Ăn đồ ăn nhanh có thể gây hại cho gan như thế nào?
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh có thể gây độc tính cao cho gan và các cơ quan nội tạng khác của cơ thể.
Ăn đồ ăn nhanh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn
Tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng thỉnh thoảng vị giác của chúng ta thèm một thứ gì đó mặn và cay. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái khi thưởng thức một chiếc bánh mì kẹp thịt hoặc miếng bánh pizza. Tuy nhiên, nếu tần suất ăn đồ ăn nhanh tăng lên có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh có thể gây hại cho sức khỏe của gan. Ảnh: Pexels
Khi một người ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao hoặc thực phẩm chế biến sẵn sẽ dẫn đến thừa cân, kháng insulin và sau này có thể dẫn đến bệnh hội chứng chuyển hóa.
Bệnh hội chứng chuyển hóa là gì?
Theo Kalpana Gupta, Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện chuyên khoa Max Smart Super, Saket: “Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Các triệu chứng mà một người có thể biểu hiện là trọng lượng cơ thể cao hơn hoặc chỉ số khối cơ thể cao hơn (trên 30 kg/m2), huyết áp cao, chất béo trung tính trong máu cao, giảm mức HDL, một loại cholesterol “tốt” và kháng insulin. Béo phì sẽ gây chướng bụng, mệt mỏi và viêm dạ dày”.
Tác dụng xấu của thức ăn nhanh đối với gan
Tiêu thụ thức ăn nhanh có liên quan đến tổn thương gan thông qua nhiều cách khác nhau. Gan là một cơ quan thiết yếu thực hiện một số chức năng trao đổi chất, giải độc các hóa chất độc hại và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây béo phì và phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Khi NAFLD trở nên trầm trọng hơn, nó có thể dẫn đến xơ gan và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), hai bệnh gan nghiêm trọng hơn. Ăn nhiều thức ăn nhanh có chứa đường tinh chế và carbohydrate có thể gây viêm gan và kháng insulin. Thức ăn nhanh chứa quá nhiều muối có thể gây viêm và làm thay đổi lưu lượng máu đến gan, theo The Times of India.
Video đang HOT
Cách ngăn ngừa bệnh tim ở phụ nữ
Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên khi chúng ta già đi. Đối với phụ nữ, nguy cơ này tăng lên sau thời kỳ mãn kinh, nhưng phụ nữ trẻ cũng có thể mắc bệnh.
Vậy có cách nào ngăn ngừa không?
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, hiểu được những yếu tố nguy cơ và các triệu chứng để nhận biết, là rất quan trọng để chống lại bệnh tim ở phụ nữ.
Cách để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim
- Biết các yếu tố rủi ro của bạn
Các yếu tố rủi ro của bệnh tim bao gồm:
Huyết áp cao
Cholesterol cao
Bệnh đái tháo đường
Hút thuốc
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm...
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, tăng cholesterol và tiền đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoại trừ tiền sử gia đình, bạn có thể sửa đổi các yếu tố nguy cơ này để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Quản lý tình trạng sức khỏe hiện tại:Các tình trạng sức khỏe này bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao.Trao đổi với bác sĩđể có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các tình trạng này.
- Nhận biết các triệu chứng đau tim ở phụ nữ:Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể giống hoặc khác với triệu chứng ở nam giới, có thể bao gồm:
Đau hoặc cảm giác tức ở ngực, cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc bụng
Hụt hơi
Buồn nôn, nôn
Choáng váng
Đổ mồ hôi lạnh...
Cũng như nam giới, triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim ở phụ nữ là khó chịu ở ngực, nhưng bạn có thể bị đau tim mà không bị đau ngực hoặc tức ngực. Và phụ nữ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác hơn nam giới, chẳng hạn như đau lưng, đau quai hàm, khó thở, khó tiêu và buồn nôn/nôn.
Nếu bạn có những triệu chứng này và nghi ngờ mình đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu và ngay cả khi bạn không chắc chắn, nó có thể cứu mạng bạn.
- Hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh:Bạn không cần phải hoàn thành tất cả hoạt động vào một thời điểm nhất định và cũng không sao nếu bạn không phải là người thích tập gym. Đi bộ có thể là một cách dễ dàng để bắt đầu. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mức độ hoạt động phù hợp với bạn.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho tim mạch:Ví dụ, bạn có thể ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn; hạn chế chất béo bão hòa, đường bổ sung và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn. Chọn miếng thịt nạc nhất hiện có và chế biến chúng theo những cách lành mạnh.
Nhãn thông tin dinh dưỡng có thể cho bạn biết thông tin chính về thực phẩm đóng gói mà bạn ăn. Nó bao gồm thông tin chi tiết về kích cỡ khẩu phần và natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bạn.
- Sử dụng aspirin hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người:Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng aspirin để ngăn ngừa các cơn đau tim.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc: Hút thuốc là ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Vì vậy hãy tìm cách giúp bạn bỏ thuốc lá.
Suy giảm estrogen sau mãn kinh có thể là một trong nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Mãn kinh không gây ra bệnh tim, nhưng sự suy giảm estrogen sau mãn kinh có thể là một trong nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ. Ngoài ra, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim...
- Tuân thủ kế hoạch điều trị nếu có:Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lập kế hoạch chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình.
Hãy lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung và mang theo đến tất cả các lần tái khám và đừng ngần ngại hỏi bất cứ vấn đề nào bạn còn chưa rõ để có được sự hiểu biết thấu đáo về bệnh và cách giảm thiểu rủi ro. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong chăm sóc phòng ngừa bệnh tim và các biến cố liên quan.
Có nên đi bộ ngay sau khi ăn? Sau bữa ăn, nhiều người thường có xu hướng nghỉ ngơi thay vì tham gia hoạt động thể chất. Tuy nhiên, việc đi bộ sau khi ăn không chỉ mang lại sự thoải mái và giảm căng thẳng mà còn đem đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng thể của chúng ta. Có nên đi bộ ngay sau khi ăn?...