Ăn rau sống thế nào cho đúng để không hại sức khỏe?
Thường mọi người vẫn có thói quen, nhất là khi ăn một món ăn như bún riêu cua, hay nước sốt cà chua thì phải ăn với rau sống mới ngon.
Trong quan niệm của nhiều gia đình ở Việt Nam, khi rửa rau sống thường hay ngâm với ít muối với suy nghĩ việc làm này sẽ làm sạch rau hoàn toàn.
Chị Nguyễn Thị Ánh (Hà Nội) một người thường xem rau sống là món khoái khẩu, chia sẻ khi mua rau về chị thường rửa sạch rồi ngâm nước muối trước khoảng 15 phút trước khi dùng.
Theo chị cách làm này sẽ giúp loại bỏ được hóa chất và vi sinh vật.
Trong khi đó, chị Nguyễn Cẩm Nhung (Tp.HCM) lại cho rằng, thay vì dùng nước muối, chị thường xuyên sử dụng các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường.
Bởi vì, chị tin rằng những loại nước này đã trải qua một quá trình nghiên cứu nên có thể diệt sạch vi khuẩn cũng như hóa chất trên rau.
Rau sống là món ăn được nhiều người ưa thích.
Vậy với những phương pháp trên có thể làm rau sống trở nên sạch và an toàn cho người sử dụng hay không?
Ngâm rau trong nước muối nhiều lần trong thời gian dài là sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong rau.
Trong rau xanh chứa nhiều nước, nếu ngâm lâu rau trong nước thì nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái cân bằng.
Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài.
Mặt khác, khi rửa rau, một số người sử dụng các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường.
Nhưng sử dụng phương pháp này rau xanh chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn còn ký sinh trùng gây bệnh khó có thể làm sạch.
Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.
Vì thế, dù rửa rau như thế nào thì người ăn rau sống vẫn phải đối mặt với những nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Trong các loại rau sống, xà lách, húng là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất. Không chỉ rau sống không an toàn được mua ở chợ, ngay cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng.
Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo.
Người bán cũng hay dùng nước bẩn để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng không biết các rửa sạch rau nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.
Video đang HOT
Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trừng giun đũa, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trứng giun đũa vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.
Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất ban vẫn không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.
Thường mọi người vẫn có thói quen, nhất là khi ăn một món ăn như bún riêu cua, hay nước sốt cà chua thì phải ăn với rau sống mới ngon.
Thế nhưng, để bảo vệ sức khỏa, bản thân, mọi người hãy hạn chế và dần dần nên từ bỏ thói quen ăn rau sống.
Chúng ta vẫn có thể ăn những hãy chần kỹ qua nước sôi để các loại vi trùng vi khuẩn có thể chết hết và không làm hại đến sức khỏe của bạn.
Theo Công luận
Top 5 món ăn chứa nhiều con "ngoe nguẩy" bạn nên coi trước khi ăn
Chúng ta thường nói "khuất mắt trông coi" sau mỗi lần ăn thực phẩm thiếu an toàn. Đây là 5 món ăn chứa nhiều ký sinh trùng nhất bạn nên "coi" trước khi ăn để tránh mang bệnh.
Chúng ta thường xem tin tức về những bệnh nhân có hàng ngàn ký sinh trùng tồn tại trên cơ thể và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Nhưng lại nghĩ rằng đó là những trường hợp cá biệt.
Theo các bác sĩ thì việc ký sinh trùng "sống chung" trong cơ thể người không phải là bệnh hiếm gặp, chỉ là mắt thường ít nhìn thấy hoặc bệnh chưa nặng đến mức bạn phải vào viện mà thôi.
Việc ăn chín uống sôi tưởng chừng như là điều bình thường ai cũng biết. Thế nhưng thói quen ăn sống, ăn tái, đặc biệt là đối với những món thịt vẫn diễn ra phổ biến và hầu như ít người quan tâm đến tác hại.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, sau đây là 5 món ăn có chứa nhiều ký sinh trùng nhất. Khuyến cáo chúng ta nên đặc biệt cẩn thận khi ăn. Nếu không để ý, mỗi bữa ăn của bạn có thể trực tiếp đưa vào cơ thể hàng ngàn ký sinh trùng.
1. Thịt bò tái, bít tết
Thịt bò là món ăn bổ dưỡng và chúng ta thường ăn hàng ngày. Nhưng cách mà chúng ta đang ăn món bò tái, bít tết khiến cho các bác sĩ lo lắng.
Món thịt bò khi đưa lên miệng, bên trong vẫn còn nguyên màu máu đỏ, đặc biệt là món bít tết với khối thịt dày mà chỉ nướng sơ qua.
Ai cũng biết rằng, nếu thịt bò nấu chín sẽ dễ bị dai và mất đi hương vị thơm ngọt. Vì thế đa phần sẽ chọn cách chế biến thịt bò tái.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn bò tái là cách nhanh nhất đưa ký sinh trùng vào cơ thể một cách nghiêm trọng.
Thịt bò thông thường có chứa ký sinh trùng sán dây, màu trắng đục, thân dẹt phẳng, có nhiều đốt, có chiều dài từ 4-8 mét. Loại ký sinh trùng này gây hại không lường hết cho sức khỏe của người bệnh.
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên nấu chín thịt bò trước khi ăn.
Sán dây trong thịt bò sống (Ảnh minh họa phóng to)
2. Gỏi cá
Người "sành điệu" trong ăn uống thường thích ăn món gỏi cá, hay còn gọi là sashimi, sushi theo cách ăn của người Nhật. Càng ngày càng có nhiều người có sở thích ăn cá sống theo cách này.
Do món cá sống có hương vị đặc biệt, tươi ngon nên nhiều thực khách dù biết có thể có ký sinh trùng nhưng vẫn không cưỡng lại được sự hấp dẫn của nó.
Cá sống chứa nhiều ký sinh trùng sán lá gan và các ký sinh trùng khác. Loài ký sinh này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng đi vào gan và túi mật, làm hỏng gan nhanh chóng.
Khi phát bệnh, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, đầy hơi kèm theo đau bụng. Nếu kiểm tra sẽ thấy chức năng gan hoạt động bất thường.
Ký sinh trùng sán lá gan trong món cá sống (Ảnh minh họa phóng to)
3. Lươn
Món lươn nếu ăn lẩu cần phải nấu chín kỹ (Ảnh minh họa)
Lươn là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên nếu bạn không nấu chín kỹ (chẳng hạn như ăn lẩu, chỉ nhúng sơ qua) thì đây chính là món ăn gây ra nhiều ký sinh trùng vào cơ thể.
Do đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến cho lươn bị nhiễm ký sinh trùng.
Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Lươn được xem là loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn.
Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa.
Lưu ý khi nấu món này phải thật chín kỹ, nhiệt độ đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4-5 phút mới có thể ăn.
Ký sinh trùng trong lươn sống (Ảnh minh họa)
4. Tôm hùm
Tôm hùm sống trong vùng nước ô nhiễm (Ảnh minh họa)
Nhiều người thường ăn món tôm hùm hấp vào bữa tối cùng với chút bia. Đây được xem là cách thưởng thức món ăn tao nhã và vui vẻ.
Trên thực tế, vùng nước nuôi tôm hùm bây giờ không còn sạch sẽ như trước, chất lượng nước nhiễm bẩn tạo môi trường cho ký sinh trùng phát triển mạnh, chúng bám vào bên trong vỏ tôm và sống "yên bình" ở đó.
Khi chúng ta ăn tôm chưa được nấu chín kỹ, ký sinh trùng đi theo món ăn nhanh chóng vào cơ thể, đặc biệt là loài sán lá phổi.
Khi ăn món tôm hấp hoặc nướng chưa đủ chín, sán lá phổi sẽ tiếp cận nhanh vào phổi và ký sinh trong đó khiến người nhiễm bệnh gặp bất lợi lớn về sức khỏe.
Bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ho, đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu vùng phổi. Hãy nhớ rằng phải chế biến tôm hùm thật chín kỹ, không ăn vùng vỏ ngoài.
Sán lá phổi ký sinh trong tôm hùm (Ảnh minh họa phóng to)
5. Ốc
Ốc sống trong môi trường ô nhiễm có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng (Ảnh minh họa)
Ốc là món ăn phải ăn khi còn tươi sống. Nghĩa là khi ốc bị chết thì không ăn được nữa. Tuy nhiên, ốc đang sống mà luộc không chín sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng tấn công vào cơ thể người.
Đa phần khi ăn ốc đều luộc sơ qua rồi ăn ngay khi vừa trên bếp đưa xuống, ký sinh trùng giun ống tròn (tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis) sẽ xâm nhập vào cơ thể.
Sau khi bị nhiễm, ký sinh trùng giun ống tròn này có thể xâm nhập vào não, gây ra bệnh viêm màng não.
Ốc đồng sống trong môi trường ao hồ đầm lầy nước đọng, dễ bị ô nhiễm nên không chỉ có ký sinh trùng giun ống mà còn có rất nhiều loại ký sinh trùng khác.
Ghê sợ hơn, mỗi con ốc có thể chứa tới từ 3000-6000 ký sinh trùng giun ống. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín. Tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.
Giun ống ký sinh trùng trong ốc (Ảnh minh họa phóng to)
Các chuyên gia cho rằng, việc cảnh báo về tác hại của ký sinh trùng trong các thực phẩm sống là việc họ cần phải làm. Thay vì cho rằng họ nói ra điều đó gây hoang mang cho thực khách "mê" những món tươi sống và món tái.
Việc lựa chọn món ăn và cách ăn như thế nào là quyền của từng cá nhân. Các chuyên gia chỉ khuyến cáo bạn dưới góc độ nghề nghiệp để bạn có đủ thông tin cần thiết, giúp cho việc phòng bệnh hiệu quả trước khi quá muộn.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
10 cách để tránh thức ăn bị ôi thiu mùa hè Thực phẩm tươi ngon và đa dạng, những buổi ăn uống tụ họp ngoài trời cùng gia đình, bạn bè khiến cho việc ăn uống vào mùa hè trở nên thật thú vị. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nhất trong năm. Vi khuẩn trong thức ăn nhân lên nhanh hơn trong điều kiện...