Ăn theo kiểu Bắc Âu
Ít nôi tiêng hơn chê đô ăn Đia Trung Hai, lôi ăn uông theo phong cach Băc Âu đem nhiều lơi ich cho sưc khoe va môi trương.
“Chế độ ăn của người Bắc Âu chú trọng đồ ăn tươi chưa qua chế biến, rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm hữu cơ tại địa phương. Trong các sản phẩm động vật, hải sản tự nhiên được ưa chuộng hơn thịt”, theo chuyên gia dinh dưỡng Maria Marlowe.
Theo phương pháp ăn uống này, cá hồi sông tốt hơn cá nuôi, dâu dại ngon hơn loại ở nông trại. Thực phẩm ngoài tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng và ngon hơn vì chúng có thể tươi hơn hoặc được thu hoạch khi dinh dưỡng và hương vị ở độ hoàn hảo.
Ngoài ra, Marlowe cho biết các loại quả mọng dại – thứ quả chủ yếu trong chế độ ăn Bắc Âu – thường nhỏ hơn, nhưng đậm vị và giàu dinh dưỡng hơn so với những quả mọng lớn ở cửa hàng tạp hóa. Một phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2010 cho thấy quả việt quất dại có chất chống oxy hóa nhiều gấp đôi các quả trồng tại trang trại. Các loại thực phẩm không thể thiếu khác bao gồm yến mạch, rau củ, các loại đậu, sữa chua skyr, dầu hạt cải, cá thu, cá hồi.
Lợi ích của chế độ ăn Bắc Âu rất lớn, bao gồm giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ giảm cân lâu dài. Nhìn rộng ra, đây là phong cách sống mà bạn không thể chỉ theo đuổi nhất thời.
Ăn kiểu Bắc Âu không hẳn là hiện tượng mới. Người dân ở Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển đã áp dụng nó trong nhiều thế kỷ, nhưng mãi gần đây, khái niệm này mới được công bố và chính thức hóa. Từ năm 2010, cái tên Noma ở Copenhagen 4 lần giành danh hiệu Nhà hàng hàng đầu thế giới, giúp ẩm thực Bắc Âu tạo danh tiếng và dần mở rộng tầm ảnh hưởng.
Mads Refslund, đầu bếp nổi tiếng và người đồng sáng lập Noma, dự định tổ chức những lớp học nấu ăn và buổi trao đổi để người tham gia học cách đưa chế độ ăn Bắc Âu vào đời sống. Anh Refslund cho biết lối ăn uống này còn mang tính bền vững. “Khẩu phần ăn chủ yếu là thực vật gây ít áp lực lên môi trường vì cần ít tài nguyên hơn. Chúng tôi tự trồng phần lớn các nguyên liệu, hạn chế đồ ăn làm sẵn, ăn ít thịt bò mà chủ yếu tiêu thụ cá thu, cá hồi, động vật có vỏ, thị lơn nạc và gia cầm”, Refslund cho biết.
Bằng cách này, không chỉ người ăn mà tất cả mọi người đều hưởng lợi. “Tôi nghĩ người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các nguyên liệu tươi, tự nhiên ở địa phương khi họ nhận thức rõ hơn tác động tích cực lên môi trường của cách ăn này”, anh nói thêm.
Video đang HOT
Nhà hàng Noma tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Vogue .
Tuy nhiên, đây lại chính là điểm bất tiện của chế độ ăn Bắc Âu. Thực phẩm tự nhiên rất khó kiếm tại thành phố và không phải siêu thị nào cũng bán, vì thế nó không thực tế với nhiều người. Tuy vậy, Marlowe khuyến khích mọi người áp dụng linh động các nguyên tắc của phương pháp ăn này, ví dụ như ăn nhiều rau và quả mọng hữu cơ, hạn chế tối thiểu carbohydrate tinh chế cũng như đồ ăn chế biến sẵn, chọn nguồn thịt cá chất lượng.
Hoặc, bạn có thể ăn theo đầu bếp Refslund. “Tủ lạnh của tôi luôn có bánh mì đen cũng như nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt chia, yến mạch; trái cây tươi, rau xanh, rau củ, trứng, quả hạch, cá, sữa chua và pho mát”, Refslund cho hay.
Những cách dễ nhất để giảm cholesterol
Cách dễ dàng nhất để giảm mức cholesterol là cắt bỏ các thực phẩm, đồ uống có đường và ăn nhiều trái cây, rau quả.
Mức độ cao của cholesterol LDL (cholesterol "xấu"), đặc biệt khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch.
Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây và rau quả, nấu ăn với các loại thảo mộc và gia vị, tiêu thụ chất xơ hòa tan và nạp chất béo không bão hòa, có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm những nguy cơ này.
Tránh các thành phần làm tăng cholesterol LDL, như chất béo chuyển hóa và đường bổ sung, để giữ cholesterol ở mức lành mạnh.
Giảm lượng đường bổ sung
Cách dễ nhất để giảm cholesterol là cắt bỏ các loại carbohydrate tinh chế như bánh quy, bánh ngọt, ngũ cốc có đường và kẹo. Bên cạnh đó, ngừng uống soda, đồ uống trái cây có chứa HFCS cao và trà ngọt. Bởi vì, những thực phẩm và đồ uống có đường sẽ làm tăng cholesterol.
Nên cắt bỏ các loại đồ uống có đường. Ảnh: NHẬT LINH
Thêm vào đó, cắt giảm lượng đường bổ sung có thể giúp giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Mặt khác, chế độ ăn uống nhiều đường ảnh hưởng đến số lượng lipid trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng, khi mọi người tiêu thụ đường, HDL ( cholesterol "tốt") của họ giảm xuống và chất béo trung tính (chất béo trong máu có liên quan đến bệnh tim mạch) tăng lên. HDL thấp và chất béo trung tính cao đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo Eat This, Not That.
Tránh chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được coi là loại chất béo tồi tệ nhất đối với tim vì nó làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol "xấu").
Trong khi một số chất béo chuyển hóa đến từ các nguồn tự nhiên, thì một số chất béo chuyển hóa được tạo ra từ quá trình hydro hóa thông qua quá trình công nghiệp và được tìm thấy trong bơ thực vật, bánh quy đóng hộp, bánh quy giòn và các loại bánh nướng khác.
Bởi vì chúng không tốt cho sức khỏe, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã giảm đáng kể lượng chất béo chuyển hóa cho phép trong thực phẩm đóng gói. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn nhìn thấy "0 chất béo chuyển hóa" in trên nhãn thông tin dinh dưỡng (hoặc "dầu thực vật hydro hóa một phần" trong danh sách thành phần) thì có thể có một lượng nhỏ cho phép trong mỗi khẩu phần, có thể tăng lên nếu bạn ăn nhiều loại thực phẩm này.
Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo lành mạnh
Theo Mayo Clinic, ăn nhiều chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, có thể làm tăng cholesterol, cả HDL tốt và LDL xấu, đồng thời làm tăng tình trạng viêm nhiễm.
National Cholesterol Education Program (NCEP) khuyến cáo, người trưởng thành khỏe mạnh nên hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ xuống dưới 7% tổng lượng calo trong hàng ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến nghị nên giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hàng ngày, mặc dù các nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nào giữa chất béo và bệnh tim.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người cắt giảm chất béo bão hòa, họ có xu hướng thay thế nó bằng carbohydrate tinh chế và khi điều đó xảy ra thì bệnh tim sẽ không giảm.
Ăn các loại hạt có thể giúp cân bằng mức cholesterol. Ảnh: NHẬT LINH
Tiến sĩ Mohr, nhà dinh dưỡng học và sinh học tại công ty Mohr Results, Hoa Kỳ cho biết, "Chìa khóa là thay thế chất béo bão hòa bằng các nguồn chất béo lành mạnh hơn như dầu ô liu, dầu hạt cải, quả hạch, các loại hạt, quả bơ."
Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng tuân theo chế độ ăn ít chất béo bão hòa, giàu trái cây, rau và dầu ô liu có liên quan đến việc giảm đáng kể bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh tim mạch tổng thể.
Ăn nhiều chất xơ hòa tan
Chất xơ thường được biết đến là giúp giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan trực tiếp làm giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) của bạn. Bạn nhận được nó từ bột yến mạch, đậu, lúa mạch, cải Brussels, hạt lanh, táo và lê.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không phải là cách dễ nhất để cải thiện cholesterol, nhưng nó có hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục nhịp điệu trong 30 phút giúp tăng nhịp tim, có thể làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Tập thể dục dường như có tác động lớn hơn đến HDL cholesterol, có thể loại bỏ LDL gây tắc nghẽn động mạch, theo Eat This, Not That .
Nguyên tắc ăn uống "vàng" cho người bị mụn nội tiết Để điều trị mụn nội tiết, việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng các thực phẩm tự nhiên là điều vô cùng cần thiết. Sử dụng các thực phẩm giảm viêm tự nhiên Thực phẩm chống viêm từ thiên nhiên giúp cải thiện làn da mụn nội tiết một cách hiệu quả. Đồ họa: Hồng Nhật 6 nhóm thực phẩm...