Ăn rau theo cách này vừa ‘vứt’ hết chất, vừa rước thêm bệnh vào người
Rau xanh là loại thực phẩm cực kì quan trọng, không thể thiếu được đối với sức khỏe. Thế nhưng không mấy người biết, nếu chế biến rau không đúng cách, khi ăn chẳng những làm mất hết chất dinh dưỡng, mà còn có nguy cơ rước thêm nhiều bệnh tật vào người.
Ảnh minh họa: Internet
Không làm lạnh rau
Theo các nghiên cứu, việc đông lạnh rau giúp đảm bảo rằng các vitamin quý, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật bị khóa trong quá trình bảo quản.
Nó sẽ giúp các loại rau giữ được chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình nấu ăn.
Chính điều đó khiến nếu rau mua về và chưa sử dụng, bạn nên đặt chúng vào tủ lạnh để giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Chỉ rửa rau 3 nước
Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi.
Và nếu không làm sạch được tối đa những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.
Đó là còn chưa kể, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một. Đừng nghĩ nhìn rau trắng và sạch mà đã sạch.
Có rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen ăn rau khi đã nguội hẳn, có người còn cho thêm đá vào canh rau để ăn cho mát. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm gây hại cho cơ thể của bạn. Ảnh minh họa: Internet
Luộc rau nhỏ lửa, để quá nhừ
Khi luộc rau bạn không nên để lửa nhỏ, vì nhỏ lửa sẽ khiến rau bị nấu lâu hơn làm mất đi một lượng vitamin C và B1 đáng kể. Thêm vào đó, khi luộc rau bạn nên cho một ít muối vào nước để giữ lại màu xanh cho rau, để lửa ở mức lớn cho đến khi nước sôi kĩ và bỏ rau vào, đậy nắp kín, đảo một lần và vớt nhanh rau ra. Rau luộc ăn tốt nhất khi vừa chín tái, rất ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại rau quả nên ăn sống để giữ nguyên dưỡng chất như dưa chuột, cà chua… Chỉ cần rửa sạch và ăn sống, không cần nấu vì nấu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của nó.
Ăn rau để nguội
Có rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen ăn rau khi đã nguội hẳn, có người còn cho thêm đá vào canh rau để ăn cho mát. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm gây hại cho cơ thể của bạn.
Theo như những thông tin nghiên cứu, nhiều người không biết rằng nếu rau được xào hoặc luộc thì chỉ bị hao hụt khoảng 15% lượng vitamin có trong rau, nếu để sau 1 giờ thì sẽ mất đi khoảng 25%, cứ tịnh tiến lên 2 giờ sẽ giảm từ 34-57%. Còn nếu bạn chế biến sẵn, để lâu và hâm lại thì sẽ làm mất đến 90% vitamin bên trong. Đồng thời, món rau khi để lâu còn có nguy cơ sinh sôi những loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Vì thế, bạn hãy ăn rau xanh khi còn nóng, tránh tình trạng đồ ăn dư thừa và hâm lại.
Video đang HOT
Khi luộc rau bạn không nên để lửa nhỏ, vì nhỏ lửa sẽ khiến rau bị nấu lâu hơn làm mất đi một lượng vitamin C và B1 đáng kể. Thêm vào đó, khi luộc rau bạn nên cho một ít muối vào nước để giữ lại màu xanh cho rau, để lửa ở mức lớn cho đến khi nước sôi kĩ và bỏ rau vào, đậy nắp kín, đảo một lần và vớt nhanh rau ra. Ảnh minh họa: Internet
Đậy vung nồi khi luộc rau
Đậy vung nồi khi luộc rau không hoàn toàn sai mà nó còn giúp bạn giữ lại dưỡng chất của rau.
Tuy nhiên, trong tình hình thực phẩm bị ô nhiễm nghiêm trọng, bạn nên đậy vung nồi cho đến khi nước trong nồi sôi mạnh trở lại sau khi đã cho rau để một phần hóa chất có thể theo hơi nước thoát ra ngoài.
Để rau luộc qua đêm rồi ăn lại
Nếu bạn tiếc rẻ món ăn luộc vừa ngon vừa mát nhưng không ăn hết mà cất lại dù là trong tủ lạnh thì bạn đang biến nó thành chất độc.
Vì khi rau được để qua đêm, hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite – một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn.
Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi. Ảnh minh họa: Internet
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Đổ quá ít nước để luộc rau
Có nhiều bà nội trợ tiết kiệm nước luộc rau nên lúc bắt đầu luộc chỉ cho một ít nước. Điều này khiến rau mất ngon và bị thâm đen. Vì vậy bạn hãy cho một lượng nước vừa đủ để luộc rau, bật lửa lớn, cho tí muối để rau được xanh hơn.
Các bà nội trợ cần lưu ý đến những thói quen nấu nướng, chế biến rau để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.
Theo Tienphong
Bí quyết chế biến thức ăn giữ được chất dinh dưỡng
Việc chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn.
Lựa chọn thực phẩm
Trước hết, phải bàn tới việc lựa chọn thực phẩm như thế nào, bảo quản như thế nào để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:
- Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng...: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng.
- Nhóm thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò...: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.
- Nhóm cá, hải sản: Vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường.
- Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng.
- Nhóm quả: Chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn quả theo mùa.
- Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat...: Cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.
- Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh...: Cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Cách chế biến để giữ nguyên chất dinh dưỡng
Luộc
Rất tốt cho các loại rau củ như khoai tây và củ cải đường - thường mất nhiều thời gian để nấu chín, cũng như các loại hạt khô như đậu xanh và đậu gà.
Luộc không phải là cách tốt cho các loại rau mềm như súp lơ xanh, măng tây và giá đỗ vì các chất dinh dưỡng sẽ tan vào nước.
Những loại rau có vỏ bảo vệ như đậu Hà Lan và ngô ngọt khá thích hợp với luộc.
Những thực phẩm thích hợp để luộc:
- Luộc vài củ khoai tây mới nguyên vỏ trong 10 đến 15 phút, thêm ít đậu Hà Lan trong ba phút cuối cùng. Ăn kèm với cá và salad hoặc thêm vào món salat cho bữa trưa hôm sau
- Củ cải đường tươi, cắt bớt rễ, để cả vỏ và luộc trong 10 phút, sau đó giảm lửa nhỏ vừa trong 30-40 phút, cho đến vừa mềm. Bóc vỏ khi đã nguội và cắt miếng để thêm màu sắc cho món sa lát, khoai tây và thậm chí để chấm.
Chần
Cách này cũng tương tự như luộc, nhưng dùng nước ở nhiệt độ rất cao để nấu rau một cách nhanh chóng mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng, màu sắc và kết cấu.
Những thực phẩm thích hợp để chần:
Những loại rau mềm như rau bina, cải xoong và rau arugula (cải lông)
Ớt và cà chua: chần sẽ giúp dễ bóc vỏ hơn
Hấp
Tránh thất thoát các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm và rau bằng cách hấp trong nước của chính chúng.
Cách nấu này cũng giữ được độ giòn và hương vị của món ăn.
Những thực phẩm thích hợp để hấp:
Các loại rau mềm như súp lơ xanh, súp lơ và măng tây
Cà rốt giữ được hương vị khi hấp hơn là luộc
Cá trắng vẫn nguyên vẹn và thơm ngon khi hấp
Nấu với dầu
Đây là cách nấu có thể hơi nguy hiểm cho vòng eo. Nấu với quá nhiều dầu có thể khiến bạn phải cộng thêm 100calo cho bữa ăn.
Tránh các loại thực phẩm rán kỹ; mặc dù một số loại dầu trong chế độ ăn là tốt, (đặc biệt là các loại dầu ăn chứa chất béo không no chuỗi đơn như dầu ô liu), song rán kỹ sẽ làm cho bữa ăn quá nhiều năng lượng, không còn chỗ cho những thứ khác tốt cho sức khỏe.
Như vậy, khi dự định nấu bữa tới, hãy nhớ kiểm tra để đảm bảo cách nấu ăn của bạn giữ được các chất dinh dưỡng một cách tối ưu và mang lại lợi ích sức khỏe tối đa.
Theo Motthegioi
Cả nhà chán ăn vợ vào bếp nấu bữa cơm này ai cũng muốn "chén" ngay lập tức Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn của từng món ăn đảm bảo sẽ kích vị giác của cả nhà. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Sườn xào chua ngọt - Canh khoai sọ nấu xương - Rau mồng tơi luộc - Tép rang khế SƯỜN XÀO CHUA NGỌT Nên chọn phần sườn non, thịt nhiều, xương mềm...