Ăn nhiều bò bít tết tái, người đàn ông sốt cao, đau lưng đến mức phải ngồi xe lăn
Anh Chu (người Trung Quốc) đột nhiên bị sốt tái phát liên tục, đau thắt lưng và hông phải dữ dội vì nhiễm bệnh Brucella sau khi ăn món bít tết năm phần chín.
Theo tờ QNews của Trung Quốc, bắt đầu từ giữa tháng 8 năm nay, anh Chu đột nhiên bị sốt liên tục. Tình trạng này kéo dài vài ngày nên anh đã đến phòng khám địa phương để điều trị. Bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic tìm virus corona chủng mới, chụp CT phổi và xét nghiệm máu. Kết quả đều âm tính, không có chỉ số gì bất thường nên anh Chu đành về nhà.
Sau khi về nhà, anh Chu đã tự uống thuốc kháng sinh. Sau khi uống thuốc, thân nhiệt trở lại bình thường nhưng hai, ba ngày ngừng thuốc, thân nhiệt lại tăng. Cứ như thế sốt tái phát liên tục trong 4 tuần.
Ảnh minh họa
Vào tháng 11, anh Chu đau thắt lưng và hông phải dữ dội, phải ngồi xe lăn đến bệnh viện. 1 tháng sau, theo tìm hiểu của phóng viên đầu báo Bắc Thanh – Bắc Kinh , tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu (thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc), nơi anh Chu đang chữa trị thì bác sĩ cho biết rằng anh Chu bị sốt liên tục, đau thắt lưng và hông phải là do nhiễm bệnh brucella do trực khuẩn cùng tên gây nên.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn là do anh Chu đã ăn món bít tết chưa chín. Chủ nhiệm Lữ Phương Phương đã tiến hành kiểm tra chi tiết bệnh sử, cuộc sống và khám sức khỏe. Lúc này, chi tiết thu hút sự chú ý của bác sĩ là anh Chu đã ăn món bít tết năm phần chín, chín vừa ở một nhà hàng một tuần trước khi phát bệnh.
Chủ nhiệm Lữ đã yêu cầu anh Chu dùng thuốc trong một tháng trước khi quay lại khám. Thật bất ngờ, chỉ sau hai tuần sử dụng, anh Chu cảm thấy trong người khỏe, không khó chịu, không sốt nên đã tự ý dừng thuốc.
Sau đó một thời gian, ông Chu lại cảm thấy đau nhức, khó chịu vùng thắt lưng và hông phải, đi lại khó khăn rồi đau đến mức không ngủ được. Nghĩ mình bị thoát vị đĩa đệm nên tìm đến Trung y để chữa trị nhưng cơn đau lại ngày càng nghiêm trọng hơn.
Món bít tết chưa chín là “thủ phạm” làm anh Chu mắc bệnh Brucella
Cuối cùng, anh Chu lại phải vào bệnh viện, nơi anh đã từng chữa trị bệnh brucella. Kết quả, xét nghiệm kháng thể Brucella và xét nghiệm ngưng kết đều dương tính. Bên cạnh đó, anh Chu được cho chụp cộng hưởng từ khớp cùng chậu (sacroiliac) và phát hiện một vùng tủy ở khớp cùng chậu bên phải bị phù nề.
Lúc này, nguyên nhân gốc rễ của cơn đau được tìm ra. Hóa ra là do nhiễm trùng khớp cùng chậu bên phải thứ phát sau bệnh Brucella mà không được điều trị đúng cách. Sau khi được điều trị tận tình, chứng đau của anh Chu đỡ hơn, anh đã có thể đi lại được.
Video đang HOT
Trực khuẩn Brucella xuất hiện từ sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Nguồn sữa không được tiệt trùng hoặc không đảm bảo mà đem đi chế biến thành các sản phẩm như sữa tươi, bơ… sẽ trở thành nguồn lây nhiễm.
Các sản phẩm được làm từ sữa cũng có thể là nguồn lây nhiễm trực khuẩn Brucella
Ngoài ra, trực khuẩn còn tồn tại trong các cơ quan, mô của động vật nhiễm bệnh. Việc sử dụng các sản phẩm như thịt, nội tạng động vật chưa được nấu chín cũng có thể đứng trước nguy cơ mắc bệnh.
Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hở trên da khi vết thương này tiếp xúc với nước tiểu, máu, dịch tiết và mô của động vật đang mang mầm bệnh.
Các triệu chứng khi nhiễm bệnh
- Sốt, ớn lạnh, rét run, đổ mồ hôi.
- Không đi khám chữa kịp thời sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sút cân, nhanh bị mệt mỏi khi làm việc.
- Đau đầu, đau khớp, đau cơ bắp, đau lưng, đau bụng.
- Bệnh mãn tính sẽ xuất hiện các đợt sốt, không sốt xen kẽ trong thời gian dài.
- Biến chứng: tổn thương xương, tổn thương khớp như viêm đĩa đệm, viêm khớp mủ, viêm màng não, viêm nội tâm mạc.
Chê nước lọc nhạt nhẽo, cô gái chọn loại thức uống mà giới văn phòng yêu thích, nhưng kết quả lại bị sỏi thận
Bệnh nhân có thói quen tai hại là không uống nước lọc vì cho rằng nó nhạt nhẽo, không có mùi vị thơm ngon như các loại đồ uống giải khát.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, Đài Loan, mới đây chia sẻ về trường hợp nữ diễn viên Trương Khả Quân nhập viện trong tình trạng đau lưng, mặc dù cô đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Thậm chí, cơn đau lan tỏa khắp cơ thể, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, phải nhập viện tiến hành phẫu thuật.
Trương Khả Quân xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao phải nhập viện tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cho biết: "Bệnh nhân có thói quen tai hại là không uống nước lọc vì cho rằng nó nhạt nhẽo, không có mùi vị thơm ngon như các loại đồ uống giải khát. Thay vào đó, bệnh nhân chọn nước trà và cà phê làm thức uống hằng ngày, và đây là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận".
Trương Khả Quân có thói quen tai hại là không uống nước lọc vì cho rằng nó nhạt nhẽo.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, các loại đồ uống có đường hoặc không đường đều không thể thay thế nước lọc. Năm 2013, Hội Thận học Hoa Kỳ tiến hành khảo sát và đánh giá 194.000 đối tượng, kết quả phát hiện những người có thói quen uống đồ uống có đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận là 23%. Các nhà nghiên cứu cho rằng, fructose có thể gây loãng xương, khiến canxi thất thoát qua nước tiểu.
Ngoài ra, axit oxalic, axit photphoric và axit uric đều sẽ tăng lên và dẫn đến bệnh sỏi thận. Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường nhấn mạnh, trà và cà phê có nồng độ phosphat và oxalate rất cao, có khả năng gây sỏi thận và người mắc bệnh sỏi thận cần tránh 2 loại đồ uống này.
Trường hợp nữ diễn viên Trương Khả Quân, bác sĩ thông tin thêm, cơ thể của bệnh nhân thiếu nước. Nguyên nhân là trà và cà phê chứa cafein và kali là thức uống lợi tiểu. Nếu bạn uống 1 lít nước trà hoặc cà phê thì cơ thể sẽ đào thải 1,2 lít nước. Mỗi người cần biết rõ lượng nước uống vào và cơ thể đào thải. Vào mùa hè, ngay cả khi cơ thể của bạn không ra mồ hôi thì lượng nước bốc hơi là rất lớn, khi đó nước tiểu sẽ cô đặc và chất khoáng kết tinh, lâu dần hình thành sỏi thận, gây viêm nhiễm niệu đạo.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Quốc, mỗi người sẽ bài tiết khoảng 600-800ml nước mỗi ngày thông qua hơi thở và mồ hôi, cộng với khoảng 7-8 lần đi tiểu mỗi ngày là 300-400ml nước. Do đó, dựa trên "thể tích chất lỏng" thải ra, mỗi người cần ít nhất 4000 đến 5000ml nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước đã mất. Nhưng trên thực tế, bạn có thể bổ sung nước thông qua thức ăn là 2000-3000ml mỗi ngày. Mọi người hãy nhớ uống nước thật chậm rãi, không uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc bởi điều này sẽ gia tăng gánh nặng cho thận.
Triệu chứng bệnh sỏi thận
Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới
Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
Đau khi đi tiểu
Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
Tiểu ra máu
Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
Tiểu dắt, tiểu són
Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.
Cảm giác buồn nôn và nôn
Thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn.
Hay sốt và cảm giác ớn lạnh
Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.
Thử nghiệm đầu tiên giúp thế giới tìm ra vaccine Cậu bé 8 tuổi được tiêm vi trùng bệnh đậu bò vào cánh tay. Ngay lập tức, bé lên cơn sốt cao rồi trở lại bình thường, miễn dịch với bệnh đậu mùa. Theo các ghi chép lịch sử, bác sĩ người Anh Edward Jenner (1749-1823) được coi là người đầu tiên tìm ra vaccine trên thế giới. Con đường khám phá ra...