Ấn Độ phát triển tên lửa hạt nhân tầm bắn 10.000km
Nhằm tăng cường khả năng tấn công chiến lược, tàu ngầm năng lượng hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ sẽ trải qua bài thử nghiệm phóng tên lửa đầu tiên trong năm nay, cùng với đó một tên lửa hạt nhân tầm bắn 10.000km cũng đang được New Delhi nghiên cứu nhằm bắt kịp đươc với tốc độ phát triển của Trung Quốc.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) vừa đề xuất phát triển tên lửa Agni-VI sau sự thành công của tên lửa Agni-V, vốn có kế hoạch trải qua bài thử nghiệm cuối cùng vào tháng 12 năm nay.
Tiến sĩ S. Chirstopher, giám đốc của DRDO, đã nói với trang The Tribune vào hôm 9-7 rằng, Ấn Độ có thể phát triển một tên lửa tầm bắn 10.000km, có gắn đầu đjan nhỏ hơn một chút so với trên tên lửa Agni-V.
Ấn Độ muốn có một tên lửa tầm bắn 10.000km để đề phòng Trung Quốc
Video đang HOT
“Chúng tôi phải trình bày ý kiến của mình cho chính phủ về việc cần thiết cho ra mắt một mẫu tên lửa mới”, Tiến sĩ Chirstopher nói và tiết lộ, đây sẽ là tên lửa đạn đạo liên lục địa giống với Agni-V.
Về mẫu tàu ngầm năng lượng hạt nhân sản xuất nội địa INS Arihant, ông Chirstopher cho biết, chiếc tàu này sẽ trải qua các bài thử nghiệm lặn và phóng tên lửa có tên B-05 trong năm nay.
B-05 sẽ là loại tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ và tấn công các mục tiêu tầm trung. Trong khi đó, các tên lửa tầm xa phóng từ tàu ngầm K-4 sẽ chưa được thử nghiệm trong thời gian tới.
Tên lửa Agni-V sẽ có bài thử nghiệm cuối cùng vào tháng 12 trước khi được đưa vào sử dụng. “Để chứng minh khả năng của một tên lửa, chúng tôi cần phải thực hiện thành công 3 bài thử nghiệm liên tiếp. Nếu lần tới vẫn tiếp tục cho kết quả ổn định, chúng tôi sẽ kết thúc phần thử nghiệm”, ông Chirstopher cho hay. Các bài thử nghiệm trước diễn ra lần lượt vào 19-4-2012 và 15-9-2013.
Ấn Độ đã cho ra mắt hàng loạt các tên lửa thuộc dòng Agni bao gồm Agni-I tầm băn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-III và Agni-IV với tầm bắn từ 2.500 đến 3.500km, trong khi mẫu hiện đại nhất, Agni-V sẽ có thể vươn tới mục tiêu cách nó tối đa 5.500km.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân
Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Ghauri-I (Hatf-5) từ một địa điểm bí mật.
"Tên lửa đạn đạo đất đối đất này, có tầm bắn hơn 3.000km, đã được phóng từ Đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử đã thành công", các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Tên lửa đạn đạo Agni-III của Ấn Độ
Tên lửa được các nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược (SFC) tiến hành từ một bệ phóng di động trong khuôn khổ của một cuộc diễn tập huấn luyện thường xuyên của người sử dụng.
Agni-III là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa dài 20m, có trọng lượng phóng 17 tấn và có thể mang được một đầu đạn nặng tới 1,5 tấn. Tên lửa đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ đã biên chế hoạt động các tên lửa Agni-I tầm bắn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-IV có tầm bắn hơn 3.500km và tên lửa Agni-V mới nhất dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2016, sau một vài vụ thử nữa.
Trong khi đó, nước này con đang nghiên cứu và phat triên loại tên lưa đan đao tâm xa Agni-VI vơi tâm băn lên đên 10.000km, va co thê mang nhiêu đâu đan hat nhân dân hương đôc lâp.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu ăn miếng, trả miếng. Cứ nước này khơi mào tiến hành một vụ phóng thử, thì ngay lập tức trong thời gian ngắn sau nước kia cũng tiến hành phóng thử một tên lửa tương tự, khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Thông số chính thức xe chiến đấu BB T-15 Armata Nga Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata nặng tới 49 tấn, nhưng có thể phi 80km/h, kíp lái 2 người, trang bị pháo 30mm và tên lửa chống tăng. Sau khi ra mắt đầy ấn tượng tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 19/5/2015, Tập đoàn UralVagonZavod (Nga) mới đây đã tiết lộ các thông số kỹ thuật và...