Án hi hữu: Kẻ trộm trâu kiện ngược… chủ nhà náo loạn xứ Tuyên
Hài hước ở chỗ, người bị kiện chính là chủ nhân của con trâu. Người kiện được xác định là kẻ có hành vi trộm trâu…
Chị Phạm Thị Vẻ bên chuồng trâu của gia đình
Vụ kiện hy hữu xảy ra tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, đang khiến các CQ chức năng địa phương lúng túng.
Vừa mất trâu, vừa bị kiện
Mất “đầu cơ nghiệp”, chủ nhân đang trình báo với CQCA thì con trâu tự dưng tìm được đường về nhà. Ngay lập tức, người bị tố là “kẻ trộm trâu” cũng làm đơn kiện gửi đến TAND huyện Na Hang và TAND tỉnh Tuyên Quang, về việc “mất trâu”.
Ngày 23/8, TAND tỉnh Tuyên Quang đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản, giữa nguyên đơn là ông Quan Thanh Hưng, SN 1951, trú tại tổ 6, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang và bị đơn là chị Phạm Thị Vẻ, SN 1968, trú tại thôn Yên Thượng, xã Thanh Tương, huyện Na Hang.
Điều bất ngờ trong vụ án này, chủ nhân của con trâu là chị Vẻ qua các phiên tòa xét xử đều bị thua kiện, bị TAND tỉnh Tuyên Quang bắt bồi thường cho ông Hưng (14 triệu đồng), đến phiên phúc thẩm tăng lên 17 triệu đồng, theo giá trị của con trâu thời điểm hiện hành.
Cho là tòa án xử không công minh, chị Phạm Thị Vẻ không chấp nhận quyết định của TAND tỉnh Tuyên Quang và tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên TAND tối cao.
Buồn bã rời phòng xử án, chị Vẻ cho biết, gia đình nghèo nên chị vay mượn tiền mua một con trâu đực và nuôi từ nhỏ. Đến ngày 23/2/2010, con trâu của chị chăn thả trên đồi bị mất. Sự việc xảy ra, chị Vẻ làm đơn trình báo lên CA xã Thanh Tương và CA huyện Na Hang về vụ mất trộm trâu. Tuy nhiên, đến ngày 3/3/2010, gia đình chị Vẻ phát hiện con trâu của mình đang ở chung đàn trâu nhà ông Quan Thanh Hưng. Ngay lập tức, chị Vẻ đã báo cáo với CA xã Thanh Tương đến lập biên bản tại lều của ông Hưng.
Trong thời gian từ ngày 4/3 đến 17/6, UBND xã Thanh Tương giải quyết theo vụ án tranh chấp dân sự, chị Vẻ không đồng tình vì theo chị vụ án có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Do vậy, chị làm đơn gửi lên CA huyện Na Hang để yêu cầu giải quyết theo Luật Hình sự. Trong quá trình chờ đợi các CQ chức năng vào cuộc giải quyết, thì đột nhiên, sáng 5/12/2010, con trâu bị mất trở về chuồng. Tại thời điểm con trâu về chuồng, chị Vẻ đã trình báo các CQ chức năng huyện Na Hang tới để lập biên bản xác nhận.
Quá trình xác nhận có đầy đủ 36 hộ dân lân cận và đại diện UBND xã Thanh Tương, trưởng thôn bản, sau đó, thống nhất giao con trâu cho gia đình chị Vẻ quản lý. (Thời điểm tháng 12/2010, UBND xã Thanh Tương cũng xử lý sung công một con trâu được coi là không xác định được chủ nhân).
Video đang HOT
Từ khi tìm được đường trở về với gia đình chị Vẻ, con trâu bị ốm, gia đình chị cũng gặp khó khăn, nên chị Vẻ đã báo cáo UBND xã Thanh Tương để có hướng giải quyết. Nhưng hơn 7 tháng sau, xã vẫn không có hướng giải quyết nên gia đình chị Vẻ đã bán con trâu để trang trải cuộc sống gia đình. Cũng từ đây mọi rắc rối đổ lên đầu gia đình chị Vẻ. Ông Quan Thanh Hưng đã khởi kiện chị Vẻ ra tòa án dân sự huyện Na Hang để đòi lại con trâu, mà ông Hưng cho rằng đáng ra nó phải thuộc về gia đình ông. Chị Vẻ từ chủ nhân của con trâu, lại trở thành bị đơn trong một vụ kiện được coi là hy hữu của xứ Tuyên.
Ai là kẻ trộm trâu?
Ngày 30/12/2011, TAND huyện Na Hang mở phiên sơ thẩm, xử thắng kiện đối với ông Quan Thanh Hưng và buộc chị Phạm Thị Vẻ phải bồi thường con trâu của gia đình chị đã bán và toàn bộ án phí. Điều khó hiểu là trong phiên tòa, các nhân chứng, trong đó có cả ông Phạm Ngọc Thuận, trưởng thôn Yên Thượng, đều đưa ra đầy đủ bằng chứng chứng minh con trâu đi lạc chính là của gia đình chị Vẻ, nhưng TAND huyện Na Hang lại bỏ qua tình tiết này? Không đồng ý với phán quyết trên, gia đình chị Vẻ làm đơn kháng cáo.
Tiếp đến, ngày 23/8/2012, TAND tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản và tiếp tục tuyên thắng kiện cho ông Hưng, buộc gia đình chị Vẻ phải bồi thường theo giá trị con trâu và các chi phí án. TAND tỉnh Tuyên Quang bác đơn kháng cáo của chị Vẻ, giữ nguyên quyết định của phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện Na Hang trước đó.
Theo LS Đàm Quốc Cường, Đoàn luật sư tỉnh Tuyên Quang: “Vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ, chúng tôi đã đề nghị hủy án sơ thẩm với nội dung: thời điểm tranh chấp có một con trâu khác đã được UBND xã Thanh Tương xử lý sung công vì không xác định được chủ. Do đó, UBND xã Thanh Tương là đơn vị có liên quan đến vụ kiện nhưng cấp sơ thẩm không đưa vào tham gia tố tụng là thiếu sót”.
Phía ông Quan Thanh Hưng và gia đình chị Phạm Thị Vẻ cũng đưa ra hàng loạt lý lẽ chứng minh con trâu trên là của gia đình mình, thông qua các biên bản thẩm định của đại diện Phòng Chăn nuôi thuộc Sở NN&PTNT. Thẩm định trên cơ sở đo vòng ngực của trâu, số răng, đặc điểm ngoại hình của trâu, qua đó ai cũng khẳng định con trâu là của nhà mình. Mặt khác, TAND tỉnh Tuyên Quang cho rằng, do 2 gia đình đều đã tiếp xúc với con trâu nên về tuổi trâu và các đặc điểm dấu vết trên con trâu không thể dùng làm căn cứ xác định con trâu là của bên gia đình nào.
Dù vậy, đa phần các nhân chứng trong phiên tòa khẳng định, con trâu mà hai gia đình đang tranh chấp chính là của nhà chị Vẻ. Nhiều nhân chứng bày tỏ sự ngán ngẩm khi tòa phán quyết chị Vẻ mất quyền sở hữu con trâu của gia đình mình, và người được cho rằng trộm trâu không những không bị xử lý về hành vi trộm cắp mà còn thắng kiện, được tiền bồi thường?
Lý do gia đình chị Phạm Thị Vẻ bị thua kiện được TAND tỉnh Tuyên Quang xác định, chị Vẻ tuy có con trâu bị mất nhưng không có đủ căn cứ để xác định con trâu đang tranh chấp là của gia đình chị. Bởi lẽ con trâu đang tranh chấp, gia đình chị Vẻ đem bán nhưng không cung cấp địa chỉ người mua để tòa xác minh?
Khi các nhân chứng chứng minh con trâu đang tranh chấp là của chị Vẻ, thì TAND tỉnh Tuyên Quang cho rằng thời điểm trên, con trâu vẫn đang thuộc quyền quản lý của gia đình ông Hưng? Hơn nữa, điều khó hiểu ở đây còn thể hiện, TAND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bác bỏ những ý kiến được coi là nhân chứng của vụ án, vì cho rằng khu bãi chăn thả của ông Hưng cách nhà chị Vẻ khoảng 10km. Để về đến nhà chị Vẻ thì không ai biết được con trâu đó như thế nào? Và việc chị Vẻ bán con trâu là định đoạt tài sản một cách trái pháp luật?
Vừa bị mất trâu vừa bị kiện đòi bồi thường, suốt thời gian theo kiện, gia đình chị Vẻ lâm vào điêu đứng. Gia đình đã nghèo, lại ốm đau bệnh tật nên nhiều lúc chị muốn buông xuôi cho xong chuyện, song vấn đề hiện nay là gia đình chị không biết chạy vạy nơi đâu để kiếm đủ 20 triệu, tiền đền trâu và các khoản chi phí cho các phiên tòa?
Ông Phạm Ngọc Thuận, trưởng thôn Yên Thượng cho biết: “Suốt thời gian chị Vẻ quản lý con trâu, do khó khăn về kinh tế, hơn nữa con trâu lại bị ốm chẳng thấy cơ quan nào đến giải quyết, nên gia đình chị cũng không biết làm thế nào. Bản thân tôi cũng như một số cán bộ thú y thôn từ thời điểm năm 2009 đã biết gia đình chị Vẻ có con trâu đực khoảng 3 năm tuổi. Xét về đặc điểm trâu và thói quen chăn dắt của gia đình, con trâu của đó chắc chắn là của gia đình chị”.
Theo xahoi
Thảm án làng "Vũ Đại" và lá bùa con rắn
Tròn 30 năm trước (1982) ở "làng Vũ Đại ngày ấy" (nay là Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) diễn ra một kỳ án chưa từng có.
Giữa một trưa hè oi ả, người chồng Trần Văn Sửu nhẫn tâm cầm dao giết chết vợ cùng hai đứa con dứt ruột đẻ ra rồi điên lọan mổ bụng moi ruột mình tự vẫn ngay trước mặt lực lượng dân quân xã.
Lại có thanh niên tràn đầy sức sống chết lạc trong vườn dứa chưa đầy một mẫu chỉ vì ăn trộm đúng vườn dứa bị bỏ bùa.
Hàng chục "kỳ án" như thế rơi vào bế tắc và không còn lời giải đáp chỉ đến khi người nhà phát hiện ra trong túi áo của người chết có những lá bùa vẽ hình con rắn nhỏ hay người biết rõ câu chuyện vườn dứa bị bỏ bùa tiết lộ.
Kỳ 1: Bốn con vịt, bốn mạng người
Chập choạng tối, sau bao nhiêu lần năn nỉ, cụ Trần Thị Toản, xóm 15, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam mới dẫn chúng tôi đến ngôi nhà của Trần Văn Sửu khi xưa. Bước qua nhưng con đường bê tông ngoằn nghèo đầy cỏ dại chúng tôi đến được một khu vườn âm u, kỳ dị. Lối vào ngôi nhà đã được bịt kín bằng những ngọn rào tre chỉ thấy ở quê. Để tiến vào ngôi nhà, anh em phải rẽ những vạt cây cỏ chuồn chuồn cao ngang bụng người. Dừng trước cửa nhà khoảng 5m, một đàn dơi hàng trăm con thấy động ùa ra trong đêm tối như mực.
Những tiếng đếm trong đêm
"Tôi là người biết cậu ấy từ nhỏ. Hôm cậu ấy và nhiều người xuất ngũ về quê, tôi là người tổ chức chị em đi đón (bà Toản nguyên là người phụ trách công tác phụ nữ xã những năm 1980- PV). Từ nhỏ đến lớn, cậu ấy hiền lành chăm chỉ lắm. Rồi cậu ấy tự nhiên giết vợ con rồi tự tử thì không ai dám tin. Căn nhà này đã bỏ hoang từ khi cả gia đình cậu ấy chết" - Câu chuyện về kỳ án năm xưa được bà Toản kể lại ngay tại ngôi nhà khiến cả người dẫn đi lẫn chúng tôi rùng mình ớn lạnh...
Năm 1979, Trần Văn Sửu vốn là một lực điền, 25 tuổi tròn. Lấy vợ được hai con thì Sửu được lệnh tổng động viên lên biên giới phía Bắc, đóng quân tại Vị Xuyên, Hà Giang. Đẹp trai, ăn nói dễ nghe, lại học hết cấp hai nên Sửu được chuyển sang đơn vị tuyên huấn và dân vận. Sau những đêm bám chốt, Sửu được phép xuống các bản làng để vận động thêm lương thực và vận đồng bà con góp sức cho những tuyến dân công. Trong những lần xuống bản, Sửu gặp một cô gái Thái tròn đôi mươi đẹp như đóa hoa rừng. Dù có vợ con nhưng Sửu không thể thờ ơ với vẻ đẹp ấy của cô gái. Gia đình cô gái cũng quý chàng trai chịu khó lại là người của quân đội nên hay giữ lại ăn cơm.
Chuyện gì đến cũng đến, Sửu và cô gái Thái đến với nhau một cách tự nhiên. Không ăn hỏi, không cưới xin, gia đình cô gái vẫn để cho Sửu qua lại nhà như con rể của mình. Có ân hận, ăn năn với vợ con quê nhà nhưng Sửu cũng chẹp miệng cho qua: Hết chiến tranh sẽ dứt hẳn cô gái Thái để về với vợ con cho tròn nghĩa vợ chồng.
Tình ấm được hơn năm. Trong một trận đánh giữ chốt, Sửu bị thương được chuyển hẳn về làm công tác hậu cần và cho giải ngũ. Khi hành trang đã chuẩn bị sẵn tất cả, Sửu xuống từ biệt gia đình và cô gái Thái để về với quê. Đêm cuối cùng Sửu mới nói thật với người "già nhân ngãi, non vợ chồng" rằng đã có vợ, hai con. "Có thể mình sẽ không gặp nhau nữa"- Sửu nói. Cô gái khóc òa lên lao vào lòng Sửu đau đớn: "Thì anh chỉ cần lên với em là được". Nhưng Sửu nói không thể vì như thế là quá có lỗi với người vợ ở quê.
Đang khóc, chợt cô gái Thái đứng phắt dậy, gạt nước mắt nói: "Anh đã cạn tình thì em chẳng có gì để nói. Một, hai, ba, bốn..."- Cô gái lẩm nhẩm đếm mà Sửu chẳng hiểu gì cả. Trong ánh sáng chập choạng, mặt cô gái hiện lên không còn trong trẻo nữa mà như phù thủy nanh ác. Tiếng đếm khiến Sửu rợn người. Cô gái vẫn tiếp lời: "Tiễn anh, nhà em làm 4 con vịt để đãi khách. Nếu anh còn nhớ đến em, lên với em thì thôi. Còn nếu không, sau này anh sẽ hối hận!". Nói xong, cô gái lao vụt vào rừng trong đêm tối.
Kẻ giết người: Lá bùa hình con rắn?
Nghe xong, Sửu nghĩ cô gái giận quá nên nói lung tung cũng chẳng nghĩ ngợi gì thêm rồi dọn đồ vào chiếc balô mà chính cô gái Thái khâu giúp. Sáng mai, anh phải lên đường về quê với vợ. Trên đường trở về, Sửu có kể cho một người đồng ngũ nghe. Người đồng ngũ hơn Sửu 8 tuổi, cùng quê nhưng có đã ở huyện vùng cao Vị Xuyên, Hà Giang gần 10 năm. Nghe chuyện cô gái nói với Sửu, anh giật mình: "Cô gái người Thái nói thể? Thôi chết, biết làm thế nào bây giờ?". Nghĩ người bạn đường lo cho cô gái, Sửu chỉ cười mà không kể gì thêm. Nào ngờ...
Đã 30 năm, nhưng vụ thảm án năm xưa liên quan đến bùa yêu vẫn ám ảnh người dân làng Vũ Đại.
"Về nhà sống với vợ, cậu Sửu vẫn giữ những tính cũ: Hiền lành, chịu khó, hay cười. Bẵng đi một năm sau, sau một trận ốm nhẹ, cậu ấy trở nên bẳn tính. Mắng vợ, chửi con suốt một ngày dài. Trưa hôm sau, tự nhiên ra quán mua rượu uống rồi lảm nhảm một mình, đôi mắt hằn lên những vằn đỏ. Đó là trưa ngày 21/8/1982"- Ông Trần Văn Giang, một người gần gũi với Trần Văn Sửu từ bé nhớ lại vụ thảm án năm xưa.
Về đến đầu ngõ, thấy vợ dóc mía ăn, đôi mắt vằn đỏ của Sửu như dại đi. Con dao từ tay vợ bị Sửu giằng lấy, đâm hai nhát vào bụng vợ. Đứa con nhỏ 4 tuổi cũng bị Sửu đâm một nhát. Hai mẹ con chết ngay. Chạy vào nhà, Sửu đi tìm đứa con lớn. Lúc này, cháu đang chơi bên hàng xóm nằm vòng tập đánh vần. Sửu ào sang, bế thốc con về rồi đâm chết luôn. Đến khi dân quân đến, Sửu đang nằm cạnh xác vợ con, từ từ cởi áo. Tiếng súng bắn chỉ thiên liên hồi không làm Sửu mảy may. Sửu đã tự rạch bụng mình, lần lấy ruột và cắt đứt. "Chỉ đến khi ấy, khuôn mặt dữ dằn của Sửu trong tích tắc trở nên hiền lành như xưa lại có vẻ thanh thản lắm" - ông Trần Văn Xuyên, hàng xóm của Sửu hiện là trưởng xóm 15, kể lại.
Trong đám tang cả nhà Sửu, người bạn đồng ngũ về cùng với Sửu cũng có mặt. Người bạn ấy chỉ lắc đầu thở dài. Theo lời ông trưởng thôn Trần Văn Xuyên, vụ thảm án diễn ra làm rung động toàn miền Bắc lúc bấy giờ. "Sau đó các cơ quan pháp y và điều tra vào cuộc nhưng không tìm được manh mối gì của vụ ván nên khép lại. Động cơ của Sửu giết vợ, con và tự sát lại càng mù mờ" - ông Xuyên nói.
Nhưng có một chi tiết khiến nhiều người làng Vũ đại đồn đoán: Sau đám tang 3 ngày, khi dọn dẹp đồ vật, người nhà Sửu phát hiện một cái túi nhỏ, khâu rất khéo dưới đáy balô của Sửu: Một lá bùa nhỏ bằng hai ngón tay có hình con rắn đang há miệng. "Tìm gặp hỏi lại người bạn cậu Sửu, người nhà mới biết được câu chuyện cậu Sửu với cô gái Thái kia. Người bạn ấy cũng nói Sửu đã phụ tình và bị đánh bùa. Bùa yêu hay gì đó. Cô gái đếm đến 4 cũng tương đương với 4 mạng người nhà cậu Sửu. Người nhà cậu Sửu mới tá hỏa lên nhưng muộn mất rồi" - bà Trần Thị Toản nói.
(Còn nữa)
Theo 24h
Kiện chồng đòi bồi thường gần 1 tỉ đồng Do mâu thuẫn với chồng, Lê Thị Mộng Hoài (17 tuổi, trú tổ 23, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) bồng con về nhà cha mẹ ruột và kiện chồng đã "quan hệ" khiến mình có thai khi chưa đủ 16 tuổi, đồng thời đòi bồi thường gần 1 tỉ đồng. TAND Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng chiều 20.9 tuyên phạt Đinh Trần...