Án giao thông: Xử sao cũng được!
Áp dụng căn cứ pháp luật chưa đúng, hình phạt tuyên không tương xứng, lạm dụng tình tiết giảm nhẹ để xử mức án dưới khung, cho hưởng án treo, thậm chí miễn truy cứu trách nhiệm hình sự… khiến dư luận hoài nghi về việc “đa kim ngân phá luật lệ” khi xử án tai nạn giao thông.
Việc VKSND TP Đà Lạt ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Mai Nam Dương – nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, lái ô tô tông chết 1 người và làm bị thương 3 người – đã gây bức xúc trong dư luận. Lý do miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án được VKSND diễn giải là vì ông Dương đã tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường cho các nạn nhân, được người bị hại bãi nại.
Người ngồi tù, kẻ hưởng án treo
Từ quyết định mà nhiều chuyên gia pháp lý nhận định là sai luật này, đối chiếu với một số vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đã xét xử, có thể nhận ra dù điều 202 Bộ Luật Hình sự (BLHS) có các quy định cụ thể, rõ ràng nhưng khi vận dụng vào thực tiễn, các cơ quan tố tụng mỗi nơi xử một kiểu.
Hiện trường vụ ông Mai Nam Dương lái ô tô gây tai nạn làm 4 người thương vong Ảnh: CAO NGUYÊN
Ngày 19/11, TAND TP HCM xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo và đại diện người bị hại, giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm tù cho Bùi Minh Vũ.
Trước đó, chiều 4/11/2012, sau khi uống rượu, Vũ chở bạn là anh Võ Minh Thành từ huyện Bình Chánh, TP HCM về Long An. Đến đoạn đường vắng, Vũ lấn trái dẫn đến va quệt với xe máy chạy ngược chiều. Anh Thành té xuống tử vong, Vũ bị thương 36%. Sau tai nạn, Vũ chạy vạy được 35 triệu đồng bồi thường cho gia đình Thành.
Video đang HOT
Tháng 9/2013, TAND huyện Bình Chánh xử phạt Vũ 3 năm tù. Vũ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì phải nuôi mẹ già bị bệnh và bà ngoại. Vợ anh Thành, đại diện hợp pháp của người bị hại, cũng kháng cáo xin cho Vũ được hưởng án treo để có thể đi làm, phụ giúp nuôi 2 con còn nhỏ của Thành, như từ sau khi ra viện Vũ đã làm.
Tuy nhiên, theo HĐXX cấp phúc thẩm, TAND Tối cao đã có văn bản hướng dẫn những trường hợp gây tai nạn giao thông ( TNGT) dẫn đến chết người thì không được cho hưởng án treo. Vì thế, HĐXX chỉ có thể giảm cho Vũ 1 năm tù.
Trong một vụ TNGT khác, Lê Chính Tín bị TAND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, ngày 22/8 xử phạt 2 năm tù do không có giấy phép lái xe, thiếu quan sát khi rẽ trái, để yếm chắn gió phía trước bên phải xe máy đụng vào một người qua đường – nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Vụ TNGT khiến nạn nhân chết do chấn thương sọ não.
Đáng nói là nhiều vụ gây TNGT chết người, dù phía bị hại không có lỗi, bị cáo vẫn được hưởng án treo với lý do ăn năn hối lỗi, khắc phục hậu quả, gia đình nạn nhân có đơn bãi nại… Điển hình là vụ Đinh Quang Duy (SN 1983) uống rượu bia khi điều khiển xe, lái ô tô thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ nên tông chết công nhân vệ sinh rồi bỏ chạy, cho đến khi người đi đường đuổi theo chặn đầu xe mới dừng lại.
Ngày 12/11, xét xử sơ thẩm, VKSND quận 1, TP HCM đề nghị xử phạt Duy 12-18 tháng tù cho hưởng án treo. TAND quận 1 đã tuyên phạt bị cáo này 18 tháng tù cho hưởng án treo. Mới đây, VKSND quận 1 lại có quyết định kháng nghị theo hướng tăng hình phạt với lý do khi xét xử sơ thẩm, TAND chưa xem xét kỹ các chứng cứ cũng như những tình tiết tăng nặng trong vụ án, khiến dư luận không thể hiểu nổi!
Trước đó, ngày 19/6, TAND huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên xử sơ thẩm cũng tuyên phạt Hồ Như Nam 15 tháng tù cho hưởng án treo. Nam là người điều khiển ô tô gây tai nạn với 1 người đi bộ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tương tự là trường hợp Phạm Xuân Thủy điều khiển ô tô 7 chỗ tránh vượt xe tải không bảo đảm an toàn tông chết 2 nữ sinh, dù TAND TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo nhưng vẫn xử Thủy 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Nặng – nhẹ tùy tòa
Cuối năm 2012, Mai Bình điều khiển xe máy lấn sang bên trái để vượt ô tô chạy cùng chiều khi đi qua đoạn đường vòng, dốc rồi tông vào 1 xe máy chạy ngược chiều khiến 1 người chết ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Dù Bình từng có tiền sự, tiền án 2 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng, TAND huyện Sơn Hòa cũng chỉ xử phạt bị cáo này 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Sau đó, VKSND tỉnh Phú Yên kháng nghị, nhận định việc cho Bình hưởng án treo là không đúng quy định tại điều 60 BLHS và Nghị quyết 01/2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Ngày 1/8, TAND tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm đã tuyên phạt Bình 9 tháng tù giam.
Nhiều vụ TNGT được đưa ra xét xử thời gian qua cho thấy việc tuyên phạt bị cáo mức án nặng hay nhẹ là tùy mỗi tòa. Ngày 7/3, Cao Huy Hoàng lái xe tải chuyển hướng sang làn đường dành cho ô tô con, xe máy và xe thô sơ để vượt, dẫn đến va chạm với xe máy của 2 nữ sinh viên đi cùng chiều phía trước khiến cả 2 tử vong. TAND quận Hải An, TP Hải Phòng ngày 9/8 tuyên phạt Hoàng 3 năm tù.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Minh (ngụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) sử dụng giấy phép lái xe giả, điều khiển xe tải thiếu quan sát, đi không đúng phần đường gây TNGT làm chết 1 cháu nhỏ. VKSND huyện Hoài Nhơn đề nghị 12-15 tháng tù nhưng TAND huyện chỉ xử phạt Minh 9 tháng tù. Thế nhưng, cũng tại Hoài Nhơn, Nguyễn Tiến Vinh điều khiển xe đi không đúng phần đường tông chết 1 người, làm bị thương 1 người lại bị TAND huyện này xử phạt đến 7 năm tù. Sau khi Vinh kháng cáo, tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo này còn 3 năm tù.
Cũng gây TNGT làm chết 1 người nhưng Phạm Tiến Vinh (ngụ Hải Phòng) lại bị xử đến 4 năm tù. Không có giấy phép lái xe, Vinh điều khiển xe máy chở 2 người. Trên đường, gặp một xe khác chạy từ phía sau vượt lên bên phải, Vinh đánh tay lái sang trái để tránh nhưng do phóng nhanh, không làm chủ tốc độ nên va chạm với xe máy chạy ngược lại khiến 1 người đi cùng tử vong. Mới đây, ngày 27/11, TAND TP Hải Phòng xét xử phúc thẩm cũng tuyên y án Vinh 4 năm tù…
Áp dụng sai luật, phải chịu trách nhiệm Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn Luật sư TP HCM, thực tế gần đây cho thấy loại tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. “Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. BLHS cũng đã quy định rõ về tội phạm, án treo, miễn trách nhiệm hình sự… Các cơ quan và những người tiến hành tố tụng phải tuân thủ tuyệt đối. Trong quá trình xử lý vụ án hình sự, người áp dụng sai pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – ông Trạch cho biết. Về việc VKSND TP Đà Lạt ra quyết định đình chỉ vụ án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam Dương, ông Trạch cho rằng vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự, gây mất niềm tin của người dân vào pháp luật và chính quyền. Theo ông, người ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. K.Miên
Theo Tố Trâm
Giành con trước tòa
Theo tòa, con cái không phải là tài sản riêng của ai nên sau khi ly hôn, vợ chồng không nên cố giành riêng cho mình khiến chúng thêm thiệt thòi, tổn thương.
ảnh minh họa
Chị Linh rưng rưng nước mắt khi nghe tòa hỏi lý do đòi thay đổi quyền trực tiếp chăm sóc con. Ngược dòng thời gian, chị kể hai vợ chồng có một con chung là bé trai sinh năm 2011. 6 tháng trước, vợ chồng chị ra tòa thuận tình ly hôn và thỏa thuận giao con cho chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chị không cần cấp dưỡng nhưng được lui tới thăm nom.
Theo thỏa thuận, chị sẽ chăm sóc con từ thứ hai đến thứ năm trong tuần, những ngày còn lại là anh. Nhưng thực tế anh chỉ cho chị đến thăm và đưa con về nhà ngày chủ nhật. Sau đó, gia đình bên nội ngăn cản không cho chị thăm con nên chị khởi kiện ra TAND huyện Bình Chánh (TP HCM) để yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Xử sơ thẩm, tòa Bình Chánh đã chấp nhận yêu cầu của chị. Nhưng rồi anh kháng cáo, cho rằng điều kiện, môi trường sống bên nhà chị phức tạp, không tốt cho sự phát triển của con. Từ nhỏ, ông bà nội đã chăm sóc cháu, chị bỏ con đi khi nó chưa đầy hai tuổi và không có công việc ổn định. Tại phiên phúc thẩm, anh nói chị không có trách nhiệm trong chăm sóc con cái. Khi con bệnh, chị không đến thăm mà chỉ nhắn tin, gọi điện thoại.
Ngược lại, chị ấm ức nói mình không bỏ con, khi ra khỏi nhà chị muốn đem con theo nhưng không được chấp thuận. Giờ chị thấy con ngày càng ốm nên xót. Nay chị sống cùng mẹ và có điều kiện nên muốn được trực tiếp chăm sóc con. Theo chị, con nhỏ không thể không gần mẹ, trước vì thương cha chồng dành tình cảm quá nhiều cho cháu nội nên mới giao con cho anh nuôi. Hiện chị phụ mẹ bán được cho 5 triệu đồng một tháng, có tiền gửi ngân hàng có lãi, nhà đủ sức nuôi con. Mẹ chị có mình chị là con gái và chỉ có con chị là cháu duy nhất.
Đối đáp, anh nói bên nhà chị phức tạp, cờ bạc ăn nhậu, chị không đi làm, chỉ phụ giúp mẹ thì lấy đâu ra thu nhập nuôi con. Hơn nữa, nhà chị mua bán vào buổi tối, không thích hợp để chăm con. Chị khai không cho thăm con là không đúng. Tối chị muốn gặp, anh vẫn chở con ra cà phê cho gặp. Chị nói đón con, bà nội chuẩn bị quần áo cho cháu.
Cứ thế, đôi bên nói qua nói lại. Nghe họ tố nhau, vị thẩm phán ôn tồn phân tích rằng con cái không phải là tài sản riêng của ai. Xưa đôi bên vì yêu nhau mới đến với nhau, nay không may phải chia tay, ít nhiều khiến đứa trẻ bị thiệt thòi. Vì thế, cả hai không nên ích kỷ cố giữ riêng con cho mình khiến đứa bé càng thêm tổn thương. "Người mẹ mang nặng đẻ đau mà không cho đến thăm nom, đưa về nhà chăm sóc là không hợp lẽ. Đã chia tay thì nên coi nhau như bạn tốt để chăm sóc con, không nên khoét sâu thêm hố ngăn cách tình cảm của con trẻ...", tòa phân tích.
Cuối cùng, do điều kiện chăm sóc hai bên như nhau trong khi cháu bé còn nhỏ nên tòa giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo Pháp luật TP HCM
Tài xế taxi bị tố cướp tài sản trị giá 80 triệu đồng của khách Sau khi mang toàn bộ hành lý và tài sản lên xe taxi nhưng nhóm bạn vẫn chưa ra, anh Thành đã vào nhà gọi thì bên ngoài tài xế đã lái chiếc taxi đi mất cùng số tài sản trị giá gần 80 triệu đồng. Ngày 15/11, công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM cho biết đã nhận được đơn...