An Giang nhắc trường học chuyện chào cờ và an ninh trật tự
Ngày 05/9, Sở giáo dục An Giang đã ban hành Công văn về việc “Chấn chỉnh việc tổ chức Lễ Chào cờ Tổ quốc, an ninh trật tự trường học văn hóa trong học đường.
Ngày 05/9/2018, Sở giáo dục và Đào tạo An Giang đã ban hành Công văn số 1530/ SGDĐT-CTTT về việc “ Chấn chỉnh việc tổ chức Lễ Chào cờ Tổ quốc, an ninh trật tự trường học và xây dựng môi trường văn hóa trong học đường” đến toàn thể các đơn vị trường học trong tỉnh.
Buổi lễ chào cờ Tổ quốc của các em học sinh (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Nội dung Công văn yêu cầu:
1. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thông qua việc nghiêm túc thực hiện Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng với các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành và địa phương.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác và thường xuyên của cơ quan, đơn vị trường học; trước hết là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Đoàn viên và Đội viên.
Video đang HOT
2. Rà soát, củng cố việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học, quan tâm, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị thực hiện tốt công tác nêu gương trước học sinh, có hành vi giao tiếp, ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường sư phạm và sử dụng mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi, phát ngôn vi phạm đạo đức nhà giáo và pháp luật Việt Nam (Luật Trẻ em, Luật viên chức, Luật An toàn giao thông…).
3. Có biện pháp giáo dục, uốn nắn học sinh thực hiện tốt nền nếp, nội quy trường, lớp phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em; kịp thời nhắc nhở, phê bình những hành vi kém văn hóa, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống của người Việt Nam; xây dựng tốt môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, lành mạnh.
Kiểm tra, làm mới các khẩu hiệu tuyên truyền, góc tuyên truyền trong trường học; đảm bảo nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với mỗi cấp học, điều kiện cụ thể của các vùng miền.
Hệ thống khẩu hiệu vừa phải chuyển tải được các giá trị cần lưu truyền đến thế hệ sau, đồng thời cũng là lời hiệu triệu để mọi thành viên trong nhà trường suy ngẫm và cố gắng phấn đấu trong học tập và công tác để góp phần hoàn thiện bản thân và phát triển nhà trường.
Khẩu hiệu trong nhà trường cần có nội dung ngắn gọn, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, định hướng hành động cho các đối tượng; đam bao tinh giao duc, tinh thưc tiên, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực, ấn tượng; tinh truyên thông và hội nhập; tính thẩm mĩ.
Lưu ý: Ngôn ngữ trình bày trên các khẩu hiệu là ngôn ngữ chính thống dùng trong nhà trường, không sử dụng từ địa phương, từ lóng, cần thể hiện sự trong sáng của Tiếng Việt; có thể sử dụng song ngữ trong một số trường hợp cụ thể nhưng tiếng Việt phải đặt trước các ngôn ngữ khác.
4. Tăng cường các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả và chất lượng, tránh việc tổ chức tràn lan, thiếu trọng tâm và hình thức, gây tốn kém, lãng phí; dạy học sinh thuộc các lời bài hát: Quốc ca, Đoàn ca, Đội ca; thực hiện tư thế nghiêm trang khi tham gia các buổi lễ chào cờ Tổ quốc và các buổi lễ trang trọng khác.
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trường học trong việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng, đúng quy định, tránh chồng chéo các hoạt động trong đơn vị.
5. Các cơ sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo thống nhất việc tổ chức Lễ Chào cờ Tổ quốc vào ngày đầu tuần (chào cờ và hát Quốc ca); tổ chức cho toàn trường hát Quốc ca trên nền nhạc không lời (riêng đối với cấp Tiểu học, hát Quốc ca trên nền nhạc có lời; tùy điều kiện của mỗi trường Tiểu học và Trung học cơ sở, có thể sử dụng Đội trống đánh trống Chào cờ).
Nội dung sinh hoạt dưới cờ cho toàn trường vào ngày đầu tuần cần tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục mang tính trọng tâm, trọng điểm cho học sinh; tạo hứng thú, phấn khởi cho tập thể giáo viên và học sinh trong ngày đầu tuần đến trường;
Hạn chế dùng ngôn từ gay gắt, các hành vi trách phạt học sinh hay tập thể lớp trước đám đông; biện pháp giáo dục cần linh hoạt, tinh tế, thuyết phục, phù hợp tâm lý lứa tuổi;
Tăng cường các hoạt động tuyên dương, khen thưởng, nêu gương Người tốt – Việc tốt; kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, các câu chuyện giáo dục về tình cảm gia đình, lễ nghĩa thầy trò, tinh thần vượt khó, khát vọng vươn lên trong cuộc sống,…
6. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo công tác an ninh trật tự trường học, công tác tự kiểm tra, giám sát; nâng cao ý thức về các hoạt động hợp pháp góp phần bảo vệ tốt công tác chính trị nội bộ tại đơn vị và địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp dụ dỗ, lôi kéo cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và các trường hợp không thông tin báo cáo về cấp quản lý theo qui định.
Công văn yêu cầu các thủ trưởng đơn vị thực hiện đúng nội dung chỉ đạo của Sở.
Theo giaoduc.net.vn
Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh khi đi tham quan
Bảo đảm an toàn cho học sinh trong dịp nghỉ kết thúc học kỳ I năm học 2017-2018 và nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, ngày 22-12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và các trường học trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường học.
ảnh minh họa
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhất là việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chức trong nhà trường để theo dõi, quản lý học sinh; phát hiện kịp thời những diễn biến xấu có nguy cơ làm mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn trong và ngoài nhà trường; phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và công an địa phương có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đặc biệt khi tổ chức các hoạt động vui chơi và hoạt động ngoại khóa.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý các đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại phải có kế hoạch cụ thể, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; tổ chức hiệu quả và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh.
Một yêu cầu quan trọng nữa của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường trong dịp này là tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường; tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng pháo. Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm trước giám đốc sở giáo dục và đào tạo nếu để xảy ra tình trạng tàng trữ, sử dụng các loại pháo trái phép trong trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường thực hiện nghiêm túc lịch trực lãnh đạo trong tất cả các ngày trong tuần; phối hợp với cơ quan chức năng kịp thời giải quyết dứt điểm những vụ việc gây mất trật tự, an ninh, an toàn trường học.
Theo Tinmoi24.vn
Đời đi học của các 'cậu ấm, cô chiêu' tại ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới Institut Le Rosey là một trong những trường học lâu đời nhất thế giới, học phí một năm tại đây lên đến hơn 2,5 tỷ đồng (100.000 Euro). Institut Le Rosey là ngôi trường liên cấp có lịch sử lâu đời, toạ lạc ở một khu du lịch trượt tuyết tại Thuỵ Sĩ. Ngôi trường còn được mệnh danh là "Trường học của...