Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng!

Theo dõi VGT trên

Rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng chống nhiễm Covid-19. Liệu bạn có đang chăm sóc sức khỏe đúng cách?

Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng! - Hình 1

Đổ xô ăn tỏi sống, tăng cường uống bột nghệ, món nào cũng cố gắng thêm gừng tươi để… “g.iết c.hết” virus Covid-19

Trong mùa dịch viêm phổi do virus corona mới Covid-19 gây nên, có vô vàn các xu hướng lựa chọn thực phẩm để tăng cường sức khỏe. PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) nhận định, người khỏe mạnh bình thường không cần phải quá coi trọng đến chiếc khẩu trang để phòng chống dịch do Covid-19 gây nên, chỉ cần thiết đeo ở nơi công cộng, đông người… Điều đó có nghĩa là với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì không cần quá lo lắng về việc virus này có thể tấn công và gây hại sức khỏe của mình.

Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng! - Hình 2

Có rất nhiều lựa chọn khác nhau dành cho người dân. Trong đó rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Giới chuyên gia cũng nhận định, bản thân virus corona mới Covid-19 nhẹ hơn cúm mùa, chỉ là nó lây lan quá nhanh nên khiến người ta hoảng sợ. Việc tăng cường sức đề kháng, có một sức khỏe tốt chính là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi người. Đặc biệt, nhiệm vụ này quá đỗi cần thiết ngay lúc này. Vậy làm sao để tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với Covid-19, cùng nhau đi qua dịch do virus corona mới một cách an toàn?

Có rất nhiều lựa chọn khác nhau dành cho người dân. Trong đó rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Thậm chí nhiều người cho rằng đây là “thuốc tiên” và yên tâm hàng ngày ăn tỏi, gừng, nghệ rồi thì khỏi phải lo nhiễm Covid-19 (nCoV).

Theo đó, chúng ta có thể thêm tỏi, gừng, nghệ vào các món ăn hàng ngày trong quá trình chế biến, nấu nướng thực phẩm. Nhiều người lựa chọn cách ăn tỏi sống hàng ngày, nhiều người lại uống thật nhiều bột nghệ, tinh bột nghệ… để tăng sức đề kháng đi qua mùa dịch.

Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng! - Hình 3

Liệu bạn có đang tăng cường miễn dịch đúng cách?

Liệu bạn có đang tăng cường miễn dịch đúng cách? Liệu bạn có đang là “cừu non” giữa dòng thông tin nhộn nhạo để rồi mua về tích trữ cơ man nào tỏi, nào gừng, nào nghệ… nhằm phòng chống virus corona mới Covid-19 (nCoV)? Liệu bạn đang mua hàng từ người bán hàng có tâm, có kiến thức hay chỉ là trào lưu trục lợi trong sự xáo trộn mà dịch Covid-19 đang làm điên đảo hiện nay? Và bạn có bao giờ nghĩ, việc ép cơ thể tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm này trong thời gian liên tục có những hệ lụy đáng tiếc?

Tỏi, gừng, nghệ… là những loại thuốc quý trong Đông y, không phải cứ càng dùng nhiều càng tốt

Video đang HOT

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi, gừng, nghệ đều là những gia vị thường có trong nhà bếp của người Việt. Nhưng chúng không đơn giản là thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, Đông y ghi nhận tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun… Gừng chữa bệnh rất tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Và nghệ cũng không hề kém cỏi ở công dụng kháng sinh vì có tác dụng chống lại các vi khuẩn, có tính kháng viêm cực mạnh.

Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng! - Hình 4

Tỏi, gừng hay nghệ đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt nhưng không phải cứ tùy tiện dùng là virus corona không tấn công bạn.

Như vậy có thể thấy, trong Đông y, đây đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt. “Tuy nhiên không phải cứ nghĩ đến mặt tốt của thực phẩm này để rồi suy diễn nó có công dụng phòng tránh virus corona Covid-19 (nCoV)”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta có thể dùng những thực phẩm này để cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nhất định phải theo ý kiến khuyến cáo của bác sĩ, không tùy tiện ăn tỏi, gừng, uống bột nghệ thật nhiều mỗi ngày. Bản thân những thực phẩm này là vị thuốc. Đã là thuốc thì không được dùng một cách tùy tiện. Chưa kể, dùng quá liều cũng có những tác dụng phụ đi kèm, có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Khi đó, có thể bạn không bị virus corona tấn công nhưng lại mắc bệnh mãn tính nào đó thì thật sự đáng quan ngại.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo, người dân không được tự ý bổ sung thực phẩm như lạm dụng ăn tỏi, gừng, uống bột nghệ, rồi trào lưu bổ sung vitamin C bằng cách uống nước cam thật nhiều, uống C sủi… để mong muốn cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng đi qua mùa dịch Covid-19 (nCoV). Ngoài ra, việc tự ý dùng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe qua những thông tin trên mạng cũng có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

“Điều quan trọng là mỗi người cần nắm rõ cách phòng chống dịch do Covid-19 như đeo khẩu trang đúng lúc đúng chỗ, rửa tay đúng cách, khi có triệu chứng của bệnh như sốt, ho, khó thở… cần đi khám ngay, tự cách ly nếu chẳng may tiếp xúc với người nghi nhiễm…”, chuyên gia nhấn mạnh.

Về chuyện ăn gì để tăng cường miễn dịch, chuyên gia khuyên nên đảm bảo ăn uống đủ chất, không lạm dụng bất cứ thực phẩm nào cũng như tự ý làm theo các trào lưu trên mạng trong phòng chống dịch chưa được kiểm chứng.

Tiểu Nguyễn

Theo baodansinh

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa

Đã có những phát ngôn tự tin của giới chuyên gia y tế Trung Quốc lẫn nhà lãnh đạo chính trị cao nhất về việc dịch Covid-19 sẽ hết vào tháng 4 tới do thời tiết ấm lên. Nhưng giới chuyên gia còn khá băn khoăn.

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa - Hình 1

Đổi cách giao tiếp trong mua bán ở Bắc Kinh mùa dịch. Ảnh ghi nhận tại một điểm bán thực phẩm ngày 12-2: người bán nhận t.iền qua một cây gậy có gắn lon nhựa ở phía đầu và chuyển hàng cho người mua trên một tấm ván trượt nhỏ để tạo khoảng cách an toàn giữa hai bên - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, hiện có khuynh hướng so sánh virus corona chủng mới đang gây ra dịch Covid-19 như dạng dịch cúm mùa do một số triệu chứng ở người bệnh giống với cúm quen thuộc. Nhưng các chuyên gia cũng đã lên tiếng nói rõ rằng loại virus gây ra cúm mùa thuộc họ virus myxovirus, có gen khác biệt hẳn.

"Vấn đề là chúng ta không biết gì. Bất cứ dự báo nào hiện tại đều không được khuyến khích vì có quá nhiều thứ chúng ta không biết."

Ông Anthony Fauci (giám đốc Viện Quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm của Mỹ)

Bà Isabelle Imbert, chuyên gia về virus corona ở ĐH Aix-Marseille (Pháp), giải thích: "Ta không thể đồng hóa các loại virus nhưng khi chúng khá giống nhau (xét theo các đoạn gen) thì ta có thể đưa ra các giả thiết. Như trong trường hợp này loại virus corona chủng mới có đến 79% dấu hiệu gen giống với virus gây ra dịch SARS".

Dịch SARS, theo Tổ chức Y tế thế giới, từng khởi phát vào giữa tháng 11-2002 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) rồi bắt đầu lan ra khắp thế giới từ ngày 21-2-2003 và chấm dứt vào tháng 6 ở Trung Quốc, với ca cuối cùng được ghi nhận là vào tháng 7-2003 ở Đài Loan.

"Vì thế một số người đã đưa ra giả thiết dựa trên quan sát: virus xuất hiện vào mùa đông và biến mất khi trời nóng lên, tức nó có yếu tố theo mùa - GS Arnaud Fontanet, chuyên gia về các bệnh mới ở Viện Pasteur (Pháp), giải thích với Hãng tin AFP - "Có thể nhiệt độ nóng lên vào mùa hè đã giúp kiểm soát được dịch nhưng hiện tượng này cũng đã được tranh luận trong giới khoa học. Liệu có phải nhiệt độ bên ngoài có liên quan đến sự chấm dứt dịch SARS? Cho đến nay chưa ai dám khẳng định".

Giáo sư Fontanet cho biết virus chẳng mất đi khi thời tiết nóng vì chúng có mặt quanh năm suốt tháng. Ông dẫn bằng chứng một trường hợp bị SARS được ghi nhận ở Singapore vào tháng 9-2003 dù đảo quốc nhiệt đới này nóng quanh năm. Hoặc nữa là dòng virus corona gây ra dịch MERS lại xảy ra nặng nề ở các quốc gia Trung Đông có thời tiết nóng rực.

Chủng virus MERS-CoV được phát hiện lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia, sau đó được ghi nhận xuất hiện tại 27 quốc gia và lãnh thổ nhưng 80% số trường hợp mắc nhiễm là tại Saudi. Như vậy không thể nói thời tiết nóng sẽ diệt được virus corona.

"Dịch thường bùng phát mạnh vào mùa đông có thể vì người ta có khuynh hướng sống tụ tập gần nhau khi trời lạnh giá nên loại virus gây bệnh đường hô hấp có cơ hội lây lan nhanh hơn, nhiều hơn" - giáo sư Arnaud Fontanet đưa ra nhận xét.

Trong khi đó, giáo sư dịch tễ học Marc Lipsitch (ĐH Harvard, Mỹ) liệt kê một số lý do để lạc quan khi mùa hè đến: nhiều nắng giúp tăng lượng vitamin D cơ thể tổng hợp, dẫn đến hệ miễn dịch mạnh hơn; độ ẩm lớn khiến virus khó lây lan; học sinh nghỉ hè nên khó xuất hiện ổ dịch lớn...

Tuy nhiên, cho đến khi giới khoa học hiểu nhiều hơn về đặc tính thời tiết của dòng virus corona, trong đó có chủng virus gây ra bệnh Covid-19, giáo sư Lipsitch nhận xét những dự báo hiện tại chỉ mang tính phỏng đoán.

Trị virus corona: những tín hiệu tích cực từ thuốc Remdesivir

Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa - Hình 2

Nhân viên y tế Trung Quốc đi vào làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên để đo thân nhiệt cho người dân - Ảnh: Reuters

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị chính thống đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, nhưng các nhà khoa học và các bác sĩ trên thế giới hi vọng những loại thuốc kháng sinh sẵn có hiện nay có thể giúp điều trị các triệu chứng bệnh phát sinh từ chủng virus này.

Theo Đài BBC, một trong những phương pháp điều trị tiềm năng hiện nay là điều trị bằng thuốc kháng virus mà ban đầu được phát triển để chống lại virus Ebola, có tên gọi là Remdesivir. Bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới tại Mỹ đã được điều trị bằng loại thuốc này và đã hồi phục chỉ trong vài ngày.

Giới chuyên gia y tế của Trung Quốc cũng bày tỏ tự tin vào công hiệu của thuốc Remdesivir, hiện đang được dùng trong quá trình điều trị thử nghiệm sự lây lan của virus corona chủng mới. Tân Hoa xã cho biết các bệnh nhân đầu tiên tại Trung Quốc sẽ được điều trị lâm sàng bằng thuốc Remdesivir kể từ ngày hôm nay (13-2).

Các bác sĩ tại một bệnh viện của thành phố Vũ Hán - tâm điểm khởi phát dịch Covid-19 - cũng đang tiến hành một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến Kaletra, một biệt dược kết hợp hai loại thuốc dùng trong điều trị HIV (lopinavir và ritonavir) của Hãng AbbVie (Mỹ) trong điều trị triệu chứng bệnh do virus corona chủng mới gây ra.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học Li Lanjuan, theo báo South China Morning Post, cho biết các thí nghiệm sơ bộ của nhóm nghiên cứu tại ĐH Chiết Giang cho thấy hai loại thuốc kháng virus là Arbidol và Darunavir có hiệu quả trong việc kiềm chế sự sinh sôi của virus corona chủng mới. Arbidol là một thuốc kháng virus mạnh dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm, trong khi Darunavir dùng trong điều trị HIV.

Chuyên gia dịch tễ Lanjuan đã kêu gọi bổ sung hai loại thuốc mới vào chương trình của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc để điều trị viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra. Hiện nay hai loại thuốc này cũng đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus tại tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, giới y khoa Trung Quốc cũng đang thử nghiệm thuốc Favipiravir trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người.

Hi vọng có văcxin sau 18 tháng

Các hãng dược trên thế giới cũng đang tham gia cuộc chạy đua với thời gian để phát triển văcxin ngừa virus corona chủng mới này. Nếu một cộng đồng có thể được miễn dịch với virus nhờ vào văcxin thì chúng ta có thể kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh do nó gây ra.

Phát triển văcxin là một quá trình lâu dài và tốn kém. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế thế giới ngày 11-2 thông báo văcxin ngừa virus corona chủng mới sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa.

Theo Đài CNN, các hãng dược lớn như Johnson & Johnson (J&J) và GlaxoSmithKline (GSK) cũng đã bắt tay nghiên cứu và phát triển văcxin ngừa virus corona. GSK cũng cho biết văcxin của hãng này sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa nếu mọi thử nghiệm đều suôn sẻ.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải
05:43:56 20/09/2024
Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
10:18:34 21/09/2024
7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng
05:16:27 20/09/2024
Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh
05:29:48 20/09/2024
Loại quả xấu mã nhưng ăn ngon, được mệnh danh thần dược
10:10:07 21/09/2024
5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày
05:13:56 20/09/2024
Bé 9 t.uổi nguy kịch sau vài ngày sốt phát ban
05:27:06 20/09/2024
Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9
05:32:46 20/09/2024

Tin đang nóng

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ
19:41:54 21/09/2024
Cận cảnh cuộc sống tại khu tạm cư mới của Làng Nủ sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng
19:14:04 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời
19:58:54 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024
Nàng WAG hot nhất nhì ĐT Việt Nam "đụng hàng" với Ánh Viên: Gương mặt "dao kéo" hay nhan sắc tự nhiên chiếm ưu thế?
19:30:39 21/09/2024

Tin mới nhất

Vì sao nên thêm củ dong riềng đỏ vào chế độ ăn của người bị tim mạch?

10:15:40 21/09/2024
Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Bảo vệ sức khỏe t.iền liệt tuyến để nâng cao chất lượng sống

10:03:51 21/09/2024
Cùng với đó là tránh dùng các loại thuốc trị bệnh đường hô hấp không kê đơn hoặc thuốc kháng histamin vì nó có thể gây ức chế bàng quang, gây khó đi tiểu sạch; tránh sử dụng rượu và thức uống chứa caffeine, đặc biệt là sau bữa tối.

Những người nào nên hạn chế ăn rau ngót?

09:58:52 21/09/2024
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, rau ngót ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hai loại thực phẩm phổ biến này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

09:50:53 21/09/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Người phụ nữ 44 t.uổi suýt t.ử v.ong khi đi tiêm filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ chui

09:46:11 21/09/2024
BSCKI Nguyễn Tiến Sơn, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện 108 cho biết, đây là trường hợp khá may mắn vì được cấp cứu đúng cách, kịp thời và tích cực nên tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm

09:17:45 21/09/2024
Những người hay dậy sớm thường có tâm trạng và sức khỏe tốt hơn. Bắt đầu ngày mới một cách bình tĩnh, không vội vàng, giúp bạn thiết lập một lịch trình phù hợp và giữ trạng thái tinh thần tích cực.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Lợi và hại khi uống trà gừng

21:31:14 19/09/2024
Trong một đ.ánh giá năm 2020, 16 trong số 109 nghiên cứu mà giới chuyên môn đã thử nghiệm, cho biết chứng ợ nóng là một tác dụng phụ bất lợi của việc uống trà gừng.

Các cách tự nhiên để làm giảm viêm xoang tại nhà

21:24:07 19/09/2024
Phun sương là một cách tuyệt vời để làm giảm viêm xoang, bởi vì thông qua việc hít hơi nước, đường thở được làm ẩm và dịch tiết lỏng hơn, dễ dàng loại bỏ hơn, cải thiện nghẹt mũi và khó chịu của viêm xoang.

Thuốc viên nang cứng Fluconazole vi phạm mức độ 3 bị Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

21:22:11 19/09/2024
Quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Có thể bạn quan tâm

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."

Nhạc việt

23:27:05 21/09/2024
Tuấn Hưng muốn lắng nghe rõ giọng hát của khán giả bên dưới nhưng ban nhạc lại không hiểu ý anh. Nam ca sĩ không ngại ngần mắng ban nhạc trên sân khấu.

Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng

Sao việt

23:18:00 21/09/2024
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có chuyến về quê Nam Định làm từ thiện. Diễn viên Hồng Diễm đăng ảnh đẹp đến nao lòng.

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

Thế giới

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Bộ phim tài liệu khiến Oprah Winfrey chi hàng triệu USD ngăn chặn việc phát hành

Hậu trường phim

21:34:35 21/09/2024
Tờ Page Six đưa tin nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey đã trả một khoản t.iền khổng lồ cho Apple TV+ để mua lại bản quyền bộ phim tài liệu kể về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.