Ăn kiêng chứ không phải nhịn ăn
Nhiều người tin rằng ăn kiêng là gò ép cơ thể vào một chế độ dinh dưỡng hà khắc, nhịn ăn đủ thứ. Thực ra, làm vậy là lợi bất cập hại.
Cô bạn thân, sau thời kỳ thai sản, chợt phát hiện mình bị thừa gần chục ký lô. Thế là đợi con dứt sữa xong, cô nàng liền lao vào một chiến dịch ăn kiêng quyết liệt. Nàng kiên định ngày ba bữa chỉ toàn rau, quả, với xíu xiu tinh bột. Cân nặng giảm nhanh, nhưng cùng với đó là sức khỏe sa sút.
Kiêng sao cho đúng?
Để thực hiện tốt chức năng sống, cơ thể luôn có nhu cầu đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, từ các đại chất như đạm, béo, bột đường đến các vi chất như vitamin, khoáng chất… Theo TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chế độ ăn kiêng hà khắc có thể làm giảm chuyển hóa, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, đưa cơ thể đến các nguy cơ như thiếu nước, tác động xấu đến tim gây rối loạn nhịp, đột quỵ…
Do đó, việc giảm cân nên thực hiện từ từ, chỉ nên giảm 0,5 – 1 kg mỗi tuần. Bạn cần biết rằng cách tốt nhất để giảm cân là tập luyện đều đặn và áp dụng chế độ ăn giảm chất béo bão hòa, đường và tinh bột, ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc, cá và ngũ cốc nguyên hạt.
Bên cạnh đó, cần lưu ý các chế độ kiêng khem khác nhau cho những đối tượng khác nhau.
Tiểu đường tránh ăn gì ?
Người bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt. Theo BS Lâm Vĩnh Niên, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm carbohydrate (chất bột đường) có chỉ số đường huyết cao như: cơm trắng, bánh mì trắng, bánh bao, bánh làm từ bột gao (bánh bò, bánh bột lọc…), các loại đường, mật ong, trái cây quá ngọt (xoài, mít, nhãn, vải, dưa hấu…). Nên tăng lượng chất xơ trong bữa ăn. Cần ăn nhiều rau và trái cây – ít nhất 5 phần ăn mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường cần giảm lượng chất béo, nhất là chất béo bão hòa, thay vào đó, chọn loại thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu thực vật, dầu cá.
Video đang HOT
Một số lưu ý khác: dùng sữa giảm béo; chọn thịt nạc, không da; tránh thịt có mỡ, thịt chế biến; ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần; trứng và đậu cũng là các nguồn đạm tốt; nên luộc, kho, nướng thay vì chiên, xào; tránh các thức ăn snack nhiều béo hoặc đường; ăn trái cây, các loại hạt không ướp muối, yoghurt ít béo; giảm muối (dưới 6 gr muối mỗi ngày); giảm rượu bia; không bỏ bữa sáng; nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Béo phì thì nhịn ăn?
Nguyên tắc chung để giảm cân là giảm năng lượng đưa vào cơ thể. Theo BS Lâm Vĩnh Niên, một kế hoạch ăn uống lành mạnh có thể giúp hạn chế số calo thừa mà vẫn bảo đảm được nhu cầu hằng ngày về các chất dinh dưỡng. Chế độ ăn hằng ngày của người béo phì nên bao gồm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ 5 nhóm sau: nhiều rau, với nhiều loại và nhiều màu, các loại đậu; trái cây; ngũ cốc (nên nguyên hạt, nhiều chất xơ); thịt nạc, cá, trứng, đậu hũ; sữa và các sản phẩm từ sữa, giảm béo. Người béo phì nên uống nhiều nước; hạn chế thức ăn chứa mỡ bão hòa, nhiều muối, có đường, chất cồn. Nhiều người cho rằng bỏ bữa sẽ giúp giảm cân, nhưng thực tế không hẳn vậy. Những người bỏ bữa có khuynh hướng ăn bù vào bữa ăn sau. Tránh những quan niệm hoặc thói quen không an toàn như nhịn đói (không ăn trong khoảng thời gian dài), cắt giảm toàn bộ thịt, cá, sữa…
Đối với người béo phì, có thể áp dụng cách ăn canh, rau, uống nước trước ăn để làm căng dạ dày, giảm cảm giác đói, từ đó giảm lượng thức ăn vào.
Ăn gì khi bị bệnh tim?
Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, người bị bệnh tim nên ăn thêm cá. Cá là nguồn bổ sung đạm và các chất dinh dưỡng. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu giàu các acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Bệnh nhân nên ăn thêm rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Thức ăn có nguồn gốc thực vật giúp chống lại bệnh tim.
Ngược lại, khi tim mạch có vấn đề, cần tránh tuyệt đối chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu (LDL). Các thực phẩm nhiều chất béo trans: thức ăn nhanh, đồ chiên xào, mỡ thực vật (vegetable shortening), margarine… Nên hạn chế chất béo bão hòa đến dưới 7 – 10% năng lượng. Chất béo bão hòa có trong bơ, margarine cứng, nước sốt xà lách, đồ chiên, snack, bánh kẹo…
Khi sử dụng chất béo, chọn loại không bão hòa (có trong dầu ôliu, dầu cải, dầu đậu phộng). Tuy nhiên, bạn vẫn cần hạn chế lượng dùng vì chúng vẫn giàu năng lượng.
Người bệnh tim nên ăn nhiều loại thực phẩm có đạm, nên chọn cá, thịt nạc, thịt gia cầm (không gồm da), sữa không béo hoặc ít béo, đậu hũ, các loại đậu. Một số lưu ý khác: hạn chế cholesterol ở mức dưới 300 mg cholesterol mỗi ngày; giảm muối giúp kiểm soát huyết áp.
Theo Thanh niên
Bí quyết giảm 21kg/3 tháng của cô gái từng bị tẩy chay vì...béo
Tủi thân, bị tẩy chay vì quá béo, cô bắt đầu nỗ lực giảm cân. Sau 3 tháng kiên trì ăn kiêng và tập thể dục, cô đã giảm được 21kg.
Bị tẩy chay vì... quá béo
Nguyễn Ngọc Anh- cô gái 21 tuổi, đến từ Nha Trang chia sẻ, bắt đầu từ khi đến tuổi dậy thì (năm cô học lớp 6) cô đã tăng cân không thể kiểm soát được.
"Một phần vì mình ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo, một phần vì mình to xương, tạng người mình dễ béo nên tăng cân chóng mặt, không thể kiểm soát nổi, nhìn thật sự béo kinh khủng. Mình cao 1m65, mà có thời điểm nặng đến 80-90kg. Hồi đó mình vừa đen, vừa xấu nên bị bạn bè trêu đên nhục" - Anh nói.
Ngọc Anh cũng tâm sự, suốt mấy năm trời học cấp 2, Anh rất ít bạn, chỉ vì béo quá. Thậm chí, bạn bè còn trêu đùa đến mức tẩy chay, không thèm chơi cùng.
"Thời gian đó mình đen nhẻm, xấu xí, lại còn béo nữa. Mình chán nản, thậm chí muốn bỏ học vì bị tẩy chay, ngày nào cũng trở thành trò cười cho các bạn. Tuy nhiên nhờ sự động viên của gia đình mình bắt đầu ý thức lại về ngoại hình của mình" - Anh cho biết.
Ngọc Anh trước và sau khi giảm cân
Sau khoảng gần 2 năm bị khủng hoảng tinh thần, Anh cũng bắt đầu ý thức được về cái đẹp ngoại hình của người con gái, Anh bắt đầu thực hiện chế độ giảm cân nghiêm ngặt.
Kết quả rất bất ngờ, chỉ sau 3 tháng cô đã giảm được 21kg, thân hình trở nên thon gọn hơn rất nhiều, gương mặt cũng xinh xắn, trắng trẻo hơn. "Sau nỗ lực giảm cân thành công, bạn bè em đều ngạc nhiên, không tin rằng đứa béo ú, ham ăn như em có thể giảm cân được, thậm chí có người còn không nhận ra em" - Anh hào hứng chia sẻ.
Bí quyết giảm cân bằng vỏ bưởi
Cách giảm cân của Ngọc Anh cũng khá đơn giản, tuy nhiên, phải rất kiên trì mới có thể thực hiện được. Khi bắt đầu chế độ giảm cân, lúc đó, Anh nặng đến 78kg.
- Buổi sáng, 5h sáng Anh dậy tập thể dục bằng cách đi bộ. Đi thật nhiều đến khi người đầm đìa mồ hôi. Sau đó, về ăn sáng. Tuy nhiên, bữa sáng Anh ăn no để lấy năng lượng cho cả ngày hoạt động, thậm chí ăn nhiều đồ ăn có tinh bột như cơm, xôi.
- Buổi trưa, chủ yếu là uống nước lọc vì buổi sáng đã ăn, nạp đủ năng lượng. Đến khoảng 3h chiều, Anh ăn 1 trái bưởi và đun lấy nước vỏ bưởi để uống. Anh nói, vỏ bưởi có vị khá đắng và cay. Tuy nhiên, nước vỏ bưởi có tác dụng tan mỡ và hạn chế sự thèm ăn nên rất tốt cho sự giảm cân.
- Buổi tối, Anh chỉ dám ăn 1 hộp sữa chua, đói lắm cũng chỉ uống nước, không dám ăn thêm bất cứ thứ gì.
Sau ba tháng kiên trì thực hiện chế độ giảm cân như vậy, Anh đã giảm được 21kg, hiện tại, Anh chỉ nặng 56kg. Anh nhấn mạnh: "Việc giảm cân, bên cạnh chế độ ăn uống khắt khe, bắt buộc phải tập thể dục. Nếu chỉ ăn uống không, cơ thể sẽ không khỏe mạnh và dễ tăng cân trở lại".
Anh cũng cho biết, Anh muốn giữ cân nặng 56kg như bây giờ, không muốn giảm thêm nữa vì Anh thuộc tuýp người xương to, nếu giảm nữa, nhìn sẽ rất hốc hác, xấu xí. Hiện tại, hàng ngày Anh chủ yếu tập gym để giữ dáng, giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng.
Một số hình ảnh của Ngọc Anh sau khi giảm cân thành công:
Theo BĐT Người đưa tin
9X Sài Gòn 'lột xác' nhờ giảm 35 kg chỉ sau bốn tháng Tự ti vì luôn bị bạn bè trêu chọc, Thảo Vy đã quyết tâm thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện, giảm từ 80 kg xuống còn 45 kg. Nguyễn Thảo Vy, sinh năm 1997, đang sinh sống tại TP. HCM. Thảo Vy chia sẻ, trước đây cô nặng tới 80 kg. Thân hình mập mạp, nặng nề khiến Thảo Vy...