Ấn Độ xây “tường chắn dưới đáy biển” để chặn tàu ngầm Trung Quốc?
Ấn Độ dường như có kế hoạch xây dựng “bức tường chắn dưới đáy biển” bằng cách lắp đặt các hệ thống cảm biến giám sát ở Vịnh Bengal trong nỗ lực hợp tác với Mỹ, Nhật để ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc.
Truyền thông Ấn Độ gần đây đưa tin, New Delhi đang tích cực chuẩn bị thực hiện các dự án hợp tác chung với Nhật Bản và Mỹ để phòng thủ không gian ven biển, bao gồm việc lắp đặt một loạt các cảm biến giám sát âm thanh (SOSUS) ở các vùng biển gần của nước này.
Prasun Sengupta, một tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Ấn Độ gần đây đưa tin, New Delhi dường như đang cân nhắc chấp nhận sự hỗ trợ của Nhật Bản để xây dựng một “bức tường chắn dưới đáy biển” dựa trên các cảm biến giám sát âm thanh.
“Bức tường” sẽ trải dài từ mũi Sumatra tới Indira Point ở vịnh Bengal nhằm ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc có ý định tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Ấn Độ được cho là đang rục rịch xây dựng “bức tường chắn dưới đáy biển” để ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Prasun Sengupta, bên cạnh việc cung cấp tài chính giúp Ấn Độ nâng cấp các căn cứ không quân và hải quân cũng như xây dựng các trạm tình báo điện tử mới dọc chuỗi đảo Andaman và Nicobar, Tokyo còn có kế hoạch tài trợ tiền để New Delhi xây dựng hệ thống đường cáp quang dưới đáy biển từ Chennai tới Port Blair.
Sau khi hoàn thành, hệ thống trên có thể kết nối với mạng lưới sonar trinh sát chống ngầm “Lưỡi câu – Fish Hook” SOSUS của Mỹ và Nhật Bản. Mạng lưới này được Hải quân Mỹ và Nhật Bản vận hành để theo dõi hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Kể từ đầu những năm 2000, Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã bắt đầu thiết lập một chuỗi các mạng lưới cố định để theo dõi hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Theo đó, “Phòng tuyến phòng vệ dưới nước Lưỡi câu” được hình thành vào đầu năm 2005, trải dài từ Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á với các nút trọng điểm ở Okinawa, Guam, và Đài Loan.
New Delhi đã quyết định đẩy mạnh các kế hoạch tăng cường phòng thủ ở các vùng biển gần nhằm củng cố vai trò của họ ở Ấn Độ Dương.
Mặc dù chính phủ Ấn Độ chưa chính thức xác nhận các thông tin trên, tuy nhiên, giới phân tích bình luận, các kế hoạch chống truy cập khu vực A2/AD của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á có thể trở thành động lực để Ấn Độ củng cố ảnh hưởng ở vịnh Bengal.
Ngoài ra, trước đó, trong một bài báo hồi tháng trước, Lyle Goldstein, một chuyên gia Trung Quốc nổi tiếng tuyên bố Bắc Kinh đang trong quá trình xây dựng “Bức tường lớn” dưới đáy biển Đông bằng cách lắp đặt các cảm biến âm thanh để nhận diện và phát hiện tàu ngầm Mỹ. Chiến lược trên của Trung Quốc được cho là cũng có thể thúc đẩy Ấn Độ theo đuổi một dự án tương tự ở vùng duyên hải Nam Á.
Theo Danviet
Công ty Trung Quốc đề xuất lập 'Vạn Lý Trường Thành' ngầm ở Biển Đông
Một trong những tập đoàn đóng tàu lớn nhất Trung Quốc đề xuất thiết lập mạng lưới cảm biến dưới biển để phát hiện tàu ngầm Nga, Mỹ, tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Tàu ngầm Trung Quốc trong một chuyến tuần tra. Ảnh: Reuters
Theo trang tin IHS Jane's Defence Weekly, Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc, một trong hai tập đoàn đóng tàu lớn nhất nước này do nhà nước quản lý, hé lộ chi tiết về "Dự án Vạn lý Trường Thành dưới biển" tại gian hàng của công ty ở một triển lãm Trung Quốc cuối năm ngoái. Bản mô tả về công nghệ đề xuất được một quan chức chính phủ cung cấp cho trang tin.
"Vạn lý Trường thành dưới nước" là việc lập mạng lưới cảm biến tàu dưới bề mặt, có thể làm suy giảm đáng kể lợi thế tác chiến dưới biển của tàu ngầm Nga, Mỹ, đóng góp cho năng lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông trong tương lai, trang tin viết.
Nếu hệ thống được tập đoàn thiết lập, nó có thể được hải quân Trung Quốc mua. Tập đoàn đang đề xuất về việc chế tạo phiên bản cải tiến của Trung Quốc của Hệ thống Trinh sát Thủy âm từng đem lại lợi thế đáng kể cho Mỹ khi chống tàu ngầm Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Biển Đông. Mỹ đang tiến hành nhiều cuộc tuần tra tự do hàng hải gần các đá Trung Quốc xây trái phép thành đảo nhân tạo, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hải quân Trung Quốc có hơn 80 tàu ngầm, trong đó có 16 tàu ngầm hạt nhân, và 15 tàu được trang bị công nghệ giúp chúng ở dưới nước lâu hơn, động cơ hoạt động yên tĩnh hơn, tăng cường năng lực tàng hình. Các bài báo trước đó cho rằng Trung Quốc đang tìm cách cải thiện năng lực tác chiến chống ngầm để thu hẹp khoảng cách với Mỹ.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ấn - Mỹ bắt tay đối phó tàu ngầm Trung Quốc Ân Đô và Mỹ đang đàm phán hợp tác trong viêc chia sẻ thông tin, theo dõi tàu ngâm khi Trung Quôc ngày càng tăng cường các hoạt đông của đôi tàu ngâm nước này trong khu vực. Tau ngâm Trung Quôc thương đươc phat hiên hoat đông tai Ân Đô DươngReuters Cả Ấn Độ và Mỹ đều lo ngại về sức mạnh...