Ăn mochi bấy lâu nhưng liệu bạn đã biết hết tất cả những loại mochi này không?
Bánh Mochi không chỉ tròn và mềm, mà còn có muôn hình vạn trạng khác.
Những chiếc bánh Mochi nhỏ mềm xinh xắn, nhân đậu ngọt ngào từ lâu đã vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản để trở thành một món ăn nổi tiếng. Mochi thường được biết đến là làm từ gạo nếp và đậu đỏ – những sản vật nông nghiệp từ thiên nhiên của xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, Mochi còn có muôn hình vạn trạng khác mà có thể bạn chưa biết.
Là loại mochi phổ biến nhất, Daifuku mochi là những chiếc bánh tròn nhỏ, mềm được bao quanh bằng bột đậu ngọt ngào. Daifuku được làm từ gạo nếp giã nhuyễn, sau đó bọc quanh bằng bột anko (bột đậu đỏ) hoặc shiroan (bột đậu trắng) và nặn gạo thành hình dạng mong muốn. “Daifuku” trong tiếng Nhật có nghĩa là “sự may mắn to lớn”, chính vì vậy loại mochi này đã trở thành biểu tượng may mắn, đặc biệt là trong những dịp lễ hội và năm mới. Daifuku thường có màu trắng, hồng, xanh nhạt, có thể ăn như bình thường hoặc nướng sơ để mochi mềm và dẻo hơn.
Mang sắc hồng tươi của hoa anh đào, Sakura Mochi là loại bánh đặc biệt chỉ có trong mùa xuân Nhật Bản. Cũng giống như Daifuku, Sakura Mochi được làm từ gạo nếp giã nhân đậu, nhưng không giã nhuyễn mà vẫn để lại những hạt gạo còn nguyên hình dáng. Một chiếc lá anh đào sẽ được quấn xung quanh và đem lại hương thơm đặc biệt cho chiếc bánh. Sakura Mochi thường được ăn trong lễ hội Hinamatsuri (Ngày của các cô gái) và cũng được thưởng thức trong suốt mùa xuân.
Loại mochi này đặc biệt phổ biến ở vùng Kansai, phía Tây Nhật Bản. Khác với các loại mochi khác được làm từ gạo nếp, Warabi Mochi có kết cấu mềm như thạch và được làm từ tinh bột của cây Warabi – một loại cây mọc ở vùng nước lợ. Warabi Mochi không có nhiều hương vị, mà chỉ mềm mát. Chính vì vậy, chúng thường được ăn cùng Kinako (bột đậu nành) hoặc Kuromitsu (siro đường nâu), trở thành một món ăn tráng miệng nhẹ nhàng và giải nhiệt trong mùa hè nóng nực.
Botamochi và Ohagi là tên hai loại bánh gạo Nhật Bản được ăn theo mùa. Điều khiến hai loại bánh này khác biệt so với mochi thông thường đó là đậu đỏ sẽ được giã nhuyễn cùng gạo nếp, thay vì bọc gạo nếp ngoài nhân đậu. Hai loại bánh này được ăn trong ngày lễ Phật giáo Ohigan, được tổ chức vào mùa thu và mùa xuân hằng năm, nơi mọi người bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của họ bằng cách cúng tại các bàn thờ Phật.
Video đang HOT
Botamochi được đặt theo tên loài hoa mẫu đơn (botan) và được ăn vào mùa xuân, trong khi đó Ohagi đặt tên theo cỏ ba lá Nhật Bản thì được ăn trong mùa thu. Botamochi và Ohagi có thể được ăn như nguyên bản hoặc được phủ trong bột kinako, rong biển aonori, bột matcha hoặc vừng nghiền.
Kuzumochi là loại mochi được làm bằng tinh bột của cây kuzu (củ dong Nhật). Tương tự như Warabi mochi, Kuzumochi là món ăn mùa hè phổ biến, thường được ăn cùng bột đậu nành và siro Kuromitsu. Loại mochi này cũng có thể được ăn cùng với đậu đỏ, tạo nên hương vị thanh mát và nhẹ nhàng trong mùa hè nóng bức.
Loại mochi có sắc xanh ngọc bắt mắt này được làm từ gạo nếp và yomogi – cây ngải cứu Nhật Bản. Để làm Kusamochi, người ta sử dụng cây ngải cứu tươi hoặc bột ngải cứu khô, khiến bánh mang sắc xanh ngọc lấm tấm. Hương vị của bánh là tổng hòa của gạo nếp dẻo mềm, nhân đậu đỏ ngọt ngào và chút ngăm ngăm đắng nhẹ từ lá ngải cứu.
Hishimochi
Lễ hội búp bê, ngày dành cho các cô gái tại Nhật Bản được diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hằng năm và Hishimochi là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ này. Loại mochi đặc biệt này thường được tặng cùng búp bê Hina và được ăn vào cuối ngày lễ 3 tháng Ba. Hishimochi có hình thoi và ba lớp bánh màu hồng, trắng, xanh lá cây. Lớp bánh màu hồng là đại diện cho hoa anh đào nở và là lời chúc sức khỏe tốt; màu trắng biểu hiện cho tuyết mùa đông, là lời chúc về cuộc sống trường thọ; màu xanh lá cây biểu thị cho cây cối mùa xuân và lời chúc sinh sôi nảy nở.
Hanabira Mochi
Hanabira mochi, hay mochi cánh hoa, là một loại bánh kẹo chỉ phổ biến ở vùng Kyoto được giới quý tộc ngày xưa đặc biệt yêu thích trong các lễ hội năm mới. Hanabira Mochi được làm từ gạo nếp nhuyễn dàn phẳng, nhân bột đậu trắng và miso, gấp lại thành hình bán nguyệt xung quanh một chiếc rễ cây ngưu bàng. Hanabira Mochi có vẻ ngoài khá xinh xắn do có sắc hồng ửng lên từ trong nhân bánh.
Kirimochi và Marumochi
Kirimochi và Marumochi là hai loại mochi không đường, được đóng gói ở dạng khô dùng để nấu ăn. Kirimochi được cắt thành khối vuông trong khi Marumochi mang hình tròn. Hai loại mochi này có công dụng khá “đa năng” khi thường được sử dụng để nấu các món ăn năm mới, đặc biệt là súp Ozoni, ngoài ra còn có thể nướng phồng, quay lò vi sóng và dùng với siro, bột đậu đỏ để ăn tráng miệng.
Ichigo Mochi
Trong tiếng Nhật, “Ichigo” có nghĩa là dâu tây, và Ichigo mochi chính là bánh Daifuku được thêm một quả dâu tây vào nhân đậu đỏ. Sự kết hợp giữa nhân đậu đỏ ngọt ngào, dâu tây tươi mát chua chua cùng bột nếp dẻo mịn là một trải nghiệm ẩm thực giao thoa khá thú vị tại Nhật Bản.
Oshiruko
Mochi thông thường sẽ là bánh gạo nếp bọc nhân đậu đỏ. Oshiruko vẫn là sự kết hợp giữa đậu đỏ và bánh gạo nếp, tuy nhiên là theo một cách khác. Bánh gạo trắng mềm sẽ được ăn cùng chè đậu đỏ ngọt ngào và đây là món ăn giải nhiệt tương đối phổ biến trong mùa hè tại Nhật Bản.
Chikara Udon
Chikara Udon là một cách ăn mới mẻ kết hợp cả hai món ăn đậm chất Nhật là mì Udon và bánh Mochi. Sợi mì Udon to, dài sẽ được ăn cùng với nước dùng, trứng gà, rong biển, rau củ như bình thường, song điều khiến món ăn này trở nên độc đáo đó chính là những miếng “topping” mochi nướng đặc biệt.
Nguồn: Gurunavi, japan-talk
Tự làm bánh mochi cho Tết Trung thu vui càng thêm vui
Bạn có gì bất ngờ cho gia đình trong dịp Trung thu năm nay? Tự tay làm mochi cho gia đình là một ý tưởng không tệ. Hy vọng từ cách làm bánh mochi này sẽ giúp bạn có một cái Tết Trung thu trọn vẹn và tràn đầy hạnh phúc bên người thân và gia đình.
Nguyên liệu làm bánh mochi
- 100gr bột nếp
- 150gr đậu đỏ
- 20gr đường nâu
- 150ml nước lạnh
- Nước cốt dừa
Cách làm bánh mochi
- Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước xấp mặt đậu đỏ, đun đến khi đậu đỏ nhừ.
Cho đường vào đậu đỏ đã nấu mềm rồi đem xay hoặc cán cho mịn. Sau đó viên thành các viên tròn nhỏ vừa phải làm nhân.
- Bước 2: Cho bột nếp vào bát tô, đổ từ từ nước vào đồng thời đánh bột đều cho đến khi bột quyện dẻo. Cho thêm nước cốt dừa vào với lượng vừa phải sao cho bột dẻo, không nhão.
- Bước 3: Rắc một lớp bột nếp lên mặt khay rồi cho bột đã nhào lên khay cho khỏi dính. Lật các mặt khối bột cho dính đều bột khô.
Chia khối bột thành các phần nhỏ vừa phải làm áo cho bánh. Viên tròn lạ rồi cán dẹp ra.
- Bước 4: Đặt nhân đậu đỏ vào giữa vỏ bánh đã cán dẹp ra rồi viên tròn lại.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh mochi ngon miệng cho Tết Trung thu này nhé!
Theo danviet.vn
Cách làm bánh mochi nhân đậu đỏ mềm dẻo, đơn giản tại nhà Bánh mochi nhân đậu đỏ với vỏ ngoài mềm, trắng, nhân ngọt bùi thơm ngon và ai cũng có thể tự làm với công thức làm bánh đơn giản dưới đây. Nguyên liệu làm bánh mochi nhân đậu đỏ - Nhân bánh: Đậu đỏ: 300 g. Đường cát. Bột bắp: 2 thìa. Dầu ăn: 50 g. Mạch nha: 40 g. - Vỏ bánh:...