An ninh thế giới thay đổi, New Zealand muốn tăng khả năng chiến đấu
Theo báo chí Nhật Bản, một tài liệu mới của chính quyền New Zealand cho thấy nước này đang có các kế hoạch tham vọng ngắn hạn và trung hạn về quốc phòng.
Tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản ngày 20/6/2014 có bài viết nhận định về việc New Zealand xây chiến lược, lập kế hoạch tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội trước 2020 trước những diễn biến mới về tình hình an ninh của thế giới.
Lục quân New Zealand
Theo báo chí Nhật Bản, một tài liệu mới của chính quyền New Zealand cho thấy nước này đang có các kế hoạch tham vọng ngắn hạn và trung hạn về lĩnh vực phòng thủ quốc gia.
Đầu tuần này, chính quyền New Zealand đã chính thức công bố Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới (Defense Capability Plan/DCP). Tài liệu này phác thảo các ưu tiên chiến lược mở rộng của New Zealand trong lĩnh vực quốc phòng.
Tân Bộ trưởng quốc phòng New Zealand cũng đã tuyên bố rằng “Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014″ của nước này là nội dung tiếp theo, tiếp nối “Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ năm 2011″ và đã phản ánh rõ nét đường lối quốc phòng của các lực lượng vũ trang phòng thủ của New Zealand.
“Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014″ của New Zealand mô tả khá chi tiết các loại tài sản, trang bị quân sự mà nước này sẽ mua trong 10 năm tới với quy mô lớn và được ưu tiên hơn.
Quân đội New Zealand sẽ chú trọng đến những loại trang bị nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị vũ trang của mình làm tốt khả năng tham gia các chiến dịch chung mới các quân đội các quốc gia đồng minh, tăng cường khả năng chiến đấu và nâng cao năng lực hỗ trợ.
Tài sản của Hải quân New Zealand
Video đang HOT
Mục tiêu ngắn hạn của New Zealand về lĩnh vực quốc phòng là đảm bảo được khả năng tham gia vào lực lượng đa quốc gia, đồng minh trước năm 2015. Về tham vọng trung hạn, New Zealand muốn xây dựng được khả năng chiến đấu trước năm 2020 để thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Bảo vệ chủ quyền, quyền tài pháp hợp pháp của New Zealand; Loại bỏ các rào cản để trở thành một đồng minh hiệu quả, tin cậy với Australia; Góp phần tích cực vào các chiến dịch đảm bảo hòa bình, an ninh tại khu vực Nam Thái Bình Dương;
Đóng góp trách nhiệm vào việc hỗ trợ đảm bảo an ninh và hòa bình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Bảo vệ các lợi ích ngày càng lớn của New Zealand thông qua đóng góp xây dựng hòa bình, an ninh, đảm bảo thực thi luật pháp quốc tế;
Hỗ trợ việc đóng góp các nỗ lực của chính phủ New Zealand trong việc giám sát môi trường chiến lược quốc tế cũng như chuẩn bị các biện pháp ứng phó khi gặp phải các tình huống, biến động đột xuất trong môi trường quốc tế, chiến lược.
Ngoài ra, trong tài liệu “Kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ mới năm 2014″ của New Zealand cũng đề ra một số mục tiêu dài hơi, cụ thể hơn đó là việc thay thế các phi đội máy bay C-130H và Boeing 757 đang lão hóa của mình vào đầu những năm 2020.
Trực thăng của Hải quân New Zealand
Hải quân của New Zealand cũng sẽ biên chế thêm các khinh hạm, máy bay trinh sát biển mới thay thế cho các trang bị sẽ “hết hạn sử dụng” vào đầu thập kỷ tới.Trong những năm gần đây, kế hoạch này đang được New Zealand lặng lẽ thực hiện, Quân đội New Zealand cũng đã được đầu tư thêm các máy bay trực thăng NH90, SH-2G(I) Seasprites.
Để thực hiện các tham vọng này, chính quyền New Zealand cũng đưa ra những cam kết mới, công bố các khoản đầu tư về ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng để đảm bảo mục tiếu quan trọng nhất là hình thành được khả năng chiến đấu cho quân đội trước năm 2020.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia Mỹ: Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn thừa sức 'đè' Trung Quốc
Một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ đã bác bỏ lo ngại đến từ các đồng minh châu Á, và cả các nghị sĩ Mỹ, rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cộng với tình trạng bất ổn tại châu Âu và Trung Đông, sẽ khiến ảnh hưởng của Washington tại châu Á suy yếu.
Đội tàu sân bay hùng hậu của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters
Trong một báo cáo đăng tải trên trang web của Viện Cato (một trong 10 viện nghiên cứu chính sách uy tín nhất nước Mỹ), ông Benjamin H. Friedman, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng và an ninh, khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng Mỹ và các vấn đề khác trên thế giới không gây nguy hiểm cho sự ổn định tại Đông Á.
Mặc dù vẫn là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng Mỹ đã giảm 7,8% so với năm 2012, theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 14.4.
"Chi tiêu quốc phòng không cho thấy trước được gì nhiều về chiều hướng chiến tranh giữa các nước. Chiều hướng cuộc chiến phụ thuộc lớn vào địa hình chiến trận và sức mạnh quân đội. Những điều này lý giải vì sao Mỹ và các đồng minh châu Á vẫn sẽ thừa sức đối phó Trung Quốc trong tương lai gần", ông Friedman phân tích.
Chuyên gia này cũng đưa ra 5 lý do củng cố nhận định nói trên.
"Đầu tiên, một trong những kịch bản chiến tranh có nguy cơ xảy ra cao nhất đó là Mỹ và một đồng minh sẽ bảo vệ một bờ biển hoặc quần đảo", ông Friedman nói. "Phòng thủ dễ hơn tấn công, đặc biệt là phòng thủ chống lại quân xâm lược đến từ ngoài khơi, như trường hợp quân đội Trung Quốc tấn công Nhật Bản hay Đài Loan".
Chuyên gia Mỹ cho rằng các lực lượng cố thủ trên bờ có thể ngăn chặn các cuộc không kích và làm tổn thất nặng nề tàu đổ bộ hoặc máy bay chở lính.
"Thứ hai là bất kỳ cuộc chiến tranh Trung, Mỹ nào, nếu có xảy ra, cũng đều nằm trong lĩnh vực mà quân đội Mỹ có ưu thế, chẳng hạn như trên không, trên biển và thậm chí là trong không gian", theo nhận định của chuyên gia Friedman.
"Ngay cả khi Trung Quốc có thể triển khai tên lửa đạn đạo hay hành trình có khả năng bắn trúng tàu Mỹ, thì độ chính xác của tên lửa còn phụ thuộc vào hệ thống radar, vốn dễ bị Mỹ vô hiệu hóa bằng các thiết bị gây nhiễu sóng hay bằng các cuộc tấn công trực diện", ông Friedman cho hay.
Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc ít có khả năng lần tìm và tiêu diệt tàu ngầm Mỹ, vốn được đánh giá là khắc tinh của hải quân Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA).
Ngoài ra, sự thiếu kinh nghiệm và các nghiên cứu còn non kém của Trung Quốc sẽ làm chậm quá trình san bằng cách biệt về năng lực quốc phòng giữa nước này với Mỹ, bất chấp Bắc Kinh chi bao nhiêu cho quân đội, theo ông Friedman.
"Nhiều báo cáo cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn chật vật trong việc chế tạo chiến đấu cơ tàng hình và tên lửa có độ chính xác cao", chuyên gia Mỹ cho biết. "PLA vẫn đang loay hoay học cách điều khiển tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như tập điều khiển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hoạt động ngoài khơi".
"Ngoài ra, PLA thiếu kinh nghiệm thực chiến và vẫn còn tồn tại nạn tham nhũng trong nội bộ...", ông Friedman nhận xét.
Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu cũ mua lại từ Ukraine - Ảnh: Reuters
Lập luận thứ 3 mà ông Friedman đưa ra đó là sự hạn chế về khả năng triển khai quân đội Mỹ "thường bị nói quá".
"Nhiều báo cáo cho rằng quân đội Mỹ chỉ có thể triển khai một phần nhỏ quân để đối phó với Trung Quốc do còn phải đối phó với các tình hình ở những khu vực khác trên thế giới", chuyên gia Mỹ cho hay.
"Tuy nhiên, chiến tranh ít có khả năng bùng nổ mà không có phát sinh khủng hoảng, vốn là điều cho phép Washington huy động quân đến khu vực, đặc biệt là các tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ và chiến đấu cơ có kinh nghiệm chiến đấu tại Thái Bình Dương".
"Ngoài ra, Trung Quốc cũng có những mối lo về đối đầu quân sự, chẳng hạn như Ấn Độ", ông Friedman đưa ra lý do thứ 4.
Ông Friedman còn chỉ ra rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ "thừa sức ngăn chặn Trung Quốc". "Ngay chính giới lãnh đạo Trung Quốc còn không thể chắc được rằng kho vũ khí hạt nhân của họ có sống sót nổi không sau đợt tấn công đầu tiên của quân đội Mỹ", chuyên gia Mỹ bình luận.
Điều cuối cùng là có rất ít lý do cho thấy Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên hiếu chiến, chính vì lý do kinh tế.
"Các xu hướng kinh tế cản trở chính sách dồn tiền chi cho quân đội của Trung Quốc", theo chuyên gia Friedman.
Theo Thanh Niên
Hàn Quốc tặng tàu chiến cho Philippines đối phó TQ Philippines đang tìm cách nâng cao năng lực phòng thủ bằng cách cải thiện quan hệ quốc phòng với các nước đồng minh. Ngày 6/6, chính phủ Philippines cho biết Hàn Quốc sẽ cung cấp tàu chiến cho hải quân Philippines nhằm đối phó với những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt là trước cách hành xử hung hăng và...