Ăn Tết sao cho vui và an toàn?
Để phục vụ những bữa ăn ngày Tết, người ta thường mua nhiều loại thực phẩm để dự trữ và bảo quản trong tủ lạnh
Cứ Tết đến, xuân về những người Việt Nam dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng muốn trở về quê hương, về gia đình để sum họp, cùng với xu hướng đơn giản hóa các món ăn, thời gian chuẩn bị bữa ăn, dành thời gian nhiều hơn để vui chơi. Vậy làm thế nào để có những bữa ăn ngày Tết đầy đủ, ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời vẫn có thời gian dành cho gia đình, đi chúc Tết, du xuân cùng người thân, bạn bè?
Ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Một chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết là bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối hợp lý. Năng lượng từ ngũ cốc cung cấp chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, phần năng lượng còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 13-20% là từ chất đạm. Để bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật. Ví dụ một bữa ăn hợp lý không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau xanh và hoa quả.
Tránh ăn thực phẩm bảo quản
Để phục vụ những bữa ăn ngày Tết, người ta thường mua nhiều loại thực phẩm để dự trữ và bảo quản trong tủ lạnh. Những thực phẩm truyền thống như: Giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét… được chế biến sẵn, những thực phẩm khác như thịt và rau các loại cũng được dự trữ.
Món rau chủ yếu trong ngày Tết là canh măng. Vì thế, bữa ăn quá thừa thịt, thiếu rau xanh, món ăn thường bị lặp đi lặp lại trong các bữa, làm bạn cảm giác ăn không ngon. Hiện nay, vào ngày mồng hai Tết người kinh doanh ăn uống đã mở bán những món ăn bình dân như: Bún ốc, bún cua, phở,… rất đông người ăn, giá lại đắt gấp 1,5-2 lần ngày thường vì họ biết tâm lý người tiêu dùng đã chán, ngấy những món ăn ngày Tết nhiều thịt, thiếu rau xanh, hoa quả mà thèm món ăn dân dã, nóng sốt, nhiều rau, ít thịt, ít béo.
Video đang HOT
Tết là dịp để gia đình cùng sum vầy, quây quần bên mâm cơm.
Vì vậy, để bữa ăn ngày Tết ngon lành, hấp dẫn và an toàn thì người nội trợ hạn chế mua nhiều thực phẩm để dự trữ và bảo quản, nên mua những thực phẩm tươi sống và nhớ mua thêm rau xanh và hoa quả chín.
Tránh ăn đồ nguội lạnh
Bữa ăn ngày Tết thường nguội lạnh, món ăn ít thay đổi, ăn vào khó tiêu là do dùng những thực phẩm chế biến sẵn: Giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét, canh măng… Vì vậy, giải pháp để có bữa ăn ngon là ăn các món nóng, thay đổi món ăn và cách chế biến (đặc biệt là các món luộc, hấp). Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn rau xanh và hoa quả chín, trong từng bữa ăn (nhu cầu rau xanh là 400g/người/ngày và quả chín là 100-200gam/người/ngày). Ăn mặn hạn chế dưới 5g muối/người/ngày.
Để bữa ăn ngày Tết ngon lành, hấp dẫn và an toàn thì người nội trợ hạn chế mua nhiều thực phẩm để dự trữ và bảo quản, nên mua những thực phẩm tươi sống và nhớ mua thêm rau xanh và hoa qua chín.
Ăn quá nhiều thịt cá, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng nhiều đồ ngọt bánh kẹo và nước ngọt, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau trong những ngày lễ Tết ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh mạn tính không lây. Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn bệnh lý đối với người bệnh bị đái tháo đường, gút, thừa cân béo phì…
Ngoài ra, những ngày này người ta thường lạm dụng rượu bia. Uống nhiều rượu bia ảnh hưởng không tốt đối với những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, vì thế cần hạn chế rượu bia.
Ăn thế nào cho an toàn?
Hạnh phúc nhất là sau mỗi bữa ăn chúng ta sẽ có cảm giác no và dễ chịu. Bữa ăn thực sự đem lại cho chúng ta một sự thưởng thức, hào hứng và phấn khởi khi có được 5 cảm giác ngon trước và sau khi ăn từ các cơ quan như: Ngon mắt, ngon mũi, ngọn miệng, ngon tai và ngon tim. Để đạt được điều đó, tùy thuộc vào cách lựa chọn, chế biến, bày biện thức ăn và không khí của các thành viên trong bữa ăn gia đình. Bữa ăn như vậy, sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất tốt. Ngược lại, sau khi ăn bị đầy bụng, khó tiêu sẽ làm cho chúng ta cảm giác khó chịu, nhất là trong bữa ăn ngày Tết.
Một trong những nguyên nhân của đầy bụng, khó tiêu là do ăn uống. Bữa ăn không cân đối các loại thực phẩm, thực phẩm không an toàn, thói quen ăn uống bị thay đổi…
Khi bị đầy bụng, khó tiêu làm bạn cảm thấy bụng căng, nhiều khí và nặng nề. Trong trường hợp đó, tuyệt đối bạn không nên sử dụng thuốc và tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Khi xuất hiện cảm giác ậm ạch nặng bụng, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn: Ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn, ăn ngay sau khi thức ăn vừa chế biến xong, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt, các loại hạt (dưa, bí, hướng dương, lạc)…
Lưu ý không ăn thức ăn ôi thiu, có mùi lạ để đề phòng ngộ độc. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín. Thức ăn dự trữ hoặc còn dư sau mỗi bữa ăn phải bảo quản trong tủ lạnh cần đun lại thức ăn trước khi ăn.
Mâm cỗ ngày Tết thường quá nhiều chất đạm và chất béo.
Vui chơi an toàn
Ngoài việc ăn uống, dịp Tết cũng là dịp để nhiều người có kế hoạch đi du xuân. Tuy nhiên, Tết năm nay khá đặc biệt, bởi hiện nay dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp và khó lường, vì vậy cần hạn chế đi lại, nếu có đi chơi hoặc có chuyến du lịch ngắn ngày thì cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Trong dịp lễ Tết, ai cũng có tư tưởng “xả hơi” trong dịp này. Ngày Tết là dịp gặp gỡ họ hàng, người thân ở xa, bạn bè lâu ngày không gặp. Thường thì dịp này người người đi chơi, nhà nhà tiệc tùng, liên hoan. Một số người lại xả hơi hoàn toàn bằng cách tự thưởng cho mình những ngày lười biếng sau cả năm làm việc vất vả. Hậu quả là, nhiều người mệt mỏi do giờ giấc sinh hoạt không ổn định, ăn không đúng bữa, không đủ chất, thiếu ngủ, dùng sức lực nhiều…
Vì vậy, trong thời gian đi chơi cần giữ được cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Đồng thời, việc vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cần hài hòa, tránh làm thay đổi hay xáo trộn bữa ăn, giấc ngủ, đồng thời thực hiện các trò chơi, giải trí lành mạnh.
Lưu ý khi ăn bánh mì để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Bánh mì trắng là một món ăn thông dụng rất được ưa chuộng, thậm chí được sử dụng như món chính trong thực đơn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Bánh mì trắng được làm từ bột lúa mì hay bột mì và thường được trộn với bột nở để tạo độ phồng cho bánh. Hầu hết các loại bánh mì trắng đều được làm từ các loại bột tinh luyện do đó mặc dù chứa nhiều carbohydrate, cung cấp bột đường và chất béo nhưng bánh mì trắng lại thiếu chất khoáng, chất xơ, protein và các vitamin cần thiết.
Bên cạnh đó, bánh mì trắng chứa một lượng lớn natri và có chỉ số glycemic (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm) cao, tinh bột đã được tinh chế trong loại bánh mì này rất dễ hấp thụ vì vậy có thể chuyển hóa hoàn toàn thành đường một cách dễ dàng.
Do đó, nếu ăn quá nhiều bánh mì trắng cùng lúc sẽ dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời gây khó khăn cho gan trong quá trình chuyển hóa, dẫn đến tích tụ chất béo ở gan. Đây là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các loại bánh mì trắng chúng ta thường sử dụng (bánh mì ổ, bánh mì sandwich) chứa khoảng 67 calo cho mỗi lát 25g. Người bình thường mỗi ngày cần nạp từ 1500 đến 2500 calo, do vậy, để đảm bảo khẩu phần ăn khoa học, mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lát bánh mì và chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc dùng trong bữa ăn nhẹ. Không nên ăn bánh mì vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì sẽ làm tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ tại eo, bụng, đùi và tích trữ cả ở trong gan, gây ảnh hưởng chức năng gan.
Thay vì sử dụng nhiều các loại bánh mì trắng, nên thử lựa chọn thay thế bằng các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen.
Ngũ cốc nguyên hạt do giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều loại dưỡng chất mà ngũ cốc tinh chế không thể có được. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ tan và không tan, cả hai chất này đều mang đến những lợi ích cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, còn có vitamin nhóm B, điển hình là niacin, thiamine, folate; khoáng chất: kẽm, sắt, magie, mangan; các loại protein có nguồn gốc từ thực vật dễ hấp thu; nhóm các hợp chất thực vật: polyphenols, stanols và sterol...
Bị thuỷ đậu có ăn trứng được không? Loại trứng nào người bị thủy đậu không nên ăn? Bị thuỷ đậu có ăn trứng được không là chủ đề được nhiều người quan tâm vào thời điểm dịch bệnh bùng phát. Người bị thuỷ đậu ăn trứng sẽ gây ảnh hưởng gì đến tiến trình phát triển của bệnh? Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiêng...