Ăn nhiều loại rau muối chua có thể bị xơ gan
Các chuyên gia khuyến cáo, dù các loại rau muối chua như dưa cải mang đến nhiều giá trị về đường tiêu hóa nhưng không nên quá lạm dụng. Đặc biệt, cần tránh ăn các loại rau muối xổi, bởi chúng có hàm lượng nitrit cao.
Trong cuộc kiểm tra sức khỏe của công ty, anh Chen, 34 tuổi, người Trung Quốc phát hiện bị xơ gan. Điều này khiến anh ta rất khó hiểu, bởi Chen không hút thuốc, không uống rượu, ít thức khuya, và được gia đình cũng như đồng nghiệp xem là hình mẫu lý tưởng. Lâu nay, Chen cũng rất khỏe mạnh và ít ốm đau.
Điều tra sâu vào bệnh sử, bác sĩ đã phát hiện lý do khiến lá gan của Chen bị xơ hóa lại xuất phát từ chính thói quen ăn uống tưởng chừng như rất lành mạnh của anh.
Chen cho biết, trong lần về quê cách đây nửa năm, anh đã ăn món rau cải muối chua của người hàng xóm và ngay lập tức thích mê hương vị này. Lúc về nhà, Chen học theo cách muối cải của người hàng xóm và thường xuyên sử dụng thứ đồ chua này trong các bữa ăn.
“Nhiễm độc nitrosamine có trong các loại rau muối chua trong thời gian dài có khả năng gây tổn thương gan. Kết quả xét nghiệm máu của anh Chen và kết quả phân tích mẫu dưa cải đã khẳng định giả thiết này”, bác sĩ điều trị cho Chen chia sẻ.
Chuyên gia này phân tích rằng, bản thân các loại rau có chứa một lượng nitrat nhất định. Chất này có trong đất và được hấp thu vào trong quá trình sinh trưởng của rau. Sau quá trình muối chua, các nitrat này sẽ dần chuyển hóa thành nitrit. Đây là một chất có tính oxy hóa cao, sau khi vào cơ thể con người sẽ dễ dàng cản trở sự kết hợp của hemoglobin và oxy. Việc này có thể gây tổn thương các tế bào trong cơ thể và mô gan.
Ngoài ra, nitrit tồn tại lâu trong cơ thể dễ bị axit dịch vị xúc tác và khử thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư mạnh. Nitrosamine không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến mô gan mà còn có nguy cơ khiến tế bào gan bị ung thư.
Điều đáng chú ý là hàm lượng nitrit trong dưa muối đạt đến đỉnh điểm trong khoảng 1 tuần và giảm dần trong khoảng 14 ngày, từ khi muối. Nếu quá trình muối chua không đạt tiêu chuẩn thì hàm lượng nitrit sẽ còn cao hơn nữa.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, dù các loại rau muối chua như dưa cải mang đến nhiều giá trị về đường tiêu hóa nhưng không nên quá lạm dụng. Đặc biệt, cần tránh ăn các loại rau muối xổi, bởi chúng có hàm lượng nitrit cao.
Một số loại rau ăn nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư, béo phì, đầy hơi
Ngoài bệnh xơ gan, còn có những loại rau dù có yêu thích đến mấy bạn cũng không nên ăn vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Dưới đây là 3 loại rau quen thuộc làm tăng nguy cơ mắc ung thư, không nên ăn nhiều.
Rau bị hư thối, mốc meo
Rau là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi chúng không còn tươi ngon và đã bị hư hỏng thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của rau mà còn sinh ra độc tố gây hại cho người dùng.
Chưa kể, các loại rau bị nấm mốc, ôi thiu có thể sản sinh chất độc aflatoxin. WHO đã cảnh báo, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng.
Dù ở nhiệt độ cao thì chất aflatoxin cũng không thể bị tiêu diệt. Do đó, khi thấy rau hoặc bất cứ loại thực phẩm nào bị hư hỏng, nấm mốc bạn nên vứt đi ngay.
Ăn nhiều rau muối chua tăng nguy cơ ung thư
Các loại rau ngâm hoặc muối chua là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Vị chua của các loại rau này giúp kích thích vị giác và khiến người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
Song đây không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn. Theo đó, rau muối chứa nhiều muối và nitrite. Ăn món này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp thậm chí là ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Chưa kể, trong quá trình ngâm, thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố gây hại cho người dùng. Trong quá trình ăn, nếu thấy món rau củ muối bị nổi váng thì bạn hãy bỏ chúng ngay đi.
Rau củ nấu ở nhiệt độ cao chứa chất gây ung thư
Khi chế biến ở nhiệt độ cao, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau củ sẽ bị mất đi, thậm chí còn sản sinh ra các loại độc tố có hại khác.
Xào là phương pháp chế biến rau được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn nên chọn một cách chế biến lành mạnh, tốt hơn cho sức khỏe. Rau luộc, hấp hoặc hầm sẽ giữ được hương vị và dưỡng chất vốn có trong rau.
Các loại rau chứa nhiều tinh bột dễ gây tăng cân, béo phí
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, nên hạn chế ăn những loại rau này nếu muốn giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát lượng tiêu thụ trái cây và rau của hơn 133.000 người trưởng thành ở Mỹ và nhận ra rằng những người ăn nhiều rau có tinh bột bị lên cân nhiều hơn, trong khi những người hạn chế lượng tinh bột thì thực giảm cân.
Các loại rau chứa nhiều tinh bột bao gồm khoai tây, ngô, đậu Hà Lan, bí đỏ và khoai lang. Nhiều người cho rằng khoai lang đem lại nhiều lợi ích về sức khoẻ vì chúng giàu vitamin và chất xơ, tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn khoai lang một cách điều độ.
Các loại rau họ cải dễ gây đầy hơi
Cải xoăn, súp lơ xanh và súp lơ trắng là những thực phẩm được nhiều người ca ngợi. Tuy nhiên, mặc dù những loại rau này có nhiều chất xơ, ít calo và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chúng cũng có thể gây ra đầy hơi.
Nguyên nhân do chúng ta không có enzym để tiêu hóa raffinose, một loại đường phức thường thấy trong rau họ cải. Vì vậy, khi những loại rau này đi vào ruột non, chúng sẽ bị vi khuẩn lên men và tạo ra khí mê-tan, carbon dioxid và hydro, dẫn tới đầy hơi.
Để gan khỏe mạnh, chúng ta cần áp dụng thêm các biện pháp sau:
Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Ngủ đủ giấc góp phần tăng cường sức khỏe của gan. Ban đêm còn được gọi là khoảng thời gian để gan hồi phục. Nguyên do là bởi lượng máu tiêu thụ của cơ thể sẽ trở nên rất thấp khi ngủ vào ban đêm, và lượng máu có thể được lưu trữ trong gan nhiều hơn.
Việc cung cấp máu đầy đủ có thể làm cho quá trình trao đổi chất của gan diễn ra mạnh mẽ hơn, có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và tái tạo tế bào gan, từ đó sửa chữa các tổn thương tốt hơn.
Tăng cường uống nước
Uống đủ nước là nền tảng sức khỏe của gan. Khi cơ thể đủ nước quá trình trao đổi chất và giải độc của gan được thúc đẩy mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho gan vào nước sẽ mang đến tác dụng tốt hơn.
Kiên trì tập thể dục
Kiên trì tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần sẽ rất có ích cho sức khỏe của gan.
Những người kiên trì tập thể dục thì khả năng trao đổi chất của cơ thể mạnh hơn, chất độc trong cơ thể được đào thải ra ngoài nhanh hơn, quá trình phân hủy và tiêu thụ lipid mạnh mẽ hơn, khả năng gan bị tổn thương từ đó sẽ giảm đi.
Loại cỏ mọc hoang được ví là "thần dược", "cỏ thiêng", quý hơn nhân sâm, có giá lên tới 20 triệu đồng/kg
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương yếu" ghi rằng, lan kim tuyến có chức năng và công dụng đặc biệt, giúp làm mát huyết, dịu gan, thanh nhiệt, giải độc...
Loại cỏ mọc hoang được mệnh danh là "thần dược", "cỏ thiêng"
Thiên nhiên luôn có nhiều loại cây giống như "bảo vật" kỳ diệu, và một số loại cây thuốc đặc biệt có giá trị thường rất cao lại được cất giấu ở những vùng nông thôn, thậm chí là ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh.
Các chuyên gia Đông y nổi tiếng Trung Quốc mới đây đã giới thiệu một loại cỏ rất khan hiếm có giá trị dược liệu cao - đó là Lan kim tuyến, hay còn được gọi là Lan gấm và nhiều tên khác. Tên khoa học của loại cây dược liệu này chính là Anoectochilus.
Lan kim tuyến còn được gọi là kim thảo (cỏ vàng), nam trùng thảo, cỏ nhung, cây kim cương, giải thủy tơ, và nó đã được gọi với danh xưng nổi tiếng là "Vua thuốc", "Cỏ vàng", "Thuốc thần kỳ" và "Nhân sâm đen" từ thời cổ đại.
Đây là một loại thảo mộc rất nổi tiếng của Trung Quốc ở các khu vực phía nam như Phúc Kiến và Quảng Đông, và nhiều vùng núi cao của các tỉnh phía Tây Bắc nước ta như: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình...
Lan kim tuyến là một loài thực vật thuộc họ ngọc lan, một loại thảo dược quý hiếm trong chi Caladium, được miêu tả có lá nhẵn, bóng, trên bề mặt có những đường vân rõ ràng, màu lá xanh đậm pha chút hồng rất đặc trưng. Cây phát triển rất tươi tốt sau cơn mưa.
Giống như các loài lan khác, lan kim tuyến ưa môi trường ẩm ướt và râm mát, thường mọc ở các khu rừng núi hẻo lánh với hệ sinh thái nguyên sinh khó tiếp cận và các khu vực ẩm ướt có nhiều mùn. Nó chỉ có ở một số vùng núi hẻo lánh hoặc vùng đồi núi, thôn quê.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương yếu" ghi rằng, lan kim tuyến có chức năng và công dụng đặc biệt, giúp làm mát huyết, dịu gan, thanh nhiệt, giải độc, được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại, có tác dụng phục hồi các tế bào gốc bị tổn thương và thường được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, sỏi, viêm phế quản,...
Giá trị của loài thảo dược hoang dã này rất quý, trên các trang mạng rao bán cây tươi có thể bán được 3 triệu đồng/kg, trong khi phơi khô có thể lên tới gần 20 triệu đồng/kg.
Nhiều người rất hào hứng khi nhìn thấy những loại cây có lợi nhuận như vậy, do sản lượng thấp và khai thác quá nhiều nên số lượng cây hoang dã ngày càng giảm. Vào những năm 1990, nó đã được chính phủ Trung Quốc đưa vào danh sách cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng.
Những năm trở lại đây, một số người đã tự trồng cây này nhưng hiệu quả không cao, vì rất khó trồng, quá nhạy cảm với môi trường, khó sống được khi nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp. Do đó, nếu các bạn nhìn thấy cây này thì hãy chú ý bảo vệ, đừng tùy tiện đào bới, đừng chạy theo trào lưu tận thu tận diệt.
Cây lan kim tuyến có lịch sử từ rất lâu đời, là loại dược liệu được nhân dân sử dụng rộng rãi hàng trăm năm nay, có địa vị cao trong thang đánh giá, là thứ có thể chữa bách bệnh, cứu người.
Tuy nhiên, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở đó, nhiều loại cỏ dại có thể dùng làm Đông y đồng thời cũng có thể dùng để nấu ăn. Lan kim tuyến có thể dùng nấu canh để bồi bổ sức khỏe.
Tuy nhiên, nó vốn dĩ là sản vật đặc biệt trong các cung đình các triều đại xưa, được coi là những món ngon của núi rừng chỉ có hoàng tộc mới được ăn.
Hiện nay giá trị của cây lan kim tuyến vẫn còn rất cao, được nhiều khách sạn, nhà hàng và những người giàu có sử dụng để làm nguyên liệu nấu món ăn cao cấp, giá trị dinh dưỡng rất phong phú, đã có thử nghiệm thực nghiệm, axit amin và một số chất chống lão hóa, các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cao hơn nhân sâm hoang dã!
Có nhiều cách chế biến món lan kim tuyến, bạn có thể hầm với súp gà hoặc hầm với chim bồ câu, xương sườn, vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng bổ gan, bổ mắt, dưỡng âm, bổ khí. Đối với người trung niên và cao tuổi, nó còn có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận tráng dương rất tốt.
Có nhiều giá trị ứng dụng quý
Theo trang web caythuoc.org thì cây lan kim tuyến là một thành phần trong những bài thuốc cổ của đồng bào người dân tộc vùng Tây Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian cây có những công dụng chính như sau:
Điều trị ung thư
Điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị các bệnh về gan
Tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng
Điều trị mất ngủ
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân tiểu đường
Người bị đường huyết cao
Bệnh nhân gan như: Xơ gan, viêm gan B, ung thư gan
Người gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể
Người bị mất ngủ
Người bình thường dùng rượu ngâm lan kim tuyến rất tốt.
Lá đu đủ có ích cho sức khỏe hơn bạn nghĩ Không chỉ quả đu đủ mới đem lại lợi ích dinh dưỡng, lá đu đủ cũng có rất nhiều tác dụng hữu ích trong việc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Trang tin Boldsky đã chỉ ra những lợi ích tuyệt vời mà lá đu đủ mang lại cho sức khỏe con người. 1. Giúp làm sạch gan Trong một nghiên cứu,...