Ăn thịt và nội tạng sống của 1 loài gặm nhấm, cặp đôi tử vong vì mắc bệnh dịch hạch
Cặp đôi người Mông Cổ đã phải chịu kết cục xấu nhất sau khi mắc bệnh dịch hạch vì thưởng thức món thịt sống mà họ nghĩ rằng “rất tốt cho sức khỏe”.
AFP đưa tin, cặp đôi xấu số đã tử vong hôm 1/5 tại một miền hẻo lánh của tỉnh Bayan-lgii (Mông Cổ), nằm ở biên giới với Trung Quốc và Nga.
Chưa dừng ở đó, việc này còn kéo theo lệnh cách ly kéo dài 6 ngày đối với 118 người đã tiếp xúc với nạn nhân, bao gồm dân địa phương và du khách nước ngoài. Ariuntuya Ochirpurev, một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết, lệnh cách ly đã được dỡ bỏ hôm thứ 3 – 7/5.
Một loài sóc bụng vàng ở Hoa Kỳ. (Ảnh: Ben Hulsey)
Vị quan chức tiết lộ trên BBC rằng, cặp đôi Mông Cổ ăn thịt và thận sống của loài sóc đất. Người dân địa phương tin rằng đây là món ăn cực bổ dưỡng.
Sebastian Pique, tình nguyện viên của tổ chức American Peace Corps tại Mông Cổ, chia sẻ với AFP: “Sau khi lệnh cách ly có hiệu lực, không có nhiều người, thậm chí cả dân địa phương, dám xuất hiện trên đường phố. Họ lo sợ nguy cơ mắc bệnh”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh dịch hạch có thể lây truyền qua những con bọ chét và động vật nhiễm bệnh, ví dụ, sóc chó, sóc, chuột và thỏ.
Trong quá khứ, đại dịch hạch đã gây ra thiệt hại khủng khiếp về người trên toàn thế giới vào một số giai đoạn nhất định. Giờ đây, những loại kháng sinh hiện đại đã có thể điều trị bệnh dịch hạch và ngăn ngừa nguy cơ lây lan của nó, tình trạng nhiễm trùng ở người vẫn xảy ra ở một số vùng miền Tây nước Mỹ, cũng như ở châu Phi và châu Á.
Quan chức địa phương, ông Aipiin Gilimkhaan, cho hay, hiện chưa có thêm trường hợp nhiễm dịch hạch nào được ghi nhận ở đây. Được biết, mỗi năm có ít nhất 1 người ở Mông Cổ thiệt mạng vì bệnh dịch hạch, thường do ăn thịt sống chứa vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis.
Video đang HOT
Tình trạng sưng phù, đau hạch bạch huyết, thường ở vị trí háng, nách hay cổ, là triệu chứng chính của bệnh dịch hạch. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt, lạnh run, đau đầu và mệt mỏi cực độ.
Theo USAToday
Ảnh "kinh dị": Hàng trăm trứng sán dây trong não và cơ thể bệnh nhân
Trong các hình chụp siêu âm, X-quang, có thể nhận ra vô số trứng sán dây (sán xơ mít) cư trú trong cơ thể người đàn ông. Bệnh nhân này đặc biệt thích ăn 2 loại thịt.
Cụ ông 74 tuổi lần đầu tiên tới gặp bác sĩ sau khi đột nhiên không thể đi lại bình thường và còn bị mất trí nhớ.
Trong khi nhiều người tránh các món thịt sống như tránh bệnh dịch hạch thì với một số khác, đó lại là đặc sản. Nhưng nếu nhìn vào hình ảnh dưới đây, bạn có thể vĩnh viễn nói không với các loại thịt tái trong đời.
Trong các hình chụp siêu âm, X-quang, có thể nhận ra vô số trứng sán dây (sán xơ mít) cư trú trong cơ thể người đàn ông 74 tuổi. Bệnh nhân này đặc biệt thích ăn thịt lợn và thịt bò tái.
Theo bài báo đăng tải trên tờ BMJ Case Reports, người bệnh được đưa tới phòng cấp cứu một bệnh viện ở Đài Loan sau khi tới gặp bác sĩ để khám bệnh. Cụ ông này đột nhiên gặp khó khăn trong việc đi lại và bị mất trí nhớ.
Tại bệnh viện, nhân viên y tế phát hiện các chỉ số sống của người bệnh đều ổn định. Nhưng khám trực tiếp cho thấy, nửa gương mặt bên trái của bệnh nhân bị chảy xệ. Ông cũng không thể nói rõ ràng và nhìn chung rất yếu.
Kết quả sốc sau khi tiến hành chụp chiếu
Bác sĩ lập tức chỉ định chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính và chụp X-quang cho bệnh nhân. Kết quả, các bác sĩ vô cùng kinh sợ khi phát hiện hàng trăm trứng sán dây nhỏ xíu lúc nhúc trong gần như mọi phần trong cơ thể người bệnh.
Qua hình ảnh chụp chiếu, dễ dàng nhận ra trứng sán dây xuất hiện trong não, cột sống, mông, cổ, ngực và chân cụ ông đã về hưu. Cụ được chẩn đoán mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Đây là bệnh nhiễm trùng sán dây, thường là hậu quả của việc ăn thịt lợn bị nhiễm sán.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ấu trùng sán lợn tấn công hệ thần kinh trung ương nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.
Hình ảnh chụp cho thấy các u nang ở cổ và ngực.
Bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng
Bệnh khởi phát khi một người ăn thịt đã bị nhiễm sán. Từ đó, họ bị nhiễm trùng sán dây trong ruột, được gọi là bệnh sán dây.
Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn tới kết cục tồi tệ hơn, đó là bệnh ấu trùng sán lợn. Bệnh xảy ra khi trứng sán dây tích tụ trong hệ thần kinh trung ương, cơ, da và mắt của người bệnh.
Bệnh ấu trùng sán lợn là dạng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng sán dây và là nguyên nhân phổ biến gây co giật, động kinh trên khắp thế giới.
Tiến sĩ Ming-Pin Lin, một trong các tác giả viết về trường hợp của bệnh nhân 74 tuổi trên, cho biết, hình chụp chiếu thể hiện rõ "một bầu trời đầy sao" ấu trùng sán và còn tiết lộ cả tình trạng vôi hóa của cơ. Tiến sĩ chia sẻ thêm, biện pháp điều trị bao gồm thuốc kháng ký sinh trùng, steroids và đặt thiết bị vào não để giảm áp lực lên não gây ra bởi hiện tượng ứ dịch.
"Những bệnh nhân không phải qua điều trị và những người bị u nang sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng".
Hiện vẫn chưa rõ bệnh nhân 74 tuổi trên đã được điều trị như thế nào và liệu ông có hồi phục hoàn toàn hay không.
Hình ảnh trứng sán dây ở cột sống thắt lưng và mông (ảnh phải), các chấm trắng cho thấy cụm trứng sán dây trong não của bệnh nhân (ảnh trái).
Một trường hợp nhiễm sán đáng sợ khác
Hồi tháng trước, một nam thanh niên cũng đã thiệt mạng sau khi nang sán dây cư trú trong não anh, khiến anh bất tỉnh. Chàng trai 18 tuổi bị co giật dữ dội và liên tục phàn nàn về cơn đau ở háng một tuần trước khi bị co giật, phải vào viện cấp cứu.
Các bác sĩ tại Bệnh viện và Trường Y ESIC ở Faridabad, Ấn Độ, phát hiện các nang ký sinh trùng bám đầy lớp ngoài cùng của não bộ bệnh nhân sau khi chụp chiếu.
Với trường hợp này, bác sĩ cho biết, do số lượng nang sán dây mà thông thường, thuốc kháng ký sinh trùng vẫn được chỉ định, lại không phải là lựa chọn thích hợp. Bởi thuốc có thể làm tăng nặng tình trạng viêm trong não, từ đó, làm trầm trọng thêm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm sán dây nghiêm trọng như nam thanh niên 18 tuổi này.
Rốt cuộc, bác sĩ đã cho người bệnh dùng thuốc steroid và thuốc kháng chống động kinh. Nhưng thật không may, chàng trai đã qua đời 2 tuần sau đó.
Theo Helino
Cứ 10 người tử vong ở Việt Nam thì có 8 mắc bệnh không lây nhiễm Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư. Ước tính có đến 8/10 ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại hội thảo về Chế độ...