Ấn Độ thị uy 10 chiếc C-17 Globemaster III “dằn mặt” Trung Quốc
Vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường cho lực lượng vận tải chiến lược hàng chục chiếc C-17 Globemaster III và C-130 Hercules nhằm chiếm lợi thế trước Trung Quốc trong tranh chấp biên giới.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc vừa đăng tải phóng sự ảnh về lực lượng máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III của không quân Ấn Độ. Những bức ảnh cho thấy, hàng chục chiếc máy bay vận tải hạng nặng sắp hàng “chữ Nhất” trên đường băng.
Không quân Ấn Độ đặt mua 10 chiếc C-17 vào năm 2011, chiếc đầu tiên chính thức được bàn giao vào tháng 6/2013, mỗi năm sau công ty Boeing lại bàn giao cho nước này 5 chiếc, đến nay, 10 siêu vận tải cơ đã được biên chế cho lực lượng không quân Ấn Độ.
Năm 2008, Ấn Độ cũng đã ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD mua 6 máy bay vận tải C-130J Super Hercules của Mỹ, và dự định mua thêm 6 chiếc nữa để bổ sung sức mạnh cho một số máy bay vận tải hạng nặng Il-76 của Nga.
Việc mua sắm những máy bay vận tải hạng nặng này đã nâng cao năng lực vận tải chiến lược cho không quân Ấn Độ là điều rất dễ nhận thấy, đặc biệt là trong chiến dịch di tản quan chức và người Ấn Độ ở Yemen vừa qua.
Ngày 20/1/2015, Phủ Tổng thống Yemen ở thủ đô Sanaa bị phiến quân Houthi chiếm giữ, gây ra cục diện nội chiến hỗn loạn tại quốc gia này, khiến các nước trên thế giới đua nhau điều động phương tiện đến Yemen sơ tán công dân nước mình.
Video đang HOT
Sau khi biên đội tàu “Hộ hàng” (Hộ tống hàng hải) của Trung Quốc đang chấp hành nhiệm vụ chống cướp biển ở “Vùng sừng châu Phi” tới cảng Aden để sơ tán Hoa Kiều, Ấn Độ cũng điều động máy bay vận tải C-17 cùng biên đội tàu đến sơ tán công dân nước mình.
Với tải trọng hàng hóa lên tới hơn 74 tấn, tầm bay rất xa (hơn 4.400 km khi đầy tải và hơn 10.000 km khi chở người), C-17 xứng đáng là một ngựa thồ siêu hạng. Trong chuyến sơ tán công dân Ấn Độ ở Yemen, một chiếc C-17 lắp đặt các dàn ghế ngồi để chở người có thể sơ tán một lần 158 người.
Hay trong ví dụ điển hình khác, một chiếc C-17 Globemaster đã bốc dỡ và vận chuyển một chiếc tiêm kích hạng nhẹ HAL Tejas ở sân bay Bangalore vào ngày 12/1/2014, khi nó vừa được biên chế cho không quân Ấn Độ vài ngày.
Ngoài ra, việc sở hữu những máy bay vận tải hạng nặng cũng khiến Ấn Độ có lợi thế hơn trong tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Các máy bay này sẽ trợ giúp quân đội Ấn Độ triển khai hoạt động ở các khu vực rừng núi, cao nguyên một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Lực lượng lục quân Ấn Độ có thể nhanh chóng bốc các sư đoàn bộ binh với đầy đủ vũ khí, trang bị nặng như tăng, pháo, thiết giáp, thậm chí là cả máy bay chiến đấu… lên biên giới trong vòng vài giờ. Đây chính là lợi thế lớn của quân đội Ấn Độ, so với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ có số lượng nhỏ máy bay vận tải Il-76 đã cũ của Nga, năng lực vận chuyển có hạn. Các máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới là Y-20 sớm nhất cũng phải đến năm 2017 mới được biên chế chính thức và sản xuất hàng loạt.
Hiện nay và trong vài năm tới, đại bộ phận các hoạt động di chuyển vũ khí, trang bị hạng nặng của họ lên biên giới Trung – Ấn đều phải thông qua tuyến vận tải đường sắt xuyên Tây Tạng, mất rất nhiều thời gian so với người Ấn. Đây có thể coi là điểm yếu chí tử của Trung Quốc trước Ấn Độ nếu xung đột biên giới giữa hai nước xảy ra.
Theo Trí Thức Trẻ
Mỹ chấm dứt sản xuất vận tải cơ quân sự C-17
Ngày 26.2 qua tại nhà máy Long Beach (California) của Boeing, chiếc máy bay vận tải quân sự khổng lồ C-17 Globemaster cuối cùng vừa lắp xong phần cánh, kết thúc cả dây chuyền sản xuất C-17 đã 25 năm qua cùng với nhà máy 72 tuổi đời đã sản sinh ra nó, với tổng cộng 279 chiếc Globemaster.
C-17 Globemaster là máy bay chở hàng chiến lược của Không lực Mỹ, có thể chở được 1 xe tăng, hoặc 134 lính hoặc 77 tấn hàng - Ảnh: Không lực Mỹ
Mặc dù việc sản xuất và xuất khẩu loại máy bay vận tải 4 động cơ này (do hãng McDonnell Douglas triển khai đầu tiên) khá thành công, được không quân Canada, Úc, UAE, Kuwait, Qatar, Ấn Độ, và NATO sử dụng, nhưng nhu cầu về chú chim sắt chở hàng khổng lồ này đã giảm theo ngân sách quốc phòng của nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, loại máy bay chở hàng quá khổ trên thực tế nay có thể mua dễ dàng từ các nhà cung cấp thương mại, gồm cả nhà khai thác loại máy bay lớn như AN-124 do Liên Xô trước đây thiết kế, đồng thời việc duy trì hoạt động với chi phí cao khi sở hữu một chiếc C-17 bắt đầu trở nên lãng phí.
Khi đến với Không lực Mỹ (USAF), có thể C-17 trở thành nạn nhân từ chính sự thành công của nó. Máy bay này đã thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả đến nỗi ngày càng có nhiều chiếc không được yêu cầu khai thác hết các tính năng thay cho đội vận tải già lão của USAF. C-17 là máy bay hoàn hảo về nhiều mặt trong 15 năm cuối cuộc xung đột tại Trung Đông, với khả năng đưa hàng tải trọng lớn ra vào vùng chiến sự, ngay cả trên các đường băng ngắn chưa đạt yêu cầu, nhất là khi giá nhiên liệu tăng cao.
Thế nên, C-17 là một trong những loại máy bay đa năng nhất trong hàng tồn kho của USAF. Nhưng loại máy bay nào có thể thay thế khi chúng ngưng phục vụ?
Chiếc C-17 cuối cùng đang được gắn phần cánh tại nhà máy Boeing ở Long Beach ngày 26.2.2015 - Ảnh: Long Beach Press Telegram
Máy bay C-17 có thể chở 1 chiếc tăng hạng nặng Abrams M1A1 vào khu vực chiến sự trong một ngày - Ảnh: Không lực Mỹ
Máy bay Airbus A400M Atlas cũng có khả năng tương tự, nếu nói đến kỹ năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, hẹp hoặc chưa hoàn chỉnh, nhưng nó không có khả năng nâng hàng kềnh càng mau lẹ như Globemaster. Hiện không có loại máy bay phương Tây nào có thể mang một chiếc tăng hạng nặng Abrams M1A1 vào khu vực chiến sự trong một ngày. Vài người cho rằng một đội bay hỗn hợp gồm Boeing 747-8F và A400M có thể thực hiện hầu hết nhiệm vụ của C-17, nhưng không có gì đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài chiếc B747-8F khi phiên bản chở hành khách B747-8I còn rất ít hãng bay chấp nhận mua. Nó cũng không có bệ dốc thoải như C-17, giúp bốc xếp dễ dàng hơn khi không sẵn có cơ sở hạ tầng cần thiết.
Có lẽ việc nâng cấp chiếc AN-124 Condor bằng một động cơ phương Tây và nâng cao tính tự động hóa sẽ có thể thay thế một phần đội bay C-17 và toàn đội C-5 Galaxy. Những chiếc C-130XL hoặc A400M đang lấp đầy khoảng trống không vận chiến thuật do C-17 để lại. Loại &'giải pháp có sẵn' này có vẻ hấp dẫn, nhưng xét đến mối quan hệ với Nga hiện nay, một chương trình như vậy có thể không khả thi trong tương lai. Mặc dù Ukraine, nơi sản xuất AN-124, có thể cung cấp các thiết kế mà không cần sự chấp thuận của Moscow.
Tuy nhiên, đó không phải là loại tình huống mà người mua muốn đối mặt khi phải chi hàng trăm triệu đô-la cho mỗi chiếc máy bay và đặt cược vào khả năng không vận chiến lược của mình trong tương lai. Chưa kể, chuyện USAF mua và vận hành một sản phẩm có nguồn gốc từ Liên Xô cũng là điều chưa có tiền lệ. Câu hỏi hóc búa này cũng là lý do khiến nhiều người kêu gọi sự trợ cấp cho dòng sản phẩm C-17 và cải tiến về thiết kế, để "giữ mạng" cho nó trong những năm tới.
Máy bay vận tải AN-124 của Nga - Ảnh: Bombardier
Máy bay vận tải quân sự Airbus A400M - Ảnh: Không quân Pháp
Vào những năm 2030, nhiều đội bay C-17 sẽ gần như kết thúc hoạt động, trong khi một phần đội C-5 sẽ vẫn bay qua năm 2040. Gần như chắc chắn &'mạng sống' những chiếc C-17 sẽ được kéo dài, nhưng chính xác trong bao lâu thì còn phải tranh luận. Có thể chúng sẽ được thay bằng một máy bay nâng hàng mới, có khả năng tàng hình và đa nhiệm. Những ý tưởng về dòng máy bay mới như Senior Citizen/Speed Agile - một phần ít nhiều vẫn còn trong bí mật- có thể thay thế C-17.
Bất kể khả năng những máy bay tàng hình chở hàng nước ngoài hoặc loại đầy tiềm năng thời Liên Xô trước đây có thể thay thế chiếc C-17, nước Mỹ sẽ tiến bước cách mù quáng vào một thực tế khi không sản xuất mới một loại máy bay chở hàng chiến lược. Những chiếc C-17 đã là sức mạnh cho sự hiện diện mau chóng của Mỹ trên toàn cầu và có khả năng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ viện trợ nhân đạo và các tình huống thiên tai tại vùng biển Caribê, giám sát chiến sự tại các nước trong khu vực Thái Bình Dương rộng lớn.
Ngoài ra, một trong những cơ sở sản xuất của Boeing mang tính biểu tượng của ngành hàng không nước Mỹ, nơi đã xuất xưởng hơn 15.000 máy bay phục vụ trong Thế chiến thứ II, với hơn 2.000 công nhân có tay nghề cao, cũng sẽ đóng cửa nay mai.
Theo Thanh Niên
Hà Lan đón 40 nạn nhân đầu tiên trong vụ rơi máy bay MH17 Hai chiếc máy bay quân sự đã chở thi thể của 40 nạn nhân đầu tiên trong vụ rơi máy bay MH17 ở miền đông Ukraine ngày 23/7 đã về tới Hà Lan. Lễ đón trang nghiêm đã được tổ chức tại căn cứ không quân Eindhoven, phía nam Hà Lan. Các binh sĩ khiêng quan tài các nạn nhân xuống từ máy...