Ăn đúng thực phẩm để “nguyệt san” dễ chịu hơn
Ăn đúng thực phẩm vào đúng từng giai đoạn của “ nguyệt san”, bạn sẽ không còn cảm thấy nó là “cơn ác mộng nữa”
Từ ngày 1-5
Trong thời gian này, bạn rất nhạy cảm về mặt cảm xúc. Do đó hãy ăn những thực phẩm giàu magie (như cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt) và những thực phẩm giàu axit béo omega-3 (như cá hồi, cá mòi, quả óc chó) bởi chúng sẽ giúp bạn ổn định về mặt tâm lý.
Từ ngày 6-13
Lượng hormone tăng giúp bảo vệ bạn khỏi stress, từ đó khiến bạn ăn uống ngon miệng hơn. Đây là thời điểm nên ăn nhiều hoa quả và rau củ.
Từ ngày 14-17
Tất cả các giác quan của bạn đều được tăng cường bao gồm cả vị giác. Hãy nuông chiều mình bằng những thực phẩm cao cấp hơn một chút như bò bít tết, tôm hùm, phó mát và rượu vang loại ngon.
Video đang HOT
Từ ngày 18-23
Khi lượng progesterone tăng, ruột sẽ hoạt động kém hơn. Các món ăn giàu chất xơ như gạo lức, lúa mạch và rau sẽ giúp bạn không bị táo bón đồng thời dồi dào năng lượng và tràn đầy sức sống.
Từ ngày 24-28
Để đối phó với các triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn cần phải bổ sung những thực phẩm có tác dụng xoa dịu cơn đau như khoai lang, chuối, sữa chua… Ngoài ra, nhớ kết hợp ăn cacbonhydrat với protein để ổn định lượng đường trong máu. Kem là sự lựa chọn tuyệt vời nhất vì nó gây no và không có hại.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo Dw)
4 biện pháp giảm tình trạng chuột rút và đau bụng khi "đèn đỏ"
Không hiểu tại sao, tháng nào khi "đèn đỏ" đến, bạn cũng bị đau bụng hoặc thậm chí chuột rút đau đớn và khó chịu. Điều này có thể làm gián đoạn cuộc sống thường ngày và bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để thực hiện các hoạt động thường xuyên.
Có hơn một nửa số XX bị đau bụng và chuột rút trong thời kỳ đèn đỏ mỗi tháng
Hiệp hội Sản khoa Mỹ cho biết có hơn một nửa số XX bị đau bụng và chuột rút trong thời kỳ "đèn đỏ" mỗi tháng. Hầu hết các bạn gái thường tự an ủi mình phải gắng chịu đựng trong thời kỳ này. Nhưng với những biện pháp sau, XX có thể quản lý phần nào các triệu chứng khó chịu và làm cho chúng giảm thiểu. Song nếu cơn đau bụng hoặc chuột rút vẫn nặng nề thì bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề y tế nghiêm trọng nhá.
Thêm nhiệt và sự ấm cúng cho cơ thể
Bạn có thể thư giãn ngâm mình trong một bồn tắm ấm hoặc đặt một túi chườm nóng trên phần bụng dưới của bạn thường xuyên để có thể giảm đau hiệu quả. Đây là những biện pháp chữa khó chịu cho nguyệt san mà không cần theo toa.
Đặt một túi chườm nóng trên phần bụng dưới của bạn để có thể giảm đau hiệu quả
Hãy chắc chắn rằng bạn không ngủ thiếp khi đang chườm túi chườm nóng vì các miếng đệm nóng có thể đốt cháy da bụng của bạn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho rằng uống nước nóng cũng giúp làm dịu cơn đau.
Thay đổi chế độ ăn uống đặc biệt
Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn trong thời kỳ "đèn đỏ" có thể làm giảm tình trạng chuột rút và đầy hơi khó chịu ở bạn đấy.
Bạn nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì phải sở hữu chiếc bụng no kềnh sau mỗi bữa ăn chính để giảm khó chịu cho bụng. Ngoài ra, chắc chắn rằng bạn nhận được rất nhiều carbohydrates bằng cách ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc...
Hạn chế tiêu thụ rượu, cà phê, muối và đường trong chu kỳ đèn đỏ. Bên cạnh đó bổ sung thêm canxi, magiê và vitamin B6 vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm tình trạng chuột rút.
Áp dụng những biện pháp thư giãn
Ngay cả khi không có nhiều thời gian, bạn cũng đừng quá "mèo lười" mà không kết thân với những biện pháp giúp thư giãn cơ thể như: Yoga, ngồi thiền, xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu nhé. Đây là những biện pháp có thể giúp bạn đối phó với những cơn đau đớn trong chu kỳ nguyệt san, mặc dù nó không giúp ngăn ngừa hoặc điều trị dứt điểm cơn đau đớn.
Kết thân với những biện pháp giúp thư giãn cơ thể như: Yoga, ngồi thiền, xoa bóp...
Hãy nhẹ nhàng massage bụng dưới của bạn và kết hợp với các hoạt động thư giãn khác bao gồm tập thể dục để giảm đau nhiều trong chu kỳ nguyệt san.
Nhiều nghiên cứu còn thấy, tập thể dục aerobic, bơi lội hoặc chạy bộ có thể tạo ra các hoá chất mà từ đó làm giảm các vùng bị đau trên cơ thể.
Sử dụng thuốc nếu quá đau đớn
Khi quá đau đớn và đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không làm bạn dễ chịu và giảm đau đi nhiều thì bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc naproxen để giúp làm giảm sản xuất prostaglandin trong cơ thể, từ đó giúp giảm mức độ đau đớn cho bạn.
Để hạn chế và quản lý những cơn đau tối ưu, bạn nên bắt đầu uống thuốc lúc bắt đầu chu kỳ nguyệt san vì những loại thuốc này thường mất tác dụng giảm đau trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để tránh sử dụng thuốc quá liều.
Nếu bạn bị đau bụng và chuột rút nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn sử dụng thuốc tránh thai kích thích tố để kiểm soát những cơn đau do chuột rút. Tuy nhiên, dù cách nào thì cách, vẫn phải theo đúng chỉ thị của bác sỹ bạn nhé!
Theo PLXH
Tường tận từng giai đoạn của "nguyệt san" Ngày 14-15: Khả năng mang thai lớn. Tốt: Khả năng ân ái của bạn ở mức cao nhất trong mấy ngày quanh thời điểm rụng trứng. Không tốt: Cẩn thận khi chơi thể thao. Ngày 1-5: Những ngày "đèn đỏ" Tốt: Điều tồi tệ nhất của triệu chứng tiền kinh nguyệt đã qua. Lượng estrogen và progesterone giảm và một số triệu chứng,...