Ăn mì tôm có béo không? Mách bạn cách ăn mì tôm sao cho khoa học
Mì tôm là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, ăn mì tôm liên tục trong một thời gian dài có khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe, cận nặng hay không, hãy cùng theo dõi nhé!
Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người, từ người lớn đến trẻ em với hương vị thơm ngon cuốn hút. Tuy nhiên, cũng chính bởi hương vị thơm ngon của nó mà nhiều người quên đi mặt trái của món ăn này. Và đối với những người đang quan tâm đến cân nặng thì câu hỏi “ăn mì tôm có béo không?” cũng là một vấn đề lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về thành phần dinh dưỡng của mì tôm, giúp bạn trả lời câu hỏi ăn mì tôm có béo không cũng như hướng dẫn bạn cách ăn mì tôm sao cho khoa học. Hãy cùng theo dõi nhé!
Ăn mì tôm có tác hại gì?
Hiện nay, mì tôm là sự lựa chọn của nhiều người, nhất là những người sống một mình do sự tiện lợi của nó, hương vị lại rất thơm ngon. Tuy nhiên, đây là một trong những thứ đồ ăn nhanh có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate trong khi cơ thể con người muốn khỏe mạnh còn cần đến đạm, mỡ, chất xơ, vitamin… Do đó, nếu ăn mì tôm liên tục trong thời gian dài, kể cả những loại mỳ cao cấp thì vẫn thiếu chất, ngoài ra còn gây ra những tác hại cho cơ thể như:
Gây áp lực cho hệ tiêu hóa
Trong quá trình sản xuất mì tôm, người ta đã chiên mì tôm qua dầu sau đó sấy khô. Hơn nữa, trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia nên việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn khiến dạ dày rất vất vả trong việc tiêu hóa. Thường xuyên ăn mì tôm có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, đau dạ dày… nhất là với trẻ em, khi hệ tiêu hóa của chúng còn yếu, càng ăn nhiều mì tôm càng biếng ăn (do mì tôm đi vào cơ thể khó tiêu hóa, tiêu hóa chậm, trẻ không cảm thấy đói).
Gây béo phì
Thành phần chính của mì tôm là carbohydrate cộng với việc chiên qua dầu nên có rất nhiều chất béo. Khi nạp vào cơ thể một lượng carbohydrate và chất béo quá nhiều, lượng calo trong cơ thể nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu hao dễ dẫn đến béo phì và nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện đầu tiên sẽ là: chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Lượng mỡ trong mì tôm đều được thêm chất oxy hóa nhưng thực chất, chất này chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa, tức là kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Khi ăn nhiều mì tôm, nhiều chất chống oxy hóa có trong mì tôm đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu tới nội tiết và thúc đẩy lão hóa. Đó cũng là lí do tại sao trẻ em ăn nhiều mì tôm thường có dấu hiệu dậy thì sớm, nội tiết thay đổi nhiều.
Hại thận, dẫn đến sỏi thận
Sở dĩ mì tôm gây hại thận là vì trong mì tôm thường được ướp với rất nhiều muối và lượng muối cao sẽ rất hại cho thận và dẫn đến sỏi thận nếu liên tục ăn trong một thời gian dài.
Ngoài ra, trong mì tôm cũng chứa nhiều phosphate vì đây là một chất giúp cải thiện mùi thức ăn, khiến người ăn có cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, chất này sẽ gây ra loãng xương, mòn xương. Lâu dần, răng cũng yếu đi nhiều
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên ăn mì tôm chính là nguyên nhân khiến người dùng mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạnh, đột quỵ… do lượng chất béo cao, chất béo không tốt có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo trong mì tôm là transfat và chất béo bão hòa nên gây hại cho sức khỏe, nhất là với người cao tuổi hay những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Tỷ lệ gây ung thư cao
Đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về sự độc hại của mì ăn liền từ việc chiên đi chiên lại qua dầu công nghiệp, các phụ gia các như màu thực phẩm, muối, hương liệu công nghiệp… Ăn mì tôm trong một thời gian dài thường gây táo bón, chất thải lưu lại lâu trong đại tràng nên hoàn toàn có thể là nguyên nhân của ung thư trực tràng…
Ăn mì tôm có béo không?
Ăn mì tôm có tăng cân không?
Để xác định một loại thức ăn có ảnh hưởng đến cân nặng của bạn hay không hay ăn mì tôm có béo không, bạn cần hiểu được nhu cầu năng lượng của bản thân và lượng calo mà đồ ăn, thức uống đó cung cấp cho cơ thể.
Trên thực tế, lượng calo hàng ngày cần cho mỗi người là khác nhau, khoảng 2000 – 2300 kcal/ngày với nữ và 2300 – 2800 kcal/ngày ở nam với mức hoạt động bình thường (theo thông tin của Viện Dinh dưỡng. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý là, nam giới cần lượng calo nhiều hơn nữ giới, người lao động chân tay cần nhiều năng lượng hơn người lao động văn phòng, người ở độ tuổi thanh niên có nhu cầu năng lượng lớn hơn người già và trẻ em… Đó là lí do tại sao có người ăn ít vẫn béo trong khi có người ăn nhiều không béo, do nhu cầu năng lượng của mỗi người là khác nhau
Trong 75g mì tôm (1 gói mì tôm bình thường) chứa khoảng 350 calo. Trong khi đó, một người nữ trưởng thành với vóc dáng trung bình, nhu cầu năng lượng khoảng 2000 calo/ngày chia 3 bữa sẽ khoảng 600 calo/ bữa. Như vậy nếu 1 bữa mà chỉ ăn 1 gói mì tôm với 250 calo thì không thể khiến cơ thể mập lên được. Đối với nam giới, nhu cầu trung bình là 2300 kcal thì ăn đến 2 gói mì tôm/ bữa cũng chỉ gần đủ nhu cầu năng lượng. Do đó, nếu kết luận là ăn mì tôm béo lên là chưa hoàn toàn chính xác.
Thực tế, ăn mì tôm có béo không phụ thuộc vào cách mà bạn ăn mì tôm với số lượng nhiều hay ít, ăn vào thời điểm nào và có ăn kèm với những loại đồ ăn nhiều dinh dưỡng khác không. Hơn nữa, chất béo trong mì tôm không hẳn nằm ở vắt mì mà còn ở các loại gia vị đóng gói đi kèm và các loại hương liệu tổng hợp kèm theo.
Ăn mì tôm liên tục có gây béo phì không?
Như đã nói ở trên, mì tôm bản chất không phải là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tăng cân. Việc bạn ăn mì tôm có béo không phụ thuộc vào cách bạn ăn mì tôm, chẳng hạn như:
Ăn mì tôm liên tục trong một thời gian dài khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, nhu cầu nạp calo càng lớn hơn. Các chất béo xấu có trong mì tôm tích tụ lâu ngày trong dạ dày, vừa làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vừa gây ra bệnh như béo phì tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch…
Nhiều người thường bổ sung vào mì tôm một số loại thực phẩm khác như: thịt, trứng, xúc xích… để bữa ăn có thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều đạm, chất béo thì năng lượng sẽ vượt qua mức nhu cầu cơ thể cần và đây chính là lý do khiến bạn tăng cân.
Bên cạnh đó, nhiều người lại thường có thói quen ăn khuya. Ví dụ bạn đã ăn 3 bữa với lượng calo đầy đủ nhưng tối muộn lại thích ăn thêm 1 bát mì vào đêm khuya thì năng lượng tổng thể cả ngày sẽ dư ra so với nhu cầu. Đấy là chưa kể việc ăn khuya dù là món gì cũng sẽ gây tích trữ mỡ thừa vì đây là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi, không tiêu hao năng lượng nạp vào.
Ăn mì tôm sống có béo không?
Ăn mì tôm sống có béo không cũng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Thực tế, calo trong mì tôm có chứa nhiều carbohydrate khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo, 10,7% protein nên có thể dẫn đến tăng cân.
Chất béo trong mì tôm lại là chất béo dư thừa không tốt cho sức khỏe. Ăn mì tôm thường xuyên cũng sẽ gây chán ăn và khiến bạn thường xuyên bỏ bữa là chuyện rất dễ xảy ra.Mì tôm làm từ bột mì và dầu chiên giòn nên cơ thể sẽ dễ bị nóng nếu như bạn không sử dụng đúng cách. Hơn nữa, quá trình chiên mì tôm ở nhiệt độ cao cũng làm sản sinh ra các chất độc hại dẫn đến bệnh ung thư, đẩy nhanh quá trình lão hóa…
Cách ăn mì tôm không béo
Như vậy, dù ăn mì tôm sống hay chín thì việc ăn mì tôm, nhất là ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây ra những tác hại nhất định đối với cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn của mì tôm, những lúc nhỡ bữa, bận rộn hay chỉ đơn giản là thèm ăn, bạn hoàn toàn vẫn có thể ăn nó. Do đó, chúng ta cần biết cách ăn mì tôm sao cho khoa học. Dưới đây là cách ăn mì tôm không béo mà bạn cũng có thể tham khảo:
Không ăn quá nhiều
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn mì tôm không quá 3 lần/ tháng và mỗi lần nên cách nhau nhiều ngày. Tuyệt đối không thay thế bữa chính bằng mì tôm.
Khi nấu mì, bạn cũng cần chú ý:
- Không cho nhiều lượng muối đóng gói kèm trong gói mì để hạn chế hại thận
- Gói gia vị mỡ là linh hồn của mì tôm bởi 90% chất béo có hại đều nằm trong gói gia vị này
- Trước khi nấu mì hãy trần mì qua nước sủi để loại bỏ màng tạo màu
- Nên sử dụng các loại gia vị bên ngoài như mì chính, hạt nêm, bột canh… mà không sử dụng gia vị đi kèm để hạn chế phụ gia
Ăn đúng bữa
Thông thường, những lúc bận rộn hoặc thời gian buổi sáng hạn hẹp, bạn không kịp chuẩn bị bữa sáng bằng những đồ ăn khác thì có thể thay thế bằng mì tôm ăn liền.
Tuy nhiên, tuyệt đối không nên ăn tối bằng mì tôm hay ăn đêm vì cơ thể buổi tối ít tiêu hao năng lượng, vừa không tốt cho dạ dày, vừa khiến bạn tăng cân chóng mặt.
Mặc dù lượng calo, tinh bột trong 1 gói mì tôm không lớn nhưng những người đang hạn chế ăn tinh bột thì cũng không nên ăn mì tôm mà nên ăn nhiều rau xanh, củ quả hay những loại thực phẩm giàu chất xơ.
Hạn chế ăn mì tôm với nhiều trứng, thịt
Để bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm trứng, thịt, xúc xích…. nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến thừa năng lượng so với nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn đến tăng cân.
Do đó, nếu muốn ăn mì tôm không béo thì chỉ nên thêm khoảng 30gr thịt hay trứng trong 1 bát mì kèm theo nhiều rau sống để giảm bớt lượng cholesterol và carbohydrate.
Cố gắng thay thế mì tôm bằng những loại thực phẩm làm từ gạo khác như bún, phở, bánh đa, bánh cuốn… để cơ thể được cung cấp đủ năng lượng mà vẫn an toàn, không sợ béo.
Với những tổng hợp trên đây, các bạn đã được giải đáp thắc mắc ăn mì tôm có béo không. Chúc các bạn xây dựng được cho mình những thói quen ăn uống lành mạnh, có một sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả!
Đồng Nai: Phát hiện nhiều cơ sở nghi sản xuất thực phẩm giả
Công an Đồng Nai đồng loạt kiểm tra, khám xét nhiều địa điểm, qua đó phát hiện và thu giữ hơn 12 tấn thực phẩm nghi làm giả các thương hiệu nổi tiếng.
Chiều 5.1, Công an Đồng Nai cho biết vừa kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở nghi sản xuất thực phẩm giả.
Số bao bì phát hiện tại nhà bà Vũ Thị Hoa. Ảnh CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Sau một thời gian theo dõi, sáng cùng ngày, Công an Đồng Nai đã đồng loạt kiểm tra, khám xét nhiều địa điểm tại các huyện: Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) và TP.HCM, qua đó phát hiện và tạm giữ hơn 12 tấn hàng hóa thực phẩm nghi bị làm giả. Các sản phẩm bị làm giả gồm: bột giặt, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, giấy vệ sinh, mì tôm, các loại nước giải khát.
Riêng địa điểm tại ấp Phú Tân, xã Phú Cường (H.Định Quán) do bà Vũ Thị Hoa (45 tuổi, ngụ Nam Định) làm chủ, lực lượng công an đã tạm giữ trên 2 tấn hàng hoá giả các loại.
Máy ép nhiệt dùng để đóng gói tại nhà bà Hoa.ẢNH CÔNG AN ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Bà Hoa khai nhận toàn bộ số hàng hoá này không có hóa đơn chứng từ, được bà mua ở TP.HCM sau đó pha trộn, đóng gói, làm giả các thương hiệu trên thị trường rồi đưa đi tiêu thụ tại huyện: Định Quán và Tân Phú.
Hiện toàn bộ số hàng thực phẩm nghi bị làm giả trên đã bị Công an Đồng Nai tạm giữ để điều tra, xử lý theo quy định.
Nấu nồi mì ăn nhưng 2 người phụ nữ bật ngửa khi thấy cọng hành liên tục ngọ nguậy như con rắn Cọng hành này có vấn đề gì sao? Nấu mì tôm và cho thêm hành vào chẳng phải chuyện gì quá lạ lẫm, ấy vậy mà mới đây, cũng chỉ là 1 đoạn clip ăn mì tôm với hành thôi mà 2 người phụ nữ đã gây xôn xao khắp cõi mạng. Hoá ra là do có hiện tượng lạ thế này đây......