Ấn Độ có ca tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus
Bang Maharashtra đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus là một phụ nữ 80 tuổi. Maharashtra là nơi có số ca mắc biến thể Delta Plus nhiều nhất Ấn Độ và đang lo đối mặt làn sóng thứ 3.
Lực lượng quản lý tình trạng khẩn cấp Ấn Độ tuần tra dọc bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh. Một đoạn sông được người dân dùng làm nơi hỏa táng người thân – Ảnh: REUTERS
Theo tờ Hindustan Times , bang Maharashtra có thành phố Mumbai nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất bị làn sóng thứ 3 “nhấn chìm”. Nhà chức trách địa phương ước tính tổng số ca mắc trong đợt 3 có thể lên tới 5 triệu người, trong đó có một nửa triệu là trẻ em.
Giai đoạn cao điểm của đợt dịch thứ 3 có thể sẽ có hơn 800.000 ca mắc mới mỗi ngày, khoảng 250.000 trẻ em sẽ nhập viện vì biến thể Delta Plus.
Những con số mang tính cảnh báo này được đưa ra trong cuộc họp của các lãnh đạo bang Maharashtra, với sự góp ý của các chuyên gia bên cạnh nhóm chuyên trách chống dịch.
Video đang HOT
Biến thể Delta Plus đầu tiên ở Ấn Độ được phát hiện từ một mẫu ở Maharashtra vào tháng 4, điều này chứng tỏ rằng biến thể này đã có mặt ở đó khá lâu.
Maharashtra hiện là bang có số ca mắc Delta Plus cao nhất Ấn Độ. Theo Hindustan Times , ca tử vong đầu tiên vì biến thể Delta Plus là một phụ nữ 80 tuổi được ghi nhận tại Maharashtra ngày 25-6.
Ông Lav Agarwal, một quan chức y tế bang Maharashtra, cảnh báo người dân đang chủ quan trong khi chính quyền địa phương tập trung lo phát triển kinh tế, lơ là và ít quan tâm hơn đến việc chống dịch.
Tiến sĩ Balram Bhargava, một chuyên gia y tế cấp cao, cũng đồng tình với nhận định bang Maharashtra đang thuộc nhóm nguy cơ cao.
Theo ông Bhargava, một số quận ở bang Maharashtra vẫn có tỉ lệ dương tính trên 5% là điều đáng lo ngại. Do đó, tiến sĩ Bhargava đề nghị đây là thời điểm rất nhạy cảm và khuyến nghị chính quyền bang tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội ở bang Maharashtra.
Hôm 20-6, tiến sĩ Randeep Guleria thuộc Viện khoa học y khoa Ấn Độ cảnh báo làn sóng thứ 3 tại Ấn Độ có thể bắt đầu sớm hơn dự kiến, với các ca nhiễm sẽ tăng trở lại trong 6 hoặc 8 tuần nữa.
Một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) kế đó cảnh báo làn sóng thứ 3 có thể bao gồm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đặc điểm của biến thể này là dễ lây lan hơn và đồng thời có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch trước đó.
Mặc dù vậy, nghiên cứu của ICMR cho rằng làn sóng thứ 3 sẽ không bằng làn sóng thứ 2 nếu chiến dịch tiêm chủng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo chính quyền nên lập mô hình làn sóng lây nhiễm và có sự chuẩn bị sẵn, từ hệ thống y tế đến các biện pháp giãn cách.
Thi thể ngậm ống thở, mộ tập thể nổi lên bên sông thiêng Ấn Độ
Mực nước dâng cao trên Sông Hằng ở Ấn Độ làm lở bờ và lộ ra hàng loạt ngôi mộ tập thể, sau khi quốc gia Nam Á trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 nghiêm trọng.
Thi thể người chết được chôn cất trên bờ sông Hằng (Ảnh: Reuters).
Thời tiết gió mùa và mực nước dâng cao ở khu vực sông Hằng ở thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh đã khiến chính quyền địa phương đối mặt một thách thức mới là phải tìm cách xử lý các ngôi mộ tập thể trên các bãi cát, một số nghi là của các bệnh nhân Covid-19.
Khi nước dâng cao và bờ cát ven sông bị lở ra, các thi thể bắt đầu trôi xuống nước hoặc nổi lên trên cát. Các video và hình ảnh ghi từ điện thoại di động cho thấy các nhà chức trách vớt và thu gom các thi thể tại nhiều khu vực khác nhau ở Prayagraj.
Niraj Kumar Singh, một quan chức địa phương ở Prayagraj, hôm 24/6 cho biết ông đã hỏa thiêu 40 thi thể trong 24 giờ qua. "Chúng tôi thiêu họ riêng rẽ và tuân thủ mọi nghi thức", Singh nói.
Ông Singh cũng nói về trường hợp một thi thể vẫn còn ngậm ống thở trong miệng khi chính quyền phát hiện. Ông nhận định rằng người này dường như đã bị ốm trước khi qua đời.
"Bạn có thể thấy người này đã bị bệnh qua đời và gia đình họ có thể đã bỏ lại thi thể của người này lại và rời đi. Có thể là họ cảm thấy sợ, tôi cũng không thể kết luận gì", ông Singh cho hay.
Một bức ảnh ghi lại hôm 23/6 cho thấy một thi thể kẹt trên bờ sông. Một đoạn video khác cho thấy, 2 người đàn ông vớt thi thể người lên từ bờ sông và đặt nó lên bãi cát. Một số thi thể vẫn chưa bị phân hủy và dường như mới được chôn cất khi chính quyền phát hiện.
Thị trưởng Prayagraj Abhilasha Gupta Nandi nói rằng nhiều cộng đồng địa phương có truyền thống chôn cất lâu đời và khi giới chức phát hiện thi thể bỏ lại trên sông, họ sẽ tiến hành hỏa thiêu.
Hình ảnh những ngôi mộ tập thể trên bãi cát ở sông Hằng tại nhiều địa điểm ở bang Bihar và Uttar Pradesh đã khiến dư luận xôn xao từ tháng trước, thời điểm mà Ấn Độ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2, với những ngày cao điểm quốc gia Nam Á ghi nhận tới hơn 400.000 ca bệnh với và trên 4.000 người tử vong vì dịch.
Ấn Độ cho tới nay ghi nhận hơn 30 triệu ca Covid-19 và trên 393.000 người chết vì dịch.
Bé sơ sinh trong hộp gỗ trôi trên sông Hằng Bé gái khoảng một tháng tuổi được tìm thấy trong chiếc hộp gỗ trôi nổi trên sông Hằng và cảnh sát đã mở cuộc điều tra. Ông Gullu Chahudhary ở bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ, hôm 14/6 phát hiện chiếc hộp gỗ mắc trong bụi rậm ở mép sông Hằng khi đang chèo thuyền. Video trên mạng xã hội cho thấy...