Ăn mì tôm có bị nóng trong người?
Ăn mì tôm nóng, nổi mụn… đó là rất nhiều lời nhận xét của người tiêu dùng “đổ tội” cho mì tôm. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thực phẩm nào nếu ăn không đúng cách đều gây nóng trong người chứ không riêng gì mì ăn liền.
Nóng trong người do đâu?
Chị Hoàng Thị Minh – 23 tuổi, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết mình là tín đồ của các món chiên, rán, xào và thức ăn nhanh. Vài tháng trở lại đây, chị rất hay bị mất ngủ vì trong người cứ thấy bứt rứt, khó chịu về đêm. Lúc lấy nhiệt kế đo thì nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng không hiểu sao sờ vào da thì thấy nóng ran lên và còn khô ráp nữa.
Ngoài ra, chị Minh còn bị nổi từng đám mụn ở khắp vùng sau lưng và bắp đùi. Chị Minh đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ cho biết chị bị nóng, nổi mụn một phần do cơ địa, phần khác có thể do ăn uống chưa đúng cách nên khuyên ăn các bổ.
Giống chị Minh, nhiều người cũng bị rơi vào trường hợp nóng, nổi mụn nhưng không đi khám mà mặc định cho rằng do ăn phải thực phẩm gây nóng. Vậy câu hỏi đặt ra, nóng trong người do đâu, có phải do ăn uống, thực phẩm hay không?
Cách ăn uống thiếu hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh… có thể gây nên tình trạng nóng trong người
Theo PGS. TS Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất bột đường, chất béo, chúng ta dễ có cảm giác bị nóng trong không chỉ là do bản thân các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Ngoài ra, lượng nước cần cho quá trình chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt cũng gây ra tình trạng khát nước, nóng trong.
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, bất kỳ 1 loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác “nóng trong người và nổi mụn”. Chính vì thế các chất dinh dưỡng (protein, glucid, lipid, vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể nên điều chỉnh cho vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hàng ngày…
Các thực phẩm nếu chỉ dùng riêng lẻ sẽ dễ gây thiếu chất và ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe người dùng
Do đó, cần sử dụng thực phẩm đúng cách (kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau) để đảm bảo có bữa ăn tốt, đa dạng, đủ và cân đối về dinh dưỡng, giúp cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể được xảy ra bình thường và không gây tích tụ các chất cặn bã.
Video đang HOT
Liên quan tới vấn đề nóng, nổi mụn còn phải nói tới tính cá thể, nghĩa là tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người – bác sĩ Mai cho biết. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì người bệnh cần tới thăm khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn, điều trị hợp lý.
Mì tôm có nóng không?
Theo PGS.TS Mai, không có loại thực phẩm nào là thực phẩm nóng nếu chúng ta biết cách tạo ra 1 bữa ăn đa dạng, mì tôm cũng thế. Nếu một người chỉ ăn 3 bữa mì tôm mỗi ngày mà không có rau xanh, không có quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng… thì sẽ dễ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng… Tương tự, nếu một ngày bạn chỉ ăn mỗi cơm, không kèm thực phẩm nào khác thì cũng không tránh khỏi cảm giác nóng, bực bội trong người.
PGS.TS Mai cho biết thêm, vắt mì ăn liền với nguyên liệu chính là bột mì nên thuộc nhóm ngũ cốc cùng với gạo, bún, miến, bánh phở…, cung cấp chất bột đường là chủ yếu. Mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), trong đó năng lượng từ protein (chất đạm) là 28 Kcal, từ lipid (chất béo) 117 Kcal và từ carbohydrate (chất bột đường) 205 Kcal. Vì là một thực phẩm cơ bản nên mì ăn liền hoàn toàn có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh…) nhằm tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Mì tôm không phải nguyên nhân gây nóng trong người, quan trọng là người dùng cần biết phối hợp thực phẩm để tạo nên bữa ăn cân đối và dinh dưỡng
PGS.TS Mai cũng nhấn mạnh, khi sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng nên điều chỉnh sở thích ăn uống của mình từng bước thích hợp với tình trạng sức khỏe, từng bệnh lý khác nhau kết hợp với cách chế biến phù hợp để bữa ăn thực sự là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, góp phần phòng tránh bệnh tật. Ví dụ người bị tăng huyết áp, ăn mì tôm vẫn được nhưng khi ăn bổ sung thêm rau xanh, thêm thực phẩm giàu protein như thịt bò, tôm, trứng… và không nên ăn thường xuyên. Hay với một người trưởng thành, một tô mì chế nước sôi vẫn có thể thay thế một bữa ăn nếu không có thời gian, tuy nhiên những bữa khác trong ngày cần cân đối lại bằng cách ăn uống đa dạng.
Có thể khẳng định rằng, không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu. Mì ăn liền không phải là một thực phẩm xấu, không phải là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là mỗi người cần biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để “bữa ăn mì gói” đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Lê Nga
Theo Dân trí
Con mới 4 tuổi đã cao 1m3, cả nhà vô cùng tự hào, nhưng đi khám bác sĩ chỉ ra sự thật khiến mẹ và bà nội khóc ròng
Dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ con càng lớn nhanh chưa hẳn là một dấu hiệu tốt, thậm chí đó còn là biểu hiện của dậy thì sớm.
Cha mẹ luôn muốn con trẻ phát triển nhanh, có chiều cao vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa, thế nhưng dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ con càng lớn nhanh chưa hẳn là một dấu hiệu tốt.
Bé Tiểu Hy vừa tròn 4 tuổi, đang học mẫu giáo, bé rất thông minh và dễ thương, điều khiến mọi người chú ý là chiều cao vượt trội của bé. Tiểu Hy chỉ mới 4 tuổi, nhưng chiều cao của bé là 1m3, bé cao hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa.
Mẹ bé Tiểu Hy cho biết, cơ địa của chị mang thai khó, chị từng uống nhiều thuốc, đến nhiều bệnh viện thăm khám mới mang thai bé. Trong suốt thai kỳ, chị cố gắng tẩm bổ nhiều chất dinh dưỡng, mẹ chồng cũng thường xuyên mua thức ăn ngon bổ với mong muốn cháu gái sinh ra khỏe mạnh.
Tiểu Hy có chiều cao nhất lớp, các bé lớp trên cũng phải thua kém chiều cao của Tiểu Hy (Ảnh minh họa).
Khi bé Tiểu Hy chào đời, bà nội hết lòng nâng niu, nuôi dưỡng khiến bé ngày càng lớn nhanh, mỗi khi có người nhìn thấy Tiểu Hy, họ đều khen ngợi Tiểu Hy được nuôi dưỡng tốt, bà nội nghe thế cũng được thơm lây.
Từ ngày bé Tiểu Hy đi học mẫu giáo, bà nội của bé càng vui mừng và rất đỗi tự hào, Tiểu Hy có chiều cao nhất lớp, các bé lớp trên cũng phải thua kém chiều cao của Tiểu Hy.
Mỗi khi bà nội đến đón Tiểu Hy, bà đều cười tít mắt khi có người khen cháu gái của bà: "Mọi người nhìn kìa, chỉ mới tí tuổi mà đã cao như vậy, lớn lên cô bé nhất định sẽ trở thành người mẫu".
Dạo gần đây, khi tổ chức đoàn thể của trường tiến hành kiểm tra sức khỏe cho các bé, kết quả khám sức khỏe của Tiểu Hy như một cú sốc lớn khiến cả gia đình chết điếng, còn người mẹ và bà nội thì khóc ròng.
Hàng ngày, Tiểu Hy được gia đình hầm tổ yến cho ăn đều đặn (Ảnh minh họa).
Bác sĩ cho biết: "Bé Tiểu Hy chỉ mới 4 tuổi, nhưng bé đã có chiều cao 1m3, điều này không tốt, bởi đó là dấu hiệu dậy thì sớm".
Bác sĩ giải thích, trẻ dậy thì sớm thường phát triển sớm nhưng tuổi xương của trẻ nhiều tuổi và đương nhiên xương cũng sẽ đóng sớm. Điều đó có nghĩa cô bé sẽ không cao lên, hoặc cao không đáng kể trong tương lai, thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến trí tuệ và quá trình dậy thì của Tiểu Hy.
Mẹ bé Tiểu Hy không dám tin sự thật khủng khiếp, chị vội phân trần: "Cả nhà tôi mỗi ngày đều hầm tổ yến cho bé ăn, còn bổ sung cho bé nhiều loại vitamin, trước khi bé đi ngủ còn cho bé uống sữa, làm sao bé có thể ngừng phát triển với chế độ dinh dưỡng đầy đủ như vậy?".
Bác sĩ giải thích: "Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng không hẳn là điều tốt, bởi cơ thể của trẻ sẽ không kịp hấp thu. Trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu, ngăn chặn hormone tăng trưởng thường được sản xuất khi trẻ đang ngủ. Từ đó dẫn đến việc trẻ phát triển sớm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển lâu dài".
Nếu muốn đem đến điều tốt nhất cho con thì đừng bổ sung dinh dưỡng một cách mù quáng, hạn chế cho trẻ ăn vặt và các loại đồ uống bởi chúng có nhiều chất bảo quản (Ảnh minh họa).
Mẹ và bà nội của Tiểu Hy khi nghe bác sĩ giải thích liền ngã khụy xuống đất, họ cứ ngỡ tẩm bổ cho con cháu là điều tốt, không ngờ đã làm hại Tiểu Hy.
Bác sĩ có lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ: Nếu muốn đem đến điều tốt nhất cho con thì đừng bổ sung dinh dưỡng một cách mù quáng, hạn chế cho trẻ ăn vặt và các loại đồ uống bởi chúng có nhiều chất bảo quản, không phải ăn càng nhiều thì càng tốt mà nó sẽ cản trở sự phát triển của trẻ. Vì thế, hãy bổ sung một cách có điều độ, trái cây và rau củ là cần thiết nhất.
Theo các tài liệu khoa học, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng hồng cầu, chống lão hoá, giàu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong các tài liệu đông y, tổ yến có tác dụng: dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn, được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh...
Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em, có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Việc sử dụng tổ yến tẩm bổ phải dựa trên thể trạng của từng người bởi trên thực tế nhiều trường hợp do ăn không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.
Nguồn: Sohu, Sina
Theo Helino
Ăn nhiều trứng có gây mỡ máu cao? Trứng là một trong những "siêu thực phẩm" có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các khoáng chất trong trứng rất dễ hấp thu vào cơ thể. Cholesterol trong trứng gà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Thích ăn nhưng không dám Mới đây, trong một đợt kiểm tra sức khỏe của công ty chị Nguyễn Mai Hoa (26 tuổi,...