo tinh hoàn di chuyển đúng vị trí bìu.
Video đang HOT
Vai trò thần kinh sinh dục đùi: Dưới kích thích của các xung thần kinh đùi sinh dục gây co thắt nhịp nhàng dây chằng bìu tinh hoàn, giúp kéo tinh hoàn xuống bìu.
Áp lực trong ổ bụng: Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của các tạng trong ổ bụng tạo ra một áp lực lớn trong ổ bụng, nhờ có áp lực này giúp đẩy tinh hoàn xuống bìu.
Cấu trúc giải phẫu của ống bẹn: Bình thường ống bẹn là một ống rỗng, tinh hoàn sẽ chui qua ống bẹn và rơi xuống bìu. Khi có bất thường giải phẫu của ống bẹn như xơ hóa, hẹp, bít tắc sẽ cản trở đường di chuyển của tinh hoàn xuống bìu.
Như vậy có rất nhiều yếu tố tham gia vào quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu, bất kỳ sự bất thường nào của các yếu tố này đều có thể dẫn tới tình trạng ẩn tinh hoàn.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ẩn tinh hoàn như:
Trẻ đẻ non tháng, thấp cân.
Tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn
Tuổi mẹ cao
Mang thai nhiều lần
Tình trạng bệnh lý mạn tính của mẹ
Mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong quá trình mang thai
Mẹ sử dụng một số thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết trong thời kỳ mang thai
Vì vậy trong thời kỳ mang thai người mẹ phải hết sức chú ý tránh các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Những biến chứng nguy hiểm khi tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn có 2 vai trò chính là sản xuất nội tiết tố nam và sản xuất tinh trùng. Ở trẻ sơ sinh và những trẻ trước độ tuổi dậy thì thì vai trò của tinh hoàn đối với cơ thể là rất hạn chế, chính vì vậy tinh hoàn ẩn trong giai đoạn này gần như không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cũng như trí tuệ của trẻ, trẻ bị ẩn tinh hoàn vẫn phát triển bình thường như bao trẻ khác. Tuy nhiên với tình trạng ẩn tinh hoàn như vậy sẽ để lại những hậu quả về sau khi mà trẻ lớn lên. Bao gồm những hậu quả sau:
Thiểu sản tinh hoàn, teo tinh hoàn : Thông thường, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tinh hoàn là từ 33-35 độ C, để đảm bảo nhiệt độ này thì tinh hoàn phải nằm thấp tại vị trí bìu. Ở môi trường nhiệt độ cao hơn 35 độ C như ở vị trí bẹn, đùi hay ổ bụng thì tinh hoàn sẽ bị kìm hãm sự phát triển, gia tăng tốc độ chết theo lập trình của các tế bào mầm tinh dẫn đến việc tinh hoàn ngày càng kém phát triển, thoái hóa và teo nhỏ đi.
Tinh hoàn teo nhỏ.
Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản : Dưới tác động của nhiệt độ cao các tế bào mầm của ống sinh tinh(các tế bào mà sau này khi trẻ trưởng thành sẽ đóng vai trò sinh tinh trùng) bị tổn thường và thoái hóa, dẫn đến giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Tăng nguy cơ chấn thương tinh hoàn : Tinh hoàn nằm ở vị trí ống bẹn có nguy cơ chấn thương nhiều hơn khi bị va chạm so với những tinh hoàn nằm trong bìu do bị đè ép vào xương mu, có nền cứng, kém di động.
Xoắn tinh hoàn: Do không được cố định ở bìu, mà tinh hoàn dễ dàng di động, chạy lên chạy xuống nên tỉ lệ xoắn tinh hoàn ở những tinh hoàn ẩn cao gấp 10 lần so với những tinh hoàn nằm đúng vị trí bìu.
Xoắn tinh hoàn.
Tổn thương tâm lý: Những trẻ bị tinh hoàn ẩn nếu không điều trị, khi lớn lên trẻ có hiểu biết và so sánh với trẻ khác thấy thiếu hụt nam tính của mình sẽ lo lắng về thẩm mỹ, tương lai sau này. Trẻ dễ cảm thấy tự ti, mặc cảm, lo lắng, trầm cảm.
Ung thư tinh hoàn: Tinh hoàn ẩn thường có sự biến đổi về hình thái tế bào mầm, các tế bào này có thể thoái hóa và tiến triển thành các tế bào ung thư tại chỗ. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy nguy cơ ung thư tế bào mầm tăng gấp 5-10 lần ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn. 2-6% nam giới có tinh hoàn ẩn sẽ xuất hiện khối u tế bào mầm sau này(nghĩa là cứ 100 trẻ bị ẩn tinh hoàn thì có 2-6 trẻ tiến triển thành ung thư). Khoảng 10% bệnh nhân ung thư tế bào mầm có tiền sử tinh hoàn ẩn.
Ung thư tế bào mầm tinh hoàn.
Như vậy có thể thấy ẩn tinh hoàn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ sau này, nên việc phát hiện sớm và có các phương pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Các bác sĩ Nam khoa khuyến cáo, nếu bé nhà bạn có dấu hiệu của bệnh lý ẩn tinh hoàn thì hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nguy cơ ung thư do ẩn tinh hoàn
Trẻ bị ẩn tinh hoàn không điều trị sớm có nguy cơ teo, xoắn, làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, thậm chí ung thư.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết ẩn tinh hoàn là một dị tật bẩm sinh khiến một hoặc hai bên tinh hoàn của trẻ không nằm ở bìu mà ở vị trí bất thường khác như lỗ bẹn sâu hoặc trong ổ bụng.
Tỷ lệ bé trai đủ tháng mắc ẩn tinh hoàn chiếm 3-5%, cứ 100 trẻ thì khoảng 4 bé mắc, 30-45% trẻ sinh non bị dị tật này. Ở độ tuổi 6 tháng đến một năm tuổi và lớn hơn, tỷ lệ trẻ bệnh xấp xỉ 1%. Ẩn tinh hoàn một bên nhiều gấp 4 lần so với ẩn hai bên. Cụ thể, tinh hoàn ẩn hai bên chiếm 23% trường hợp, tinh hoàn phải ẩn 46%, tinh hoàn trái ẩn 31%.
Bình thường, quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng tới bìu diễn ra bắt đầu từ tuần thai thứ 10 và kết thúc, cố định vị trí vào tuần thứ 35 thai kỳ.
Quá trình này chịu sự chi phối, điều khiển bởi một số yếu tố như nội tiết, vai trò của dây chằng bìu tinh hoàn giúp di chuyển đúng vị trí. Ngoài ra còn phụ thuộc kích thích của các xung thần kinh đùi sinh dục gây co thắt nhịp nhàng dây chằng bìu tinh hoàn, sự phát triển nhanh chóng của các tạng trong ổ bụng tạo ra áp lực lớn trong ổ bụng, giúp đẩy tinh hoàn xuống bìu.
Một số yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ non tháng, nhẹ cân; tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn; tuổi mẹ cao; mẹ mang thai nhiều lần hoặc mắc bệnh lý mạn tính; mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong quá trình mang thai hay phơi nhiễm với các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết.
Biến chứng thường gặp khi trẻ bị ẩn tinh hoàn
Tinh hoàn có hai vai trò chính là sản xuất nội tiết tố nam và sản xuất tinh trùng. Song, ở trẻ sơ sinh và những trẻ trước độ tuổi dậy, vai trò của tinh hoàn đối với cơ thể là rất hạn chế. Do đó, tinh hoàn ẩn trong giai đoạn này gần như không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cũng như trí tuệ của trẻ.
"Trẻ bị ẩn tinh hoàn vẫn phát triển bình thường như bao trẻ khác", bác sĩ nhấn mạnh. "Nhưng nó sẽ để lại nhiều hậu quả và biến chứng khi trẻ đến tuổi dậy thì và trưởng thành".
Thông thường, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tinh hoàn là 33-35 độ C. Để đảm bảo nhiệt độ này, tinh hoàn phải nằm thấp tại vị trí bìu. Ở môi trường nhiệt độ cao hơn như bẹn, đùi, ổ bụng, tinh hoàn sẽ bị kìm hãm phát triển, thoái hóa và teo nhỏ đi.
Nhiệt độ cao còn khiến các tế bào mầm của ống sinh tinh (là các tế bào khi trẻ trưởng thành sẽ đóng vai trò sinh tinh trùng) cũng bị tổn thương và thoái hóa, dẫn đến giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Tinh hoàn nằm ở vị trí ống bẹn có nguy cơ chấn thương nhiều hơn khi bị va chạm so với tinh hoàn nằm trong bìu. Khi tinh hoàn không được cố định ở bìu, dễ dàng di động, nguy cơ xoắn cao gấp 10 lần bình thường.
Đặc biệt, tinh hoàn ẩn thường có sự biến đổi về hình thái tế bào mầm. Các tế bào này có thể thoái hóa và tiến triển thành các tế bào ung thư. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy nguy cơ ung thư tế bào mầm tăng gấp 5-10 lần ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn. Khoảng từ hai đến 6% nam giới tinh hoàn ẩn sẽ xuất hiện khối u tế bào mầm sau này, nghĩa là cứ 100 trẻ bị ẩn tinh hoàn thì 2-6 em tiến triển thành ung thư. Khoảng 10% bệnh nhân ung thư tế bào mầm có tiền sử tinh hoàn ẩn.
Những trẻ bị tinh hoàn ẩn nếu không điều trị, khi lớn lên có hiểu biết và so sánh với trẻ khác thấy thiếu hụt nam tính, lo lắng về thẩm mỹ, tương lai. Trẻ tự ti, mặc cảm, lo lắng, trầm cảm.
Bác sĩ khuyến cáo, tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị khi bé được một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi, bắt buộc phải phẫu thuật.
Phụ huynh nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn nên đưa đến bệnh viện khám, điều trị, giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Cha mẹ mắc bệnh tim mạch, con cái cũng sẽ bị? Tim mạch được xếp vào một trong 4 bệnh lý có tỉ lệ tử vong hàng đầu ở Việt Nam (cùng với ung thư, tiểu đường và đột quỵ). Ngoài mối quan tâm làm sao để có một 'trái tim khỏe', rất nhiều người thắc mắc liệu bệnh tim mạch có di truyền? PGS.TS.BS Đỗ Quang Huân - giám đốc Viện Tim TP.HCM...