Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đang xem xét mở rộng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ khi nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới tìm cách bổ sung dự trữ nhà nước và hạ giá trong nước.
Nông dân kiểm tra lúa mì trên cánh đồng ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ hiện nay dự kiến sẽ được xem xét vào tháng 4. Các quan chức tại các bộ thực phẩm, nông nghiệp và thương mại có thể đưa ra quyết định về việc gia hạn lệnh cấm này vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Ấn Độ dự kiến phải đến giữa năm 2024 hoạt động xuất khẩu lúa mỳ mới được nối lại.
Xuất khẩu tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022 đẩy giá lúa mỳ trong nước tăng cao khiến Ấn Độ phải cấm xuất khẩu vào tháng 5/2022, nhưng điều đó không ngăn được giá lúa mỳ trong nước tăng do nhiệt độ tăng đột ngột ảnh hưởng đến sản lượng năm ngoái. Mặc dù mùa vụ mới có vẻ đầy hứa hẹn nhưng thời tiết ấm hơn so với bình thường vào tháng 3 khi nông dân bắt đầu thu hoạch, vẫn có thể khiến vụ mùa bị thu hẹp.
Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm ngoái, lượng mua lúa mỳ của Chính phủ Ấn Độ giảm 53% xuống còn 18,8 triệu tấn, do giá thị trường mở tăng cao hơn mức mà chính phủ mua lương thực từ nông dân trong nước. Chính phủ mua gạo và lúa mỳ từ nông dân với giá do nhà nước quy định. Một nguồn tin chính phủ cho biết: “Ưu tiên hàng đầu là xây dựng kho dự trữ và giảm giá. Trọng tâm là mua càng nhiều càng tốt từ nông dân từ vụ mùa hiện tại và xây dựng kho dự trữ lúa mỳ”.
Dự trữ lúa mỳ tại các kho của Chính phủ Ấn Độ đã giảm 47,9% xuống 17,2 triệu tấn vào ngày 1/1 vừa qua, mức thấp nhất trong tháng trong 6 năm. Năm 2023, Ấn Độ dự kiến thu hoạch kỷ lục 112 triệu tấn lúa mỳ. Nhu cầu lúa mỳ địa phương của Ấn Độ ước tính khoảng 105 triệu tấn và các thương nhân ước tính sản lượng năm ngoái giảm xuống còn khoảng 95 triệu tấn, dẫn đến giá cao kỷ lục. Giá lúa mỳ trong nước đạt mức cao nhất mọi thời đại là 32.500 rupee (393,53 USD)/tấn trong tháng 1, cao hơn 21.250 rupee/tấn – mức giá mà chính phủ mua ngũ cốc từ nông dân địa phương trong năm nay.
Giá lúa mỳ tăng cao kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
Ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng cao kỷ lục sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng.
Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mở cửa thị trường châu Âu ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng lên mức 435 euro (453 USD)/tấn. Giá mặt hàng này vốn đã tăng cao do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine - nhà xuất khẩu lúa mỳ chính của thế giới.
Hôm 14/5, Chính phủ Ấn Độ bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ với hiệu lực tức thì nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá mặt hàng này trong nước, khi lượng hàng trong các kho dự trữ đang giảm dần. Chính phủ Ấn Độ cho biết lệnh cấm nhằm quản lý an ninh lương thực tổng thể của đất nước và hỗ trợ các nước láng giềng cũng như những nước dễ bị tổn thương. Hoạt động xuất khẩu lúa mỳ tới các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của các nước đó và dựa trên đề nghị của chính phủ nước đó vẫn được phép diễn ra.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất lúa mỳ thứ hai trên thế giới. Nước này cấm xuất khẩu lúa mỳ trong bối cảnh các thị trường hàng nông sản toàn cầu đang chịu sức ép lớn bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trước xung đột, Ukraine xuất khẩu 4,5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng biển, chiếm 12% lúa mỳ thế giới, 15% ngô và 50% dầu hướng dương. Do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moksva, các cảng biển ở Ukraine bị đình trệ hoạt động. Theo ước tính, hiện khoảng 20 triệu tấn lúa mỳ đang tồn kho ở Ukraine cần được xuất khẩu.
Sau lúa mì, Ấn Độ sắp hạn chế xuất khẩu đường Là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ sắp ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để bảo vệ nguồn cung thực phẩm trong nước. Người nông dân thu hoạch mía tại Jalana, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg Động thái bảo hộ này xảy ra trong bối cảnh New Delhi vừa cấm xuất khẩu...