Ăn đúng cách để sữa chua phát huy tác dụng
Sữa chua là một sản phẩm làm từ sữa rất giàu dinh dưỡng.
Sữa chua không chỉ giữ lại tất cả những lợi ích của sữa, mà một số đặc điểm dinh dưỡng đã được điều chỉnh cho phù hợp và dễ hấp thu với cơ thể con người.
Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
Vì vậy, có thể xem sữa chua là một “vắc-xin tự nhiên” giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày…
Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hóa được đường lactoza trong sữa dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng, vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Tuyệt đối không ăn sữa chua khi đang uống kháng sinh.
Trong sưa chua co nhiêu vi khuân co lơi cho đương ruôt.
Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da, giúp da mịn màng, tươi trẻ.
Khi ăn sữa chua cần lưu ý các điều sau đây:
Video đang HOT
Nên sử dụng khoảng 2 hộp sữa chua hàng ngày, sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ.
Không ăn sữa chua lúc đoi bụng vi khi đo độ chua của dịch dạ dày cao sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày có thể ăn tạm ít hoa quả hoăc bánh quy… sau đó mới ăn sữa chua. Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh 10 phút rồi mới ăn. Tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ chết các vi khuẩn có ích trong sữa.
Người tiểu đường, người dư cân chỉ ăn sữa chua không đường. Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại, làm hỏng men răng.
Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axít nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ khỏi tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.
Khi lạm dụng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột.
Nhưng việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải trong khi dùng kháng sinh, vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ đối nhau.
Trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.
Những cách ăn sữa chua sai trầm trọng mà nhiều người hay mắc phải
Sữa chua là một món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ vì đây là món ăn ngon mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn sữa chua đúng và hiệu quả nhất. Vậy, những ai không nên ăn sữa chua? Và nên ăn sữa chua như thế nào?
Sữa chua là món ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi nên được nhiều chị em nội trợ lựa chọn cho gia đình mình. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, các muối khoáng và vitamin.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, dù tốt như vậy nhưng khi sử dụng, bạn cũng cần biết cách ăn sữa chua một cách hợp lý để không gây hại cho sức khỏe.
Phối hợp sữa chua với mọi loại thức ăn
Đây chính là sai lầm cực lớn khi ăn sữa chua bởi nếu bạn kết hợp sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích thì sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Nguyên nhân là bởi axit sunphurơ H2S03 trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên một chất gây ung thư.
Ăn sữa chua để giảm cân
Trên thực tế ăn sữa chua không hề giúp giảm cân. Lợi ích mà sữa chua mang lại cho những người đang muốn giảm cân là tạo ra cảm giác no bụng, nhờ đó có thể giảm bớt lượng thức ăn trong bữa ăn sau đó. Thế nhưng năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều thì cân nặng chẳng những không giảm mà còn tăng.
Tưởng rằng ai cũng có ăn sữa chua
Sữa chua hỗ trợ cho tiêu hóa, điều tiết sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, làm đẹp da. Tuy nhiên, sữa chua không thích hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với những người bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Những người bị tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, viêm tụy cũng không nên ăn sữa chua có đường và chất béo, vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua, bởi hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày chưa hoàn hảo, acid dạ dày hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua.
Ăn sữa chua lúc đói
Khi đói, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là bởi tính axit trong dạ dày càng dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua.
Vì thế tốt nhất bạn nên ăn sữa chua khoảng 2 giờ sau bữa ăn, bởi đây là lúc dịch dạ dày đã được pha loãng, độ PH trong dạ dày cũng thích hợp cho vi khuẩn sữa sinh sôi.
Nghĩ rằng sữa chua tốt hơn sữa
Nhiều người tin rằng sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Những trên thực tế, sự khác biệt giữa hai loại sữa này không phải là rất lớn.
Ăn bao nhiêu cũng được
Môt sô người đặc biệt thích sữa chua, nhưng nêu ăn it thi tôt, còn ăn nhiêu thi co thê dân đên tăng cân.
Hơn nữa, ăn quá nhiều sữa chua khiến các axit dịch vị tăng quá mức gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và các enzym tiêu hóa. Tình trạng dư thừa axit dạ dày còn khiến bạn lanh bung, cồn cào, đầy bụng.
Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua đem lại đối với sức khỏe Mỗi ngày, chúng ta ăn một hộp sữa chua rất tốt cho sức khỏe bởi sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magiê, vitamin B2 và vitamin B12. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn....