Ăn dâu tây để ngăn ngừa tiểu đường loại 2
Chỉ cần thay đổi một chút trong thói quen ăn uống hằng ngày, bạn có thể ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường loại 2 khó chịu. Một trong những cách rất dễ chịu để ngừa tiểu đường loại 2 là tăng cường ăn dâu tây.
Dâu tây rất giàu vitamin C và anthocyanin, có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường loại 2 rất hữu hiệu. – SHUTTERSTOCK
Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Ung thư Anh, dâu tây chứa rất nhiều vitamin C – yếu tố giúp ngăn ngừa tiểu đường loại 2. Ngoài ra, hàm lượng anthocyanin cao trong loại siêu thực phẩm này cũng góp phần hạ thấp nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc theo dõi hàm lượng carbohydrat trong cơ thể là rất quan trọng. Một số loại trái cây nằm trong nhóm carbohydrat cao.
Ngoài dâu tây, những loại trái cây sau an toàn cho bệnh nhân tiểu đường: nho, cam, quýt, bưởi, thơm, dưa lưới, mơ…
Video đang HOT
Rau củ, trái cây ít ngọt nhìn chung tốt cho bệnh nhân tiểu đường – SHUTTERSTOCK
Bên cạnh đó, rau bó xôi là một nguồn thực phẩm cực kỳ tốt để ngăn ngừa tiểu đường loại 2. Nguồn kali dồi dào trong nó đóng vai trò kỳ diệu này. Một ly smoothie với một vài loại trái cây kể trên cùng rau bó xôi là bữa ăn sáng tuyệt vời cho tất cả mọi người.
Báo Mirror ngày 22.11 dẫn ý kiến từ các chuyên gia cho biết ăn trái cây (hoặc xay cả trái, ăn cả bã) tốt hơn là uống nước ép.
Được biết, tiểu đường loại 2 có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt mỏi kinh niên, thị lực giảm sút, thường xuyên mắc tiểu và khát nước quá độ. Nó có thể dẫn đến những chứng bệnh nghiêm trọng ở mắt, tim và thần kinh.
Theo thanhnien
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu trong sữa mẹ?
Sữa mẹ luôn là tiêu chuẩn vàng về dinh dưỡng nhưng có rất ít người biết vì sao sữa mẹ lại có sức mạnh kỳ diệu đến như vậy. Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra một thành phần đặc biệt trong sữa mẹ, đóng vai trò như một "người hùng" được mẹ giao nhiệm vụ bảo vệ hệ miễn dịch của bé.
HMO - Dưỡng chất góp phần làm nên tiêu chuẩn vàng
Nhiều năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện sữa mẹ chứa rất nhiều human milk oligosaccharides (HMOs) hay còn gọi là oligosaccharides trong sữa mẹ là dạng carbonhydrate phức tạp, độc nhất, không bị tiêu hóa khi được hấp thụ vào cơ thể trẻ. Khi thử cô lập các oligosaccharide, các nhà khoa học kiểm tra xem có phải các vi khuẩn sẽ mọc trong môi trường chất này hay không, kết quả là các nhà khoa học đã khám phá được một dòng Bifidobacterium có men phân hủy. Đây là một loại vi khuẩn có lợi, mà sự hiện diện của chúng rõ ràng có liên quan với các oligosaccharide.
Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học kết luận và ghi nhận một đột phá mới trong ngành khoa học dưỡng nhi, rằng: Các dưỡng chất trong sữa mẹ không chỉ cung cấp thức ăn nuôi dưỡng trẻ mà còn cung cấp thức ăn nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, để bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố gây bệnh.
Tiến sĩ Rachael Buck cũng cho biết: "HMO là đại dưỡng chất nhiều thứ ba có trong sữa mẹ (chỉ sau chất béo và carbonhydrate), chiếm tới gần 10% trong sữa mẹ, thậm chí còn nhiều hơn cả protein. HMO nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nơi chứa tới 70% hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng điều đặc biệt về HMO là chúng cũng được hấp thụ vào máu. Đây là cách chúng hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột".
Bà Christina West, Phó Giáo sư và chuyên gia dị ứng nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Umea, cho biết: "Sữa mẹ là siêu thực phẩm của trẻ, với những thành phần dưỡng chất độc đáo, đáp ứng tối ưu sự phát triển. Một trong những thành phần quan trọng nhất trong sữa mẹ là HMO. HMO truyền từ mẹ sang con, không bị tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột, nơi HMO có thể làm tăng sự phong phú của vi khuẩn có lợi, thích nghi để phù hợp với hệ vi khuẩn độc đáo của mỗi em bé".
Việc phát hiện dưỡng chất này chính là lời lý giải cụ thể và rõ ràng cho việc vì sao trẻ bú sữa mẹ được cung cấp HMO sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ít bị nhiễm trùng hơn.
"Người hùng" trong sữa mẹ nay đã có thể tiếp cận với nhiều trẻ em hơn
Nhiều năm liền, tiến sĩ Rachael Buck, Trưởng nhóm nghiên cứu HMO và là chuyên gia miễn dịch tại Abbott, luôn chú ý đến đặc tính "trẻ bú sữa mẹ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn và ít bị nhiễm trùng hơn so với trẻ bú sữa công thức".
Sau hơn 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Abbott đã tìm ra cách tận dụng các lợi ích tối ưu từ HMO, đi tiên phong trong việc đưa HMO thành công vào sữa công thức.
Phát hiện này đánh dấu một bước đột phá trong ngành khoa học dưỡng nhi trên thế giới cũng như Việt Nam.
Với thành tựu đi đầu này, mọi trẻ em từ nay có được nền tảng miễn dịch xây dựng từ những năm tháng đầu đời để làm bệ phóng cho những năm tháng phát triển toàn diện hơn trong tương lai, giúp trẻ khỏe mạnh hơn và thông minh hơn.
Đây được xem là một trong những phát kiến và đổi mới quan trọng hàng đầu của lĩnh vực dinh dưỡng nhi trong thập kỉ vừa qua khi đã được trao Giải thưởng Chicago Innovation Awards vào năm 2017. Nghiên cứu của Abbott đã đem lại cơ hội được hưởng nguồn dưỡng chất và lợi ích kì diệu từ HMO cho nhiều trẻ em ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
Để tìm hiểu thêm về cách nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho bé cũng như thông tin chi tiết hơn về HMO, mẹ có thể cập nhật tại kênh thông tin MẸ CÓ BIẾT của Similac https://similac.com.vn/mecobiet nhé!
Hương Quân
Theo Dân trí
Những loại trái cây tốt cho sức khỏe, bạn nên đưa vào thực đơn! Ngoài rau và quả hạch, hoa quả là một trong những nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều bổ dưỡng như nhau. Shutterstock Dưới đây là danh sách một số loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bạn nên đưa vào thực đơn của mình, theo Yournews. Mận Các loại...