Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
Cậu bé 12 tuổi sống tại bang Massachusetts (Mỹ) đã bị mất thị lực do ăn quá nhiều đồ ăn vặt thiếu dinh dưỡng, khiến dây thần kinh thị giác bị teo đi đến mức không còn hy vọng phục hồi.
Tạp chí Y học New England gần đây đã ghi nhận trường hợp một cậu bé 12 tuổi mắc chứng tự kỷ, cuối cùng bị mất thị lực vì chế độ ăn nhiều đồ ăn vặt – chủ yếu là bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, nước sốt, bánh ngọt và nước ép đóng hộp có đường.
Cậu bé này được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và sợ hãi cực độ với một số loại thực phẩm nhất định. Do đó, bố mẹ của cậu đã không thể bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng vào chế độ ăn của con mình. Đầu năm nay, cậu bé giấu tên bắt đầu gặp vấn đề về thị lực vào những giờ buổi sáng và tối, thị lực của cậu bé khá bình thường vào ban ngày.
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy gì nữa.
Bố mẹ cậu bé đã đưa cậu đến bệnh viện. Theo bác sĩ, các xét nghiệm cho thấy cậu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh của cậu bé đã bắt đầu teo đi trong một thời gian và đã teo hoàn toàn khi cậu đến bệnh viện. Mặc dù đã được bổ sung dinh dưỡng, các bác sĩ lo ngại rằng tình trạng của bệnh nhân đã quá nghiêm trọng đến mức không có biện pháp nào để phục hồi thị lực.
“Thật không may, tình trạng teo thị lực của bệnh nhân rất nghiêm trọng. Mức độ mất thị lực nghiêm trọng này không thể phục hồi khi phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Nếu phát hiện sớm hơn trong quá trình bệnh, việc đảo ngược tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể giúp cải thiện thị lực”, các nhà nghiên cứu viết.
Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân đã được bổ sung vitamin A, C, D và K, cũng như canxi, thiamine, đồng và kẽm. Cậu bé cũng bắt đầu ăn rau diếp và phô mai trên bánh mì kẹp thịt nhờ liệu pháp hành vi. Bố mẹ của cậu bé đã thêm một chất bổ sung vào hộp nước ép của con mình, nhưng cậu bắt đầu từ chối chúng sau một thời gian. Thật không may, không có đột phá nào trong số này được kỳ vọng sẽ giúp phục hồi thị lực của cậu bé.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston cho biết cậu bé mắc chứng rối loạn né tránh/hạn chế tiếp nhận thức ăn (ARFID), một chứng rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến khoảng một nửa số trẻ tự kỷ ở các mức độ khác nhau. Đây là trường hợp cực đoan, nhưng chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, các trường hợp tương tự cũng đã được ghi nhận ở Anh và Mỹ .
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy lưu ý cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, trong đó ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Video đang HOT
1. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?
Ăn đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe và chức năng của tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch. Theo tài liệu về dinh dưỡng của Đại học Harvard, suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng có thể làm suy yếu quá trình sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.
Chế độ ăn nghèo nàn về chủng loại, ít chất dinh dưỡng, ví dụ như chế độ ăn chủ yếu bao gồm thực phẩm siêu chế biến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Người ta cũng tin rằng chế độ ăn nhiều đường tinh luyện, thịt đỏ, ít trái cây, rau quả có thể thúc đẩy sự rối loạn ở các vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng viêm ruột mạn tính và khả năng miễn dịch bị ức chế liên quan.
Các chất dinh dưỡng đã được xác định là rất quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch bao gồm: vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng hệ vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Ruột là nơi chính của hoạt động miễn dịch và sản xuất protein kháng khuẩn. Chế độ ăn nhiều chất xơ từ thực vật với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hỗ trợ sự phát triển và duy trì các vi khuẩn có lợi. Một số vi khuẩn có lợi phân hủy chất xơ thành các acid béo chuỗi ngắn kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. Những chất xơ này được gọi là prebiotic vì chúng nuôi dưỡng vi khuẩn. Do đó, chế độ ăn có chứa probiotic và thực phẩm prebiotic có lợi cho hệ miễn dịch.
Chế độ ăn có chứa probiotic có lợi cho hệ miễn dịch.
2. Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Tỏi
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghệ
Nghệ có chứa curcumin, một hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, curcumin có thể điều chỉnh hoạt động của tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên.
Do có đặc tính chống viêm cao, nghệ hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng thể và có tác dụng hiệu quả với một số bệnh như: viêm ruột, đái tháo đường, viêm khớp...
Gừng
Từ lâu con người đã dựa vào khả năng của gừng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Người ta tin rằng gừng giúp phá vỡ sự tích tụ độc tố trong các cơ quan của cơ thể do tác dụng làm ấm của nó.
Nghiên cứu cho thấy, gừng có khả năng kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn viêm nhiễm do các tác nhân truyền nhiễm như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Trà xanh
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và đặc tính điều hòa miễn dịch. Các nghiên cứu trên tế bào cho thấy, catechin trà và những chất có trong trà xanh hỗ trợ ngăn ngừa cúm và một số loại virus cảm lạnh sinh sôi, hỗ trợ tăng cường hoạt động miễn dịch.
Thực phẩm chứa beta-carotene
Beta-carotene có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm và chống lại stress oxy hóa. Thay vì dùng thuốc bổ sung beta-carotene, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng beta-carotene có thể thúc đẩy sức khỏe thông qua ăn uống bằng cách ăn thực phẩm giàu carotenoid.
Nguồn beta-carotene giúp tăng cường hệ thống miễn dịch dồi dào nhất là trái cây và rau quả màu vàng, cam và đỏ cùng với rau lá xanh.
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch bằng cách cung cấp đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đủ vitamin C (cùng với kẽm) vào chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, rút ngắn thời gian mắc bệnh như cảm lạnh thông thường và viêm phế quản.
Thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Nước dùng xương
Chúng ta biết rằng sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của nước dùng hầm xương là lợi ích hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Gelatin trong nước hầm xương có lợi cho việc phục hồi sức mạnh của niêm mạc ruột và chống lại sự nhạy cảm với thực phẩm. Nó cũng giúp phát triển vi khuẩn tốt trong ruột. Và khi đường ruột khỏe mạnh thì chức năng của hệ thống miễn dịch cũng được tăng cường.
Probiotics
Probiotics có trong thực phẩm và đồ uống lên men như: sữa chua, phô mai, kefir, kim chi, dưa cải bắp... có nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể như tăng cường miễn dịch, sản xuất chất kháng khuẩn, lên men chất xơ trong chế độ ăn uống để tạo ra chất dinh dưỡng cho các tế bào lót trong ruột.
Probiotics bổ sung các sinh vật có lợi cho đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh góp phần nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm tình trạng viêm nhiễm gây hại trong cơ thể.
Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng Thịt vịt thơm ngon, lại giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai ăn cũng được. Một số người không nên hoặc hạn chế ăn thịt vịt vì có thể đem lại tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe. Các loại thịt gia cầm như gà, vịt, ngan được coi là loại thịt trắng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Trong đó,...