Ấn Độ hết vaccine Covid-19
Ấn Độ thông báo sắp hết vaccine Covid-19 trong khi kế hoạch tiêm chủng của chính phủ là từ ngày 1/5 tất cả người trên 18 tuổi đủ điều kiện tiêm.
Tình trạng thiếu vaccine đe dọa kế hoạch tiêm chủng toàn dân của chính phủ, trong khi gánh nặng Covid-19 đè hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ. Ngày 26/4, Ấn Độ ghi nhận hơn 352.000 ca mắc mới và hơn 2.800 trường hợp tử vong. Tuần từ ngày 19-25/4, số ca tử vong tăng 89% so với tuần trước, mức tăng trong 7 ngày cao nhất trên thế giới.
Người Ấn Độ đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình tiêm chủng mở rộng trong cuộc chiến Covid-19. Tuy nhiên, tại những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Rajasthan, Punjab, Jharkhand và Chhattisgarh, chính quyền cho biết họ thiếu hoặc hoàn toàn không có vaccine tiêm hàng ngày. Thông tin khiến nhiều người nghi ngờ về tương lai của chiến dịch tiêm chủng mở rộng ngày 1/5 tới.
Đến nay, 10% người Ấn Độ đã tiêm một liều vaccine, trong số 1,3 tỷ dân. Chỉ hơn 1% đã được tiêm hai mũi.
Nhiệm vụ cung cấp vaccine ở Ấn Độ chủ yếu thuộc về Viện Huyết thanh, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Cơ sở cũng chịu trách nhiệm cho phần lớn vaccine AstraZeneca toàn cầu. Song, Viện đang gặp khó khăn khi nhu cầu tăng cao, năng lực sản xuất chỉ đủ 70 triệu liều mỗi tháng. Tuần trước, chính phủ phê duyệt khoản tài trợ 400 triệu USD cho cơ sở nhằm thúc đẩy sản lượng lên 100 triệu liều vào cuối tháng 5.
4 bang tiến hành đặt hàng vaccine để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng kể từ 1/5, song Viện Huyết thanh thông báo sẽ không giao hàng cho đến ngày 15/5.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Ấn Độ được tiêm vaccine Covid-19 tại New Delhi. Ảnh: NY Times
Giám đốc Y tế bang Punjab, ông Balbir Singh Sidhu, nói: “Chẳng có cách nào để tiêm chủng nếu thiếu đi vaccine. Tình hình giờ khá rõ ràng. Các trung tâm tiêm chủng đều đang mở cửa, nhưng vẫn chưa có vaccine”.
“Họ (Viện Huyết thanh) không đủ sức cung cấp cho chúng tôi. Câu hỏi trước mắt là: chúng ta có 30,13 triệu người trong độ tuổi 18-45, làm thế nào để tiêm phòng cho họ đây?”, Giám đốc Y tế bang Jharkhand, Banna Gupta, phát biểu.
Hôm 26/4, Mumbai cho biết chỉ còn đủ vaccine dùng trong ba ngày. Thành phố sẽ ưu tiên những người tiêm liều thứ hai. Song ở cả Mumbai và New Delhi, nhiều người đã tiêm liều đầu cho biết lịch hẹn tiêm liều hai của họ đã bị hủy vì nguồn cung khan hiếm. Tình trạng thiếu hụt dự kiến trầm trọng hơn kể từ ngày 1/5 do nhu cầu tăng cao.
Trong khi chính quyền trung ương tài trợ vaccine cho người trên 45 tuổi, các bang sẽ phải tự mua vaccine dành cho người 18-45 tuổi. Sau khi Ấn Độ cho phép Viện Huyết thanh và Bharat Biotech tự định giá vaccine bán cho chính quyền bang và bệnh viện tư nhân, một cuộc tranh cãi lớn nổ ra.
Các bang được thông báo mỗi liều vaccine AstraZeneca có giá 400 rupee (5,35 USD), cao hơn nhiều so với mức 150 rupee (2 USD) của chính quyền trung ương. Giá của Covaxin là 600 rupee (8 USD) một liều. Các bệnh viện tư nhân thận chí phải trả giá cao hơn. Chính quyền một số bang như Delhi và Tây Bengal cho biết họ sẽ chịu toàn bộ chi phí, tiêm chủng miễn phí cho tất cả mọi người.
Đảng đối lập cáo buộc chính phủ Ấn Độ dung túng cho hành vi “trục lợi trắng trợn” từ vaccine Covid-19. Hôm 26/4, nước này phải chỉ thị Viện Huyết thanh và Viện Công nghệ sinh học Bharat giảm giá.
Trong cuộc gọi với Thủ tướng Narendra Modi cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa sẽ hỗ trợ Ấn Độ đập dịch. “Mỹ đang cung cấp oxy, nguyên liệu vaccine thô và thuốc men cho Ấn Độ”, ông Biden nói.
Mỹ cũng dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, dù chưa rõ điều này có tác động nhiều đến khâu sản xuất vaccine AstraZeneca hay không. Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết Mỹ cũng đang xem xét gửi vaccine AstraZeneca dự trữ đến Ấn Độ.
Các bệnh viện trên khắp New Delhi liên tục thực hiện những cuộc gọi “SOS” để báo cáo tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Nhiều bệnh viện lớn nhất thủ đô cho biết đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới vì không còn giường, cạn oxy. Bệnh viện Ganga Ram tuyên bố bước vào chế độ “xin và vay”.
Ấn Độ vốn là nhà cung cấp thuốc gốc lớn nhất trên thế giới và là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn, cung cấp 60% vaccine cho thị trường thế giới. Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng và đứng thứ mười về giá trị. Tổng quy mô toàn ngành ước tính khoảng 43 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020 và có khả năng đạt 55 tỷ USD vào năm 2022.
Nhật Bản là đối tác quan trọng bậc nhất của Australia
Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật Bản vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn đã cho thấy mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrsion.
Ngày mai (17/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 2 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương cũng như bàn cách phối hợp hành động trong các vấn đề khu vực và trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, chuyến thăm cho thấy dịch bệnh không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo của hai nước nỗ lực nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.
Tối nay (16/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ lên đường thăm Nhật Bản. Nguồn: AAP
Dịch Covid-19 đã làm các nhà lãnh đạo thế giới dừng mọi chuyến công du nước ngoài để có thời gian xử lý tình hình trong nước và bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và những đòi hỏi cấp bách của tình hình đã thúc đẩy Thủ tướng Australia Scott Morrison tới thăm Nhật Bản trong ngày 17-18/11 và cách ly 14 ngày sau khi trở về. Với chuyến đi này, Thủ tướng Scott Morrison trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9/2020. Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật vào thời điểm này đã thấy được mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến đi của Thủ tướng Scott Morrsion.
Nhật Bản và Australia có mối quan hệ gần gũi và lâu đời ở khu vực Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia. Về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là nơi cung cấp vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cho Australia. Nếu như quan hệ kinh tế chặt chẽ giúp hai nước xích lại gần nhau thì việc có cùng chung lợi ích chiến lược, cùng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, và tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách tiếp cận đối với an ninh quốc tế đã làm hai nước tin tưởng nhau hơn và chọn nhau làm đối tác đồng hành trong các vấn đề khu vực.
Thời gian gần đây khi cả Australia và Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức giống nhau ở khu vực trong khi Mỹ, đồng minh của hai nước lại giảm bớt sự can dự tại khu vực cũng như mức độ cam kết đối với hai nước. Thực tế này đã làm cho Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau để gia tăng sức mạnh và phối hợp hành động hiệu quả.
Trong bối cảnh tại Mỹ sắp có chính quyền mới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ đại dịch cũng như giai đoạn sau đại dịch, Australia và Nhật Bản cũng mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để thuyết phục Mỹ quan tâm nhiều hơn tới khu vực và cùng chung hay với hai nước ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra. Mặc dù nước Mỹ đang đối mặt với sự chia rẽ vô cùng lớn song nhưng những vấn đề mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt cũng không nhỏ và cần có sự tham gia của Mỹ. Vì vậy cả Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đó là cùng tìm cách để thuyết phục chính quyền mới tại Mỹ chấp nhận lời đề nghị mà hai nước này đưa ra.
Australia và Nhật Bản đang bắt tay nhau để xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực mà ở đó, hai nước là những cường quốc tầm trung sẽ đóng vai trò dẫn dắt nhằm đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước bàn cách chung tay ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chính sách ngoại giao vaccine tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như ứng phó với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ngoài các vấn đề khu vực, không gian hợp tác giữa Australia và Nhật Bản cũng vẫn còn nhiều cơ hội để hai nước có thể thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương như thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nếu như quan hệ kinh tế thương mại đã đưa Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau thì bối cảnh khu vực và thế giới đang làm cho mối quan hệ này khăng khít hơn, đưa hai nước trở thành những đối tác quan trọng bậc nhất của nhau vào thời điểm hiện tại. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày mai sẽ là một minh chứng rõ nét cho điều này./.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người tị nạn Hindu ở...